113-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 24-5-2021
khác kháng cáo xin hưởng án treo.
Ngày 27-4-2020, TANDTP.HCM
xử phúc thẩm, chỉ chấp nhận kháng
cáo của Tuấn và Vũ, chuyển hình
phạt đối với hai bị cáo này thành
12 tháng cải tạo không giam giữ.
Kháng nghị cho rằng hai bị cáo
phạm tội hai lần trở lên là tình tiết
tăng nặng trách nhiệmhình sự, thuộc
trường hợp không được hưởng án
treo theo Nghị quyết 02/2018 của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao. Việc tòa phúc thẩm chuyển
hình phạt thành cải tạo không giam
giữ là không phù hợp, có sai lầm
nghiêm trọng trong việc áp dụng
pháp luật.
Từ đó, kháng nghị đề nghị Ủy
ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại
TP.HCM xử giám đốc thẩm theo
hướng giữ nguyên hình phạt sáu
tháng tù theo bản án của TAND
huyện Bình Chánh.
Gần đây có nhiều vụ án tòa sơ
thẩm cho bị cáo hưởng án treo, VKS
kháng nghị vì bị cáo không đủ điều
kiện để được hưởng án treo. Khi
xét xử phúc thẩm, tòa phúc thẩm
chấp nhận kháng nghị, tuy nhiên
lại chuyển hình phạt đối với bị cáo
sang cải tạo không giam giữ.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
nhiều ý kiến cho rằng việc bị cáo
không đủ điều kiện hưởng án treo
nhưng tòa sửa hình phạt cải tạo không
giam giữ như trên là không đúng.
Làm mất đi ý nghĩa của
hình phạt
Theo ông Đinh Văn Quế, nguyên
Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao,
vụ án trên tòa phúc thẩm đã sai
khi quyết định chuyển hình phạt
sang cải tạo không giam giữ trong
trường hợp bị cáo không đủ điều
kiện hưởng án treo.
ÔngQuế phân tích hình phạt trước
hết là hậu quả pháp lý của tội phạm,
là thước đo thái độ lên án của Nhà
nước đối với cá nhân người phạm
tội, là tiêu chí của công lý và công
bằng xã hội. Hình phạt công minh
là yếu tố tiên quyết, quan trọng để
đảm bảo mục đích giáo dục. Việc
áp dụng hình phạt phải đạt được
mục đíchmongmuốn của pháp luật.
Căncứkhoản2Điều357BLTTHS
2015 thì trường hợp này, nếu VKS
kháng nghị đúng thì tòa phúc thẩm
phải không cho hưởng án treo và
phải chuyển sang án giam hoặc
chuyển sang hình phạt khác thuộc
loại nặng hơn.
Thứ tự nặng nhẹ trong hình phạt
đã được BLHS quy định rõ trong
phân loại về hình phạt và các mức
cấu thành trong các điều luật về tội
phạm cụ thể.
“Người áp dụng pháp luật cần
hiểu rằng hình phạt cải tạo không
giam giữ nhẹ hơn hình phạt tù
nhưng cho hưởng án treo. Tòa đã
nhận định không đủ điều kiện để
hưởng án treo thì không có lý do gì
để chuyển hình phạt thành cải tạo
không giam giữ. Phán quyết của tòa
như đã phân tích là trái nguyên tắc
của tố tụng” - ông Quế nói.
Luật sư NguyễnVăn Hồng, Đoàn
Luật sưTP.HCM, phân tích thêm, nhà
làm luật đã sắp xếp thứ tự của các loại
hình phạt trong BLHS theo một trật
tự nhất định từ nhẹ đến nặng, hình
phạt sau nặng hơn hình phạt trước.
Chẳng hạn như các điều luật quy
định về hình phạt của các tội phạm
cụ thể đều sắp xếp thứ tự cấu thành
từ nhẹ đến nặng, như từ hình phạt
PHƯƠNG LOAN
V
KSND Cấp cao tại TP.HCM
vừa kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm đối với bản án
phúc thẩm của TAND TP.HCM xét
xử hai bị cáo Đinh Ngọc Tuấn và
Nguyễn Thanh Vũ về tội đánh bạc.
Kháng nghị cho rằng: Hình phạt cải
tạo không giam giữ nhẹ hơn hình
phạt tù cho hưởng án treo.
Không đủ điều kiện treo
nhưng cho cải tạo không
giam giữ
Theo đó, đầu năm 2020, TAND
huyện Bình Chánh xử sơ thẩm, phạt
Tuấn và Vũ mỗi người sáu tháng tù
về tội đánh bạc, phạt bổ sung mỗi
người 20 triệu đồng. Nhiều bị cáo
khác trong vụ án cũng bị tòa tuyên án
tù. Sau đó Tuấn, Vũ và một số bị cáo
tiền đến cải tạo không giam giữ, rồi
mới đến tù có thời hạn…
Theo thứ tự này, đối chiếu với quy
định của khoản 1 Điều 32 BLHS thì
hình phạt cải tạo không giam giữ
nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn (có
thể được cho hưởng án treo hoặc
không tùy thuộc vào việc đáp ứng
các điều kiện theo quy định).
Hơn nữa, điều kiện để được cho
hưởng án treo khó hơn, hậu quả
nặng hơn so với hình phạt cải tạo
không giam giữ.
Ngoài ra, án treo theo hướng dẫn
của TAND Tối cao thì không phải
là hình phạt, mà là biện pháp miễn
chấp hành hình phạt tù có điều
kiện. Điều kiện đó được quy định
tại Điều 65 BLHS 2015 và Nghị
quyết 02/2018 của Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao.
Tuy nghị quyết này không có quy
định nào về việc nếu không cho
hưởng án treo thì buộc phải xử án
giam nhưng thông qua nghị quyết,
Hội đồng Thẩm phán đã tạo một sự
căn bản. Nghị quyết không nhất thiết
phải nói rõ hình phạt cải tạo không
giam giữ nhẹ hơn án tù. Mà tinh
thần này phải được hiểu như một
quy định bản lề để tiếp tục nghiên
cứu những vấn đề khác của luật.•
Ngày 5-5-2020, TAND TP.HCM xử phúc thẩm vụ án
con chủ nhà trộm tiền của người thuê phòng. HĐXX
đã đồng tình với quan điểm kháng nghị của VKS rằng
bị cáo không đủ điều kiện để được hưởng án treo. Tuy
nhiên, HĐXX đã sửa án từ hai năm tù cho hưởng án treo
sang hai năm cải tạo không giam giữ.
Phạm Thanh T. là con của chủ nhà trọ ở đường Tôn
ThấtThuyết, quận 4,TP.HCM. Một buổi trưa, do trời mưa
nên T. đi kiểm tra để đóng các cửa sổ phòng trọ. Nhìn
thấy một phòng trọ trên lầu 1 không khóa cửa nên T.
vào lục lọi, lấy được 30 triệu đồng. Xử sơ thẩm, TAND
quận 4 phạt T. hai năm tù treo về tội trộm cắp tài sản.
VKSNDTP.HCM kháng nghị đề nghị sửa án theo hướng
không cho hưởng án treo vì sau khi trộmcắp, bị cáo còn
sử dụng trái phép chất ma túy, bị xử phạt hành chính.
Ngày11-1vừaqua,TANDTP.HCMxửphúcthẩmvụmột
nữbị cáovề tội trộmcắp tài sản.Theođó, bị cáonày cóhai
lần lấy trộm tiền và vàng của gia đình người em. Tháng
9-2020, TAND quạn 6 phat chín tháng tù, bi cáo kháng
cáo xinđưc hưngán treohoặc cai taokhônggiamgiư.
Đai diẹn VKSND TP.HCM cho răng mặc dù bi cáo có
nhiêu tình tiêt giamnhẹ nhung bi cáo pham tọi hai lân
nên không đu điêu kiẹn hưng án treo theo hưng dẫn
của TAND Tối cao. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm đã sửa án,
chuyển sang hình phat chín tháng cai tao không giam
giư. Tòa phúc thẩm viện lẽ bi hai xin cho bi cáo đưc
hưng án treo, bi cáo có nhiêu tình tiêt giam nhẹ, có
noi cu trú rõ ràng, hoàn canh gia đình khó khan, đang
ly thân chông, có con còn nhỏ, viẹc cho bi cáo đưc cai
tao không giam giư không gây nguy hiêm cho xã họi,
không anh hưng đên an ninh trạt tự tai đia phưng,
không cân cách ly khỏi xã họi.
BLHS quy định rõ hình
phạt cải tạo không giam
giữ nhẹ hơn hình phạt tù
treo nên việc tòa chuyển
hình phạt thành cải tạo
không giam giữ là sai.
Lãnh án vì trộm hàng loạt xe máy tại trung tâm thương mại
TAND TP.HCM vừa xử sơ thẩm đã tuyên phạt Huỳnh
Chí Cường (sinh năm 1998) năm năm tù và Trần Quốc
Trung (sinh năm 1987) bốn năm sáu tháng tù cùng về tội
trộm cắp tài sản.
Để có tiền tiêu xài, Cường nảy sinh ý định và thực hiện
việc đi tìm các xe máy khách gửi tại các bãi xe của trung
tâm thương mại trên địa bàn TP.HCM có để quên chìa
khóa và thẻ giữ xe để trộm cắp. Sau khi chiếm đoạt được
xe máy, Cường gọi ngay cho Trung đem đi cầm cố lấy tiền
chia nhau.
Từ ngày 21-9-2019 đến 22-2-2020, hai bị cáo đã thực
hiện sáu vụ trộm xe máy với tổng trị giá hơn 136 triệu
đồng. Cường là người trực tiếp trộm, hưởng lợi 134,5
triệu đồng, còn Trung chỉ có 1,6 triệu đồng.
Thủ đoạn trộm xe của Cường
khá đơn giản vì chỉ nhờ vào sự sơ
hở của các chủ xe. Ngày 21-9-2019,
Cường đi bộ đến tầng lửng nhà giữ
xe tại sân bay Tân Sơn Nhất thì
phát hiện một chiếc xe máy Honda
AirBlade còn chìa khóa trên xe và
có thẻ xe để trong áo khoác treo
trên xe. Cường đã lấy thẻ và điều
khiển xe ra khỏi chốt bảo vệ một
cách dễ dàng. Sau đó, Cường gọi
Trung đem xe đi cầm lấy tiền chia nhau.
Cường cũng đến bãi xe tại trung tâm thương mại Vạn
Hạnh (quận 10), Saigon Center (quận 1), tòa nhà VietJet
Plaza (quận Tân Bình), phát hiện xe máy
để quên chìa khóa, chủ xe để thẻ trong
hộc trước, cốp xe hay gắn trong chùm
chìa khóa. Cường dễ dàng mang xe ra
khỏi bãi để thực hiện hành vi trộm cắp.
Tối 3-1-2020, Cường đi bộ đến tiệm
game trên đường Tân Sơn Nhì, quận Tân
Phú, thấy tại tầng trệt có chiếc xe máy
không người trông coi. Cường lên tầng
1 thì thấy chủ xe đang ngồi chơi game
nên lại gần nói chuyện và lợi dụng lúc
anh này không để ý lấy chìa khóa xe để trên bàn. Sau đó,
Cường đi xuống tầng trệt nổ máy xe tẩu thoát và gọi điện
thoại báo Trung.
HOÀNG YẾN
Tòa “nhầm”
giữa án treo và
cải tạo không
giam giữ?
Kháng nghị của VKS Cấp cao tại TP.HCM
chỉ ra rằng hình phạt cải tạo không giamgiữ
nhẹ hơn hình phạt tù cho hưởng án treo.
Một số vụ tòa “quyết” tương tự
Hai bị cáo nghe HĐXX tuyên án. Ảnh: H.YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook