139-2021 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư23-6-2021
Lý do 2 cây cầu phía tây TP.HCM
“đứng hình”
Do vướng giải phóngmặt bằng và chuyển đổi hình thức đầu tư nên cầu Tân Kỳ TânQuý và cầu Bưng khu vực
phía tây TP.HCMđến nay vẫn ì ạch.
LINHPHƯƠNG
N
hằm giảm kẹt xe và
thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội khu vực
phía tây, TP.HCM đã có chủ
trương xây dựng nhiều công
trình giao thông, trong đó có
cầu Bưng và cầu Tân Kỳ Tân
Quý. Tuy nhiên, tiến độ xây
dựng hai cây cầu này bị đình
trệ, thậm chí “đứng hình” thời
gian dài với những lý do khác
nhau, khiến giao thông ùn tắc
nghiêm trọng.
Cầu Bưng: Bốn năm
chưa xong vì vướng
mặt bằng
Theo kế hoạch, dự án cầu
Bưng khởi công năm 2017
và dự kiến hoàn thành trong
20 tháng. Tuy nhiên, đến nay
đã gần bốn năm nhưng công
trình vẫn chưa có đủ mặt bằng
để thi công do liên quan đơn
giá bồi thường giải phóng mặt
bằng cho hai doanh nghiệp.
Theo ghi nhận của PV, hàng
rào chắn gần 100 m kéo dài
trên đường LêTrọngTấn khiến
mặt đường hẹp lại, gây kẹt xe
nghiêm trọng. Dốc cầu phía địa
bàn quận Bình Tân đã được
đơn vị thi công đổ nhựa, còn
dốc cầu ở phía quận Tân Phú
vẫn đình trệ, máymóc, vật liệu
xây dựng nằm ngổn ngang.
Ngày 22-6, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Lương
Minh Phúc, Giám đốc Ban
quản lý dự án đầu tư các công
trình giao thông TP (Ban giao
thông - BGT), cho biết dự án
vẫn đang vướng mặt bằng của
hai doanh nghiệp thuộc quận
Tân Phú nằm trong Khu công
nghiệp Tân Bình. Trước tình
hình đó, BGT chủ động đề
Theo UBND quận
Tân Phú, quận
đã kiến nghị Sở
TN&MT sớm thẩm
định phương án về
bồi thường, hỗ trợ
tạm thời để hai công
ty bàn giao mặt bằng,
khi có giá đất sẽ tiếp
tục chi trả bổ sung.
Hoàn thành 10 công trình khác vào
cuối năm
Theo kế hoạch của BGT, cuối nămnay sẽ có 10 gói thầu, công
trình khác hoàn thành như kênh Nước Đen, cầu Hang Ngoài,
đường Đặng Thúc Vịnh…
Đối với các dự án ởTPThủĐức, BGT đã phối hợp với lãnh đạo
TPThủ Đức để các dự án cầu ởTPThủ Đức sớmcómặt bằng thi
côngnhư cầuNamLý, cầuTăng Long, đường LươngĐịnhCủa…
Trong quý I và quý II, Sở GTVT TP.HCM và BGT sẽ phối hợp
để triển khai một số dự án mới. Cụ thể, các đơn vị trình HĐND
thẩm định về dự án xây dựng nút giao An Phú, xây dựng hạ
tầng giao thông choTPThủĐức, bao gồmhệ thống giao thông
cảng biển, khu vực cửa ngõ cao tốc TP.HCM - LongThành - Dầu
Giây. Song song đó, hai đơn vị này chuẩn bị trình HĐND TP về
các dự án chuẩn bị đầu tư như khép kín vành đai 2, các tuyến
cao tốc kết nối liên vùng…
Người dân phải
lưu thông trên cây
cầu sắt tạmkhi
cầu Tân Kỳ TânQuý
chưa hoàn thành.
Ảnh:
LINHPHƯƠNG
xuất điều chỉnh lộ trình giao
thông và đổi điểm thi công
cho phù hợp.
Ông Phúc cho biết thêm:
Trong tháng 5, UBND quận
Tân Phú đã trình phương án
bồi thường để TP xem xét. Dự
kiến vào dịp 2-9 tới, đơn vị sẽ
thông một nhánh cầu Bưng.
Đồng thời, sau khi tiếp nhận
mặt bằng đầy đủ, BGT sẽ dồn
lực đẩy nhanh tiến độ thi công
để hoàn thành cầu Bưng trong
vòng 12-15 tháng.
“Dự án được kỳ vọng giảm
tải áp lực giao thông tại khu
vực, điển hình là quốc lộ 1.
Ngoài ra, cầu Bưng vượt kênh
Tham Lương kết nối đồng bộ
với đường Lê TrọngTấn, đồng
bộ với dự án tiêu thoát nước và
giải quyết ô nhiễm tuyến kênh
Tham Lương - Bến Cát - rạch
Nước Lên” - ông Phúc nói.
Theo UBND quận Tân Phú,
quận đã kiến nghị SởTN&MT
sớm thẩm định phương án về
bồi thường, hỗ trợ tạm thời
đối với hai công ty trên chấp
thuận bàn giao mặt bằng, khi
có giá đất sẽ tiếp tục chi trả
bổ sung.
Cầu Tân Kỳ Tân Quý:
Chuyển hình thức
đầu tư
Cách cầu Bưng khoảng
3 km, một dự án cầu khác đã
“đứng hình” gần ba năm nay
là cầu Tân Kỳ Tân Quý. Hiện
khối lượng xây lắp công trình
đạt khoảng 70% nhưng dự án
bị dừng thi công từ năm 2018.
Theo ghi nhận đến nay, tại
công trình xây cầuTân KỳTân
Quý đã không còn máy móc,
thiết bị và bóng dáng công
nhân xây dựng. Ngoài ra, vật
liệu xây dựng như gạch đá,
sắt thép nằm ngổn ngang và
đã bạc màu, rỉ sét. Hằng ngày,
người dân và các phương tiện
phải di chuyển qua cầu sắt
tạm, chật hẹp đang gồng mình
gánh lượng xe rất lớn từ quốc
lộ 1 đi vào.
Trước đó, Kiểm toán Nhà
nước đã kết luận dự án xây cầu
này không nằm trên tuyến quốc
lộ 1 nên việc bổ sung vào dự
án BOT An Sương - An Lạc
là không đảm bảo công bằng
cho người sử dụng.
Từ đó, UBND TP.HCM đã
kiến nghịThủ tướng chấp thuận
chủ trươngchuyểnđổi hình thức
đầu tư xây dựng dự án từ BOT
sangđầu tưcôngbằngvốnngân
sáchTP. TPkiến nghị được giao
chỉ đạo thực hiện đề xuất chủ
trương đầu tư công dự án này
với quy mô được duyệt như
trước đây để sớm hoàn thành
công trình.
Mớiđây,PhóThủtướngTrịnh
Đình Dũng đã giao UBND
TP.HCMquyết định theo thẩm
quyền việc điều chỉnh, bổ sung
các hạngmục công trình, trong
đó có cầu Tân Kỳ Tân Quý
vào dự án.
Theo đó, UBND TP căn cứ
tìnhhình thựchiện, quyđịnhcủa
pháp luật về đầu tư công, đầu tư
theo hình thức đối tác công tư
(PPP)vàkhảnăngcânđốinguồn
ngân sáchTPđể quyết địnhviệc
chuyển đổi hình thức đầu tư dự
án này theo thẩm quyền, đúng
quy định.
Đượcbiếthiệnnay,cácsở,ban,
ngành củaTPđang phối hợp đề
xuất chủ trươngđầu tưcông cho
dự án cầu Tân Kỳ Tân Quý.•
Khu vực cầu Bưng
phía đường Lê
Trọng Tấn thường
xuyên kẹt xe vào
giờ cao điểm.
Ảnh:
LINHPHƯƠNG
Kháchgiảm, ngànhhàngkhônghướngdẫndùngkhoangkháchđể chởhàng
Cục Hàng không lưu ý hãng hàng không chỉ được vận chuyển hàng hóa trên khoang khách nếu được phê chuẩn vận chuyển hàng hóa.
Khoang khách được
trưng dụng để chở
hàng hóa trong
giai đoạn khách đi
máy bay giảmmà
nhu cầu vận chuyển
hàng hóa bằng
đường hàng không
tăng. Ảnh: VNA
Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành quy định vận
chuyển hàng hóa trên khoang khách trong giai đoạn dịch
COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Cơ quan này đánh giá dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được
dập tắt, nhu cầu di chuyển của hành khách bằng đường hàng
không sụt giảm đáng kể.
Trái lại, nhu cầu vận chuyển hàng hóa là các nhu yếu phẩm
y tế tăng vọt. Đồng thời, việc đứt gãy các chuỗi cung ứng
nguyên vật liệu khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng không tăng.
Trong khi đó, các hãng hàng không (HHK) của Việt Nam
chưa khai thác máy bay chở hàng chuyên dụng (freighter) nên
khả năng cung ứng thị trường vận chuyển hàng hóa không đáp
ứng nhu cầu.
Quy định này nhằm hướng dẫn các HHK áp dụng khi vận
chuyển hàng hóa trên khoang khách trong hai trường hợp gồm:
Hàng hóa để trên ghế, hoặc tháo một phần/toàn bộ ghế để chất
xếp hàng hóa.
Quy định này áp dụng cho cả hai loại máy bay thân rộng và
thân hẹp, nếu không có chỉ dẫn khác ở từng mục.
Cục Hàng không lưu ý, HHK chỉ được vận chuyển hàng hóa
trên khoang khách nếu được phê chuẩn vận chuyển hàng hóa.
Đồng thời, hướng dẫn này không áp dụng cho máy bay chở
khách kết hợp với chở hàng hóa trên khoang khách.
HHK nước ngoài khai thác vận chuyển hàng hóa trên
khoang khách trên lãnh thổ Việt Nam phải chứng minh tuân
thủ quy định này với Cục Hàng không Việt Nam. Quy định
này không áp dụng với hàng hóa chất xếp trong hầm hàng.
Theo ghi nhận của
Pháp Luật TP.HCM
, kể từ khi đại dịch
bùng phát hồi năm 2020, các HHK đã tăng cường vận chuyển
hàng hóa quốc tế và nội địa để cải thiện doanh thu khi khách đi
lại bằng đường hàng không sụt giảm nghiêm trọng.
Các hãng chia sẻ: Trước bối cảnh nhiều chuyến bay phục vụ
hành khách phải cắt giảm, việc đẩy mạnh khai thác đội máy
bay chở hàng hóa giúp hạn chế tình trạng máy bay nằm đất.
Đây cũng là giải pháp tối ưu hóa nguồn lực sẵn có, đóng góp
một phần doanh thu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của
hãng trong giai đoạn dịch bệnh và nhu cầu vận chuyển hàng
hóa tăng vọt.
PHONG ĐIỀN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook