139-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư23-6-2021
TẤNLỘC
U
BND tỉnh Khánh Hòa vừa
có báo cáo Thanh tra Chính
phủ (TTCP) về kết quả triển
khai, thực hiện các nội dung kết
luận, kiến nghị TTCP về chuyển
đổi nhà đất công có vị trí đắc địa
sang mục đích khác đã thông báo
hồi tháng 11-2020.
Thất thoát hơn 1.000 tỉ,
chỉ mới thu hồi 66 tỉ
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, sau
khi có kết luận của TTCP hồi cuối
năm 2020, đến nay tỉnh đã chấm
dứt hoạt động, thu hồi giấy chứng
nhận đầu tư, thu hồi đất đã giao của
10 dự án sai phạm. Ngoài ra, tỉnh
đang khẩn trương kiểm tra việc xác
định giá đất của 24 dự án mà TTCP
kết luận có sai phạm.
Về xử lý tài chính, thu hồi tài sản
thất thoát tại các dự án sai phạm
liên quan đến đất đai, xây dựng như
TTCP kết luận, UBND tỉnh đã chỉ
đạo rà soát các dự án, xác định số
tiền thất thoát do sai phạm về đất
đai, đầu tư xây dựng của các dự án
phải thu hồi là hơn 1.062 tỉ đồng.
Trong đó, thu hồi phần chênh lệch
tăng thêm về giá đất, tiền thuê đất
của các dự án trước đây tỉnh tính
không đúng lên đến hơn 823 tỉ đồng;
thu hồi số miễn, giảm tiền sử dụng
đất và thuê đất hơn 201 tỉ đồng; thu
Khu đất trụ sở cũ của Trường Chính trị KhánhHòa sẽ được xác định lại giá đất để thu hồi tài sản thất thoát. Ảnh: TẤN LỘC
Làm rõ việc UBND tỉnh không chỉ đạo thu 11 tỉ
tiền thuê đất
Dự án khu phức hợp Thiên Triều (hiện là dự án Mường Thanh Viễn
Triều, thuộc Tập đoàn Mường Thanh) tại TP Nha Trang, UBND tỉnh Khánh
Hòa đã giao công an tỉnh xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định theo kiến
nghị của TTCP.
Các nội dung cần làm rõ là việc chuyển giá trị quyết toán dự án, thay đổi
chủ đầu tư từ Công ty CP Đầu tư Thiên Triều sang Công ty CP Đầu tư Viễn
Triều NhaTrang nhưng không báo cáoThủ tướng; xác định giá đất không
đúng phương pháp, tỉ lệ phần trăm; việc UBND tỉnh không chỉ đạo thu
11 tỉ đồng (tạm tính) tiền thuê đất phải nộp từ tháng 2-2013 đến tháng
12-2015 gây thất thu ngân sách. Ngoài ra, tỉnh đã thu hồi hơn 11 tỉ đồng
trước đây UBND tỉnh đã quyết định mốc thời gian tính tiền thuê đất trái
pháp luật tại dự án này; đồng thời chỉ đạo Cục Thuế rà soát, tính toán thu
hồi tiền sử dụng đất chậm nộp của dự án này.
Đã khởi tố ba vụ án, năm bị can
Tháng11-2020,TTCPbanhành thôngbáo kết luận thanh tra việc chuyển
đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác; kiểm tra, xử lý đơn
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại một số dự án ở tỉnh Khánh Hòa.
Theo đó, TTCP thanh tra 32 dự án, ba trường hợp chuyển đổi nhà đất công
có vị trí đắc địa sangmục đích khác trên địa bàn tỉnh KhánhHòa.TTCP phát
hiện phần lớn các dự án trên có sai phạm.
Theo một lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, hiện công an tỉnh đang điều
tra sai phạm tại sáu dự án. Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh KhánhHòa
đã khởi tố ba vụ án tại bốn dự án gồm vụ án vi phạm các quy định về quản
lý đất đai tại khu đất trụ sở cũ của Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa; vụ án
vi phạmquy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng
phí xảy ra tại dự án Nha Trang Golden Gate; vụ án vi phạm các quy định về
quản lý đất đai quy định xảy ra tại dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn
Tự và dự án biệt thự sông núi Vĩnh Trung thuộc khu vực núi Chín Khúc.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố, bắt tạm giam năm
cựu lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa gồmNguyễn Chiến Thắng, Lê Đức Vinh (đều
là cựu chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa); Đào Công Thiên, cựu phó chủ tịch
UBND tỉnh; Võ Tấn Thái, Lê Mộng Điệp (đều là cựu giám đốc Sở TN&MT).
Để khắc phục triệt để
sai phạm tại các dự án,
UBND tỉnh Khánh Hòa
đã ban hành các quyết
định thu hồi đất mà
không cho phép nhà đầu
tư gia hạn 24 tháng để
xử lý tài sản, quyền sử
dụng đất.
Khó thu hồi
tài sản thất
thoát ở
Khánh Hòa
Nhiều doanh nghiệp có dự án sai phạm
ở KhánhHòa không hợp tác với chính
quyền trong việc thu hồi tài sản thất thoát.
hồi chênh lệch tăng thêm khi bán
chỉ định tài sản trên đất, chuyển
nhượng vốn nhà nước không đúng
quy định hơn 30 tỉ đồng; tiền chậm
nộp hơn 17 tỉ đồng…
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh, đến
nay tỉnh chỉ mới thu được hơn 66
tỉ đồng. Trong đó có chín chủ đầu
tư nộp lại tổng cộng hơn 60 tỉ đồng
tiền miễn, giảm tiền sử dụng đất,
thuê đất sai quy định. Riêng tiền
chênh lệch tăng thêm về giá đất,
tiền thuê đất của các dự án trước
đây tỉnh tính không đúng, hiện
chỉ có một doanh nghiệp nộp hơn
1 tỉ đồng trong tổng số hơn 823 tỉ
đồng phải thu hồi. Còn tiền chênh
lệch tăng thêm khi bán chỉ định tài
sản trên đất, chuyển nhượng vốn
nhà nước không đúng quy định,
chỉ mới có một doanh nghiệp nộp
48 triệu đồng trong tổng số 20,6 tỉ
đồng phải thu hồi.
Doanh nghiệp không chịu
trả lại đất
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa,
một số doanh nghiệp đã bị chấm
dứt hoạt động theo Luật Đầu tư
nước ngoài, theo quy định thì
chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng
đất 24 tháng kể từ ngày dự án bị
chấm dứt hoạt động để thực hiện
chuyển quyền sử dụng đất, bán tài
sản hợp pháp gắn liền với đất cho
nhà đầu tư khác. Khi hết thời hạn
24 tháng được gia hạn tiến độ sử
dụng đất mà chủ đầu tư không thực
hiện các việc trên thì bị thu hồi đất
theo quy định của Luật Đất đai.
Để khắc phục triệt để sai phạm
tại các dự án, UBND tỉnh đã ban
hành các quyết định thu hồi đất
mà không cho phép nhà đầu tư
gia hạn 24 tháng để xử lý tài sản,
quyền sử dụng đất. Do đó, hiện
một số nhà đầu tư chưa chấp thuận
giao đất sau khi đã có quyết định
thu hồi và đang khiếu nại. Tình
trạng này đang xảy ra tại dự án
Trung tâm Dịch vụ bơi lội thể
thao Khánh Hòa.
Cũng theo UBND tỉnh, việc điều
chỉnh quy hoạch “đất ở không hình
thành đơn vị ở” đối với loại hình
căn hộ du lịch, biệt thự du lịch,
văn phòng kết hợp lưu trú; việc
hướng dẫn cấp giấy chứng nhận
cho loại hình bất động sản này ở
Khánh Hòa vẫn đang vướng mắc
do pháp luật đất đai chưa quy định
cụ thể về loại hình này.•
VKSđề nghịmiễnhìnhphạt, tòagiảmán, chohưởngán treo
Ngày 22-6, TAND TP.HCMmở phiên xử phúc thẩm vụ
Trần Lê Trọng Hiếu (sinh năm 1979, nhân viên thu cước dịch
vụ VNPT, được tại ngoại) tham ô tài sản do có kháng nghị của
VKS.
Sau khi xử sơ thẩm, bị cáo Hiếu không kháng cáo mức án
bốn năm tù mà tòa sơ thẩm tuyên. Tuy nhiên, viện trưởng
VKSND TP.HCM có kháng nghị đề nghị xem xét lại tính chất
mức độ và hoàn cảnh bị cáo bị bệnh hiểm nghèo, hiện tổn
thương cơ thể 95%. Từ đó, VKS đề nghị cấp phúc thẩm xử
theo hướng áp dụng thêm điểm g khoản 1 Điều 51, Điều 59
BLHS xét miễn hình phạt đối với bị cáo.
HĐXX nhận định kháng nghị trong thời hạn luật định. Về
nội dung, xử phạt bị cáo tội tham ô tài sản là đúng. Bị cáo
phạm tội không phải do thiên tai, dịch bệnh nên không thể
xem là phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà kháng
nghị nêu. Đối với hành vi phạm tội của bị cáo, HĐXX cho
rằng cần xử phạt nghiêm, không chấp nhận kháng nghị của
VKS. Tuy nhiên, bị cáo bị ung thư giai đoạn cuối, đã khắc
phục hậu quả nên xem xét giảmmức hình phạt. Từ đó, HĐXX
sửa án, tuyên phạt bị cáo Hiếu ba năm tù nhưng cho hưởng án
treo với thời gian thử thách là năm năm.
Theo hồ sơ, Hiếu được giao nhiệm vụ thu cước dịch vụ viễn
thông - công nghệ thông tin (gồm thu cước phát sinh và thu nợ
nếu có); phát hóa đơn, hóa đơn điện tử, hóa đơn chuyển đổi
(nếu có). Quy trình là sau khi thu tiền cước của khách hàng,
nhân viên thu cước phải gạch nợ ngay trên máy Pos, giao biên
nhận thanh toán cho khách hàng, giữ lại biên nhận xác nhận
giao dịch tài khoản thành công.
Hằng ngày, nhân viên thu cước phải chủ động tổng kết
số tiền thu cước trên máy Pos trước 15 giờ 30 để ngân hàng
chuyển tiền thu cước trong tài khoản ký quỹ của Hiếu cho
Trung tâm Kinh doanh VNPT TP.HCM. Nếu tiếp tục thu
sau 15 giờ 30 thì sẽ tổng kết số lượng thêmmột lần vào cuối
ngày...
Từ ngày 1-9-2018 đến 1-11-2018, sau khi thu được cước phí
và tiến hành gạch nợ trên máy Pos để in biên nhận đã thanh
toán cho khách hàng, Hiếu nhiều lần thực hiện hủy trên hệ
thống máy Pos nhưng không hủy trên hệ thống thu cước của
VNPT đối với 46 khách hàng, chiếm đoạt 124,7 triệu đồng.
Theo kháng nghị, Hiếu bị ung thư vòm hầu, tỉ lệ tổn thương
cơ thể do bệnh là 95%. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố
tụng quận 3 không xem xét miễn trách nhiệm hình sự theo
điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS đối với bị cáo.
Số tiền chiếm đoạt, bị cáo sử dụng vào mục đích chữa bệnh
và đã cùng gia đình khắc phục hết sau nửa tháng tính từ khi bị
phát hiện. Cấp sơ thẩm không áp dụng điểm g khoản 1 Điều
51 BLHS phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không
phải do mình tự gây ra đối với Hiếu là có thiếu sót.
Điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị quyết số 03/2020 của Hội
đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội
phạm khác về chức vụ, bị cáo thuộc trường hợp xem xét áp
dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt.
Nội dung này được quy định tại Điều 59 của BLHS đối với
trường hợp người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy
định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS. Cụ thể: “Người phạm
tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải,
chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn
bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra”.
HY
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook