176-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm5-8-2021
Hiến kế loạt giải pháp mới
“giải cứu” người kinh doanh
Lúc này, các doanh nghiệp cần được miễn giảm các chi phí như xét nghiệm cho công nhân,
giãn nợ, khoanh nợ, miễn tiền thuê đất...
QUANGHUY
B
ộ Tài chính đang lấy
ý kiến về gói hỗ trợ
doanh nghiệp (DN)
và người kinh doanh bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19
thông qua giảm thuế. Ví dụ,
giảm 30% thuế thu nhập DN
phải nộp trong năm 2021;
giảm 30% thuế giá trị gia
tăng với một số nhóm lĩnh
vực như vận tải, lưu trú ăn
uống, du lịch…Tổng trị giá
thuế miễn, giảm của gói này
khoảng 20.000 tỉ đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng gói
hỗ trợ này rất cần thiết và
cần làm ngay. Tuy nhiên cần
phải có thêm những chính
sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực
hơn cho DN, công nhân vào
thời điểm khó khăn do dịch
bệnh hiện nay.
Hỗ trợ phí xét nghiệm,
nhanh chóng
tiêm vaccine
Không thể đáp ứng các điều
kiện “ba tại chỗ” nên Công ty
cổ phần Agrex Saigon đành
phải tạm ngưng hoạt động
sản xuất trong một tháng nay.
Ông Phạm Hải Long, Tổng
giám đốc Công ty cổ phần
Agrex Saigon, giải thích: Số
lượng công nhân của công ty
là hơn 1.100 người nhưng chỉ
có 300 công nhân đồng ý “ba
tại chỗ”. Chính vì vậy, công
ty không thể vận hành được
các dây chuyền sản xuất,
buộc phải ngưng hoạt động
dù thiệt hại rất lớn.
Hiện công ty chi trả lương
cho công nhân tạm nghỉ việc
trung bình 5-6 triệu đồng/
tháng/người, trong khi bình
thường hơn 10 triệu đồng/
tháng. Như vậy, dù công
ty trả lương cho công nhân
cao hơn quy định hiện hành
nhưng thu nhập của họ vẫn
giảm mạnh.
Vì vậy, ông Long cho rằng
Nhà nước cần có chính sách
hỗ trợ nhanh nhất, thuận
tiện nhất tới người lao động
(NLĐ) ngoài khoản thu nhập
mà DN đang chi trả theo quy
định. “NLĐ là đối tượng cần
được quan tâm nhất trong
lúc dịch bệnh. Nhiều DN
tạm ngừng hoạt động cũng
vì thiếu NLĐ” - ông Long
nhấn mạnh.
Là đơn vị đang thực hiện
mô hình “ba tại chỗ”, ông
Phạm Đức Bình, Tổng giám
đốc Công ty cổ phần Thanh
Bình, cho hay công ty đang
gặp nhiều khó khăn và luôn
phập phồng lo lắng bị đóng
cửa bất cứ lúc nào. Lý do là
khi thực hiện “ba tại chỗ” tốn
thêm rất nhiều chi phí như ăn
ở, đi lại, xét nghiệm.
“Lo lắng nhất là khâu xét
nghiệm, chi phíDNchịunhưng
lỡ dínhmột F0 là coi như đóng
cửa. Chúng tôi muốn tự xét
nghiệm cũng không được mà
phải chờ cơ quan y tế tới xét
nghiệm. Nguy cơ lây dịch ở
ngoài vào nhà máy cũng đáng
ngại” - ông Bình lo lắng.
Từ thực tế trên, ông Bình
cho rằng việc giảm 30% thuế
thu nhập DN như đề xuất
của Bộ Tài chính là cần thiết
nhưng trong năm nay rất ít
công ty có lãi mà chỉ có lỗ
nên giảm cũng không có tác
dụng nhiều, không có mấy
đơn vị được hưởng.
“Lúc này, chúng tôi cần
Nhà nước xem xét lại quy
trình “ba tại chỗ”. Cụ thể,
xem xét không tính phí xét
nghiệm đối với các đơn vị
thực hiện “ba tại chỗ”. Đồng
thời nhanh chóng tiêmvaccine
cho NLĐ của các công ty
đang còn hoạt động được để
tránh đứt gãy sản xuất, cung
ứng” - ông Bình nhấn mạnh.
Không đóng cửa
ngay nhà máy,
cấp hộ chiếu vaccine
Chủ tịch Hiệp hội DN
TP.HCM (HUBA) Chu Tiến
Dũng đánh giá bất cập lớn nhất
hiện nay là khi có ca nhiễm,
DN lập tức bị đóng cửa. Như
vậy sẽ lãng phí nguồn lực và
làmkéo dài đứt gãy hoạt động
sản xuất, cung ứng hàng hóa.
Vì vậy, HUBA kiến nghị
Bộ Y tế xem xét cho phép
chương trình xét nghiệm
COVID-19 là dịch vụ phi lợi
nhuận. Chương trình này do
Chính phủ điều tiết và giám
sát để hỗ trợ những đơn vị
đang tuân thủ theo quy định
“ba tại chỗ” có thể tiếp cận
dịch vụ một cách dễ dàng, chi
phí hợp lý. Đặc biệt, chi phí
Nên miễn đóng
BHXH, bảo hiểm y
tế cho NLĐ trong
năm nay.
xét nghiệm cho công nhân
của DN được xác định là chi
phí hợp lý và tính vào chi phí
được trừ khi tính thuế.
Đồng thời, Chủ tịch HUBA
Chu Tiến Dũng kiến nghị Bộ
Y tế cần ban hành quy trình
chi tiết khi có ca nhiễm hoặc
nghi nhiễm tại các DN. Ví
dụ, quy trình xử lý cách ly
đối tượng nhiễm, sàng lọc,
khoanh vùng dịch tễ, phối
hợp khử khuẩn, diệt trùng nhà
máy để ổn định NLĐ, bảo vệ
vùng xanh... cho DN tiếp tục
sản xuất và chống dịch.
“Bộ Y tế cần phối hợp với
Bộ TT&TT triển khai ngay
nền tảng và quy định cấp hộ
chiếu vaccine, QR Code cho
người đã tiêm đủ hai mũi
vaccine. Đồng thời cập nhật
lên sổ sức khỏe điện tử để xác
định cho NLĐ vào làm việc
thuận lợi, tránh bị chậm chân
theo yêu cầu hợp tác sản xuất
quốc tế. Đây là những cách
hỗ trợ thiết thực, cấp thiết
cho các nhà sản xuất, kinh
doanh trong lúc này” - ông
Dũng nhấn mạnh.
Miễn đóng bảo hiểm,
giảm tiền thuê đất
ÔngPhạmXuânHồng, Chủ
tịch Hội Dệt may Thêu đan
TP.HCM, nêu thực tế hiện chỉ
còn khoảng 10% DN ngành
dệt may của TP.HCM đáp
ứng được “ba tại chỗ”, còn
lại 90% đã đóng cửa.
Những đơn vị đóng cửa thì
chắc chắn lỗ nặng, vì cứ nhẩm
tính một công ty với 2.000
công nhân nghỉ việc vì dịch
thì mỗi tháng vẫn phải chi trả
5 triệu đồng/công nhân, tính ra
khoảng 10 tỉ đồng. Đó là chưa
kể hàng loạt thiệt hại khác.
Những đơn vị đang cố
gắng thực hiện mô hình “ba
tại chỗ” cũng lỗ vì tốn thêm
nhiều chi phí như lo chỗ ăn ở,
xét nghiệmhằng tuần. Vì vậy,
nếu được giảm 30% thuế thu
nhập DN trong năm nay thì
cũng rất ít đơn vị được hưởng
nên họ không quan tâm.
“Lúc này, các DN cần các
chính sách hỗ trợ, miễn các
chi phí thiết thực nhất như
chi phí xét nghiệm cho công
nhân hay thời gian giãn nợ
cho DN kéo dài ra, miễn tiền
thuê đất... Còn với NLĐ, nên
miễn đóng BHXH, bảo hiểm
y tế trong năm nay” - ông
Hồng kiến nghị.
Đồng quan điểm, ông Chu
Tiến Dũng, Chủ tịch HUBA,
kiến nghị UBNDTP.HCMđề
xuất Chính phủ nên có gói hỗ
trợ DN theo hướng phân loại
DN thành ba loại hình để họ
được hưởng chính sách hỗ trợ
đúng, trúng và hiệu quả. Cụ
thể làDNđã ngừng hoạt động,
giải thể và phá sản. Thứ hai
là DN đang tạm ngừng hoạt
động. Thứ ba là DN đang còn
hoạt động.
Đặc biệt cần rà soát và quy
định chi tiết, đầy đủ các loại
phí,thuếđượcgiảm,giãn,chậm
nộp đến ngày 31-12-2021; lộ
trình đến hết tháng 3-2022,
kể cả BHXH, công đoàn, tiền
thuê đất, sử dụng đất.
“Bên cạnh đó cần cho phép
quỹ bảo lãnh các công ty tiếp
cận vốn, đảm bảo cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh”
- ông Dũng đề xuất.•
Nên giao tiền cho doanh nghiệp hỗ trợ
nhanh người lao động
Hiệp hội DN TP.HCM kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH ban hành bổ
sung nghị quyết trên cơ sở xem xét nâng mức hỗ trợ và kéo
dài thời gian hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết 68 của
Chính phủ đến hết năm 2022.
Cụ thể, nâng mức hỗ trợ và kéo dài thời gian hỗ trợ cho đối
tượng nhận chính sách hỗ trợ NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao
động, nghỉ việc không hưởng lương; NLĐ ngừng việc; NLĐ
chấm dứt hợp đồng lao động; chính sách hỗ trợ bổ sung và
trẻ em; chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh.
Đối với đối tượng NLĐ, Bộ LĐ-TB&XH nên cấp tiền cho DN
theo danh sách doDN lập và chịu trách nhiệm thực hiện quyết
toán, hậu kiểm. Như vậy, việc chi trợ cấp cho NLĐ được nhanh
nhất, hiệu quả nhất. Trong trường hợpNLĐđã nghỉ thì DN vẫn
có thể giải quyết qua chuyển khoản choNLĐmà không cần ký.
Ngoài ra, HUBA kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết
thanh toán tiền khám chữa bệnh cho NLĐ đóng BHXH, bảo
hiểm y tế đầy đủ nhưng nay do phải ngừng, nghỉ việc nên
không tiếp tục đóng. Qua đó để bớt khó khăn cho NLĐ đang
bị thất nghiệp.
Tiếp tục giảm lãi suất cho vay,
khoanh nợ
“Ngân hàngNhà nước xemxét điều chỉnhThông tư 03/2021
theo hướng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ đến
hạn ít nhất đến hết quý I-2022 để giảm áp lực trả nợ cho DN.
Ngoài ra cho phép thời gian cơ cấu nợ kéo dài đến 24 tháng,
do ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định” - Hiệp hội
DN TP.HCM đề xuất.
Đồng thời cho phép cơ cấu nợ cho các khoản vay (dư nợ)
phát sinh sau ngày 10-6-2020, vì hiện theo Thông tư 03 quy
định thì chỉ cơ cấu cho các khoản vay, dư nợ phát sinh trước
ngày 10-6-2020. Mặt khác, cơ cấu nợ cho các nghĩa vụ trả nợ
đến hạn sau ngày 31-12-2021 với những khoản nợ đến kỳ hạn
thanh toán vì Thông tư 03 chưa quy định.
Các doanh nghiệp đềumongmuốn đẩy nhanh chương trình tiêmvaccine cho người lao động để
tránh đứt gãy sản xuất và cung ứng hàng hóa cho thị trường. Ảnh: QH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook