176-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm5-8-2021
Dân Nhật ngại tiêm vaccine
ngừaCOVID-19, chínhquyềnvàocuộc
VĨ CƯỜNG
H
ãng tin
Reuters
mới đây
cho biết Chủ tịch Hiệp
hội Y tế Nhật (JMA) -
GS Toshio Nakagawa đã ra
tuyên bố kêu gọi chính phủ
ban bố lệnh tình trạng khẩn
cấp trên phạm vi toàn quốc
nhằm kiềm chế đợt bùng
phát dịch COVID-19 nghiêm
trọng tại thủ đô Tokyo và
nhiều nơi khác.
Thống kê của tổ chức
Our
World in Data
cho thấy nước
này trong ngày 3-8 (giờ địa
phương) ghi nhận tới hơn
10.000canhiễmmới và làngày
thứ ba liên tiếp số bệnh nhân
trong ngày vượt mốc 9.000.
Khoảng 30% trong số ca mới
tập trung ở thủ đôTokyo - biến
thành phố này trở thành vùng
dịch lớn nhất nước.
Cómột nghịch lý là dù nước
này có thể tiếp cận nguồn cung
vaccinemột cách dễ dàng nhờ
tiềm lực kinh tếmạnh, chương
trình tiêm chủng lại đang diễn
ra rất chậm chạp. Trước khi
Thế vận hội Olympic 2020
diễn ra, chính quyền Nhật đã
nỗ lực tăng tốc tiêm chủng
nhưng vẫn tụt hậu so với các
quốc gia phát triển khác.
Our
World in Data
cho biết hiện
chỉ mới hơn 40%dân số Nhật
đủ điều kiện được tiêm ít nhất
một mũi, so với tỉ lệ 71% của
Canada, 69% của Anh, 61%
của Đức và 57% của Mỹ.
Thách thức từ tâm lý
người dân
“Nếu Nhật triển khai tiêm
vaccine ngừa COVID-19
sớm hơn vài tháng thì đã có
thể ngăn virus lây lan và cho
khán giả vào xem Olympic
nhưng giờ thì cả nước rơi
vào tình trạng khẩn cấp với
tỉ lệ tiêm vaccine thấp giữa
lúc biến thể Delta hoạt động
mạnh” -
Reuters
dẫn lời chuyên
gia Kenji Shibuya thuộc ĐH
Tokyo nhận xét.
Theo tờ
The Japan Times
,
nguyên nhân khiến chiến
dịch tiêm chủng vaccine ngừa
COVID-19 bị trì hoãn nằm ở
sự nghi ngại của người dân
về khả năng mắc phải biến
chứng sau khi tiêm. Nỗi sợ
này xuất phát từ hàng loạt
bê bối liên quan tới vấn đề
an toàn vaccine hàng chục
năm qua ở Nhật.
Vàonăm1970, ởNhật cóhai
trường hợp trẻ sơ sinh tử vong
sau 24 giờ tiêm vaccine ngừa
ho gà. Dư luậnNhật phản ứng
hoảng loạn và không đưa con
đi tiêm ngừa, dẫn tới lượng
trẻ em bị ho gà tăng đột biến
vào năm đó. Đến cuối những
năm 1990, dư luận Nhật tiếp
tục lo ngại vaccine 3 trong 1
ngừa sởi - quai bị - rubella
(MMR) sản xuất trong nước
khiến người tiêm bị viêm
màng não vô khuẩn cùng
một loạt biến chứng khác.
Trước áp lực từ người dân,
chính quyền Nhật đến năm
1993 đã cho ngừng tiêm loại
vaccine này.
Tới năm2013, niềm tin của
công chúng đối với vaccine bị
xói mòn hơn nữa khi truyền
thông Nhật đồng loạt đưa tin
về việc vaccine HPV ngừa
ung thư cổ tử cung. Chính
quyền Nhật một lần nữa đầu
hàng dư luận và rút lại khuyến
nghị tiêm vaccine này dù nó
đã được chứng minh là ngăn
ngừa ung thư cổ tử cung an
toàn và hiệu quả ở những nơi
khác. Động thái này lập tức
đẩy tỉ lệ tiêm phòng HPV của
Nhật từ 70% xuống dưới 1%.
Đài
CNN
đưa tin hồi năm
ngoái, một nhóm chuyên gia
thuộc tổchứcnghiêncứuNiềm
tin vào vaccine (Anh) có công
bố một báo cáo phân tích về
mức độ tin tưởng vaccine
của người dân ở 149 quốc
gia, kết quả cho thấy Nhật
đứng gần cuối bảng. “Tôi cho
rằng chính quyền Nhật đang
có một cách tiếp cận rất sai
lầm là họ không chủ động
cung cấp thông tin rõ ràng về
vaccine cho người dân mà họ
chỉ hành động khi bị áp lực.
Nếu chính quyền không chủ
động làm truyền thông thì sẽ
càng khiến nhiều người dân
nghi ngờ có gì đó không ổn
với vaccine” - chuyên gia nhân
chủng họcHeidi Larson, thành
viên dự án, chia sẻ.
Ngoàira,
TheJapanTimes
cũng
cho hay trước khi COVID-19
bùng phát trên toàn cầu, một
nhóm chuyên gia cố vấn cho
BộYtếNhật đã cảnh báo rằng
Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga hồi ngày 2-8 đã ra tuyên
bố chỉ đạo các bệnh viện công trong nước chỉ tiếp nhận
các bệnh nhân nhiễm COVID-19 diện nặng hoặc có nguy
cơ chuyển nặng, còn những ca bệnh nhẹ sẽ được cho cách
ly và điều trị tại nhà. Ông Suga cho biết đây là biện pháp
nhằm giảm tải cho hệ thống y tế trước số ca nhiễm mới
tăng mạnh gần đây, theo
Reuters
.
Nhà lãnh đạo này cũng khẳng định không cómối liên hệ
nào giữa Thế vận hội Olympic 2020 vừa kết thúc với sự gia
tăng mạnh về số ca nhiễm mới ở Nhật.
Traođổi với
Reuters
, Giámđốc BVĐHShowa - ôngHironori
Sagara cũng đã xác nhận là các bệnh viện ởTokyo đang bắt
đầu bị đặt dưới sức ép lớn.“Đã có những bệnh nhân liên tiếp
bị từ chối cho nhập viện. Trong lúc đang diễn ra Olympic
hồi tháng 7, tình hình nhân sự tại các bệnh viện rất căng
thẳng” - ông Sagara nói.
5
địa phương gồm thủ đôTokyo
và bốn tỉnh Osaka, Chiba,
Kanagawa, Saitama hiện đã
được đưa vào danh sách áp
dụng tình trạng khẩn cấp đến
hết ngày 31-8. Trong thời gian
áp dụng, các dịch vụ không
thiếtyếuphảingừnghoạtđộng
trước 8 giờ tối mỗi ngày, theo
The Japan Times
.
Tiêu điểm
“Nếu chính quyền
không chủ động
làm truyền thông thì
sẽ càng khiến nhiều
người dân nghi ngờ
có gì đó không ổn
với vaccine.”
Nhật không được chuẩn bị kỹ
càng để ứng phó nếu đại dịch
diễn biến xấu. Các chuyên
gia này mô tả ngành công
nghiệp dược phẩm của Nhật
hiện không có tính cạnh tranh,
khó có thể phát triển hiệu quả
vaccine trong nước cho công
dân Nhật trong khi việc mua
vaccine từ nước ngoài trong
thời kỳ khủng hoảng là rất rủi
ro và càng khiến người dân
nghi ngại vaccine hơn.
Nhật tăngcường truyền
thông củng cố lòng tin
Để trực tiếp giải quyết
xua tan tâm lý ngại vaccine
của người dân, chính quyền
Nhật đã phối hợp với một số
chuyên gia để tăng cường nỗ
lực truyền thông, minh bạch
hóa các thông tin về vaccine
càng nhiều càng tốt. Đơn cử,
Reuters
cho biết hiện ở Nhật
xuất hiện một ứng dụng trên
điện thoại thông minh tên là
Corowa-kun sử dụng hình
ảnh hoạt hình trực quan để
trả lời các câu hỏi của người
dùng về vaccine và kết quả
bước đầu rất khả quan.
“Người Nhật thường thích
phim hoạt hình nên việc sử
dụng hoạt hình trong ứng
dụng sẽ khiến họ thoải mái
hơn. Lượng người dùng ứng
dụng đã tăng tới hơn 80.000.
Trước khi sửdụngứng dụng, tỉ
lệ tin cậy vào tiêm chủng của
người dùng là 59%nhưng sau
khi sử dụng ứng dụng này thì
tỉ lệ tăng lên 80%” - chuyên
gia Yuji Yumada thuộc ĐH
Tsukuba, một thành viên của
đội ngũ phát triển Corowa-
kun, chia sẻ.
Bên cạnh đó, chính quyền
Nhật cũng vừa cho phép các
kỹ thuật viên khẩn cấp, nha
sĩ và kỹ thuật viên phòng thí
nghiệm khoa học tham gia bổ
sung lực lượng cho chiến dịch
tiêm vaccine. Động thái được
kỳ vọng có thể giúp Nhật đẩy
nhanh tiến độ và hoàn thành
mục tiêu tiêm chủng cho tất
cả công dân đủ điều kiện trước
tháng 11. Giới chức nước này
cũng tiến hành phân bổ ưu tiên
vaccine cho các địa phương
đang trong tình trạng khẩn
cấp về COVID-19.
“Nếu vaccine được tiêm
sớm hơn, số người chết sẽ
thấp hơn và thiệt hại kinh
tế sẽ ít hơn. Có khi khán giả
Nhật còn có thể được cho vào
xem Olympic trực tiếp. Tuy
nhiên, chúng ta chỉ có thể nhìn
vào tương lai phía trước và
nỗ lực hết sức có thể. Tôi dù
rất muốn tốc độ tiêm chủng
được đẩy nhanh hơn nhưng
không muốn chính quyền vì
mục tiêu này mà hy sinh các
vấn đề kiểm định an toàn sức
khỏe” - ôngYumada cho hay.•
Hãng tin
Reuters
ngày 3-8 dẫn lời một quan chức Mỹ giấu
tên khẳng định trong chuyến thăm Việt Nam và Singapore
sắp tới, Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ đặc biệt bàn về
vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Cụ thể, bà sẽ tập trung thảo luận các biện pháp nhằm
nâng cao luật pháp quốc tế trong giải quyết vấn đề Biển
Đông, củng cố hiện diện của Mỹ và tăng cường hợp tác an
ninh - quốc phòng với các nước trong khu vực.
“Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ quốc gia nào độc
chiếm Biển Đông hoặc dùng sức mạnh để đe dọa chủ
quyền của nước khác. Phó Tổng thống Harris sẽ nêu ra
tầm quan trọng của việc giữ vững tự do thương mại, tự do
đi lại ở Biển Đông” - quan chức nói trên cho hay.
Người này còn cho rằng Singapore và Việt Nam là
những đối tác quan trọng của Mỹ, xét về vị trí địa lý, quy
mô kinh tế, quan hệ thương mại với Mỹ. Việc tăng cường
hợp tác giữa hai nước này với Mỹ là việc nên cân nhắc.
Trước đó, trong tuyên bố xác nhận chuyến đi của bà
Harris ngày 30-7, Nhà Trắng cho biết bà Harris sẽ thảo
luận với chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore về
các vấn đề lợi ích chung, gồm an ninh khu vực, phản ứng
toàn cầu với đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và nỗ
lực chung trong việc thúc đẩy một trật tự dựa trên luật
pháp quốc tế.
Theo
Reuters
, bà Harris là phó tổng thống Mỹ đương
nhiệm đầu tiên tới thăm Việt Nam. Thông tin chuyến
thăm của bà Harris cũng được đưa ra không lâu sau khi
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thăm chính thức Việt
Nam trong hai ngày 28 và 29-7.
Lịch trình của bà Harris dự kiến như sau: Bà sẽ rời Mỹ
vào ngày 20-8 và tới thăm Singapore vào ngày 22-8. Sau
đó, bà sẽ thăm Việt Nam vào ngày 24-8 rồi về Mỹ vào
ngày 26-8.
PHẠM KỲ
Người Nhật không tin tưởng vaccine do lo ngại vấn đề an toàn, buộc chính quyền và giới chuyên gia
vào cuộc truyền thông.
Một phụ nữNhật trong trang phục truyền thống tiêmvaccine ngừa COVID-19 ở TP Kobe ngày 21-6.
Ảnh: KYODO
BiểnĐông sẽ làvấnđề chínhkhi bàHarris thămViệtNam, Singapore
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook