197-2021 - page 14

14
Thể thao -
ThứHai 30-8-2021
Brazil hụt mất một tài năng vì chậm trễ
Nói về việc một chàng trai sinh trưởng ở Brazil nhưng khoác áo đội
tuyển Ý, mẹ anh từng chia sẻ rằng khi anh trưởng thành, bà muốn con
mình khoác áo đội tuyển Brazil nhưng LĐBĐÝ lại đặt vấn đề và tạo điều
kiện trước với Jorginho. Bà Maria nói:“Hồi đấy, chính tôi đã gặp lãnh đạo
LĐBĐ Brazil nhưng họ cứ nói tôi về nói với con là cứ chờ đi. Và như các
bạn biết đấy, đời cầu thủ ngắn và cơ hội thì không nhiều nên Jorginho
phải quyết định tương lai của mình khi LĐBĐ Ý ngỏ lời và trân trọng tài
năng Jorginho sớm bắt đầu từ đội tuyển U-21 Ý”.
tuổi, cha mẹ anh đã chia tay và mẹ
anh phải một mình chăm ba đứa
con theo kiểu vừa làm mẹ vừa làm
cha, lại kiêm luôn làm HLV.
Đường đến đỉnh cao
Jorginho bồi hồi kể lại: “Mẹ tôi
dành phần lớn thời gian trong ngày
để dọn dẹp trong các quán ăn. Dù
không quá dư dả nhưng bà vẫn cố
gắng dành dụm tiền để mua cho tôi
một đôi giày và một quả bóng khi
tôi được tham gia vào đội bóng địa
phương Bruscao”.
Tuổi 13, Jorginho lo sợ khi lần
đầu tiên xa mẹ: “Tôi cùng 50 người
bạn đồng trang lứa khác được chọn
thamgia dự án bóng đá domột doanh
nhân người Ý sáng lập. Tôi phải
đến một đất nước xa xôi nhưng lại
không có mẹ đồng hành. Mọi thứ
thật lạ lẫm…”.
Tình yêu bóng đá đã giúp Jorginho
vượt qua những nỗi lo con trẻ. Hai
năm rèn luyện ở môi trường bóng
đá chuyên nghiệp với đầy đủ các
trang thiết bị hiện đại, Jorginho
từng bước trưởng thành. Anh là
một trong số ít cầu thủ được chọn
gia nhập Verona, khi đó đang thi
đấu ở giải hạng 2 nước Ý.
Tuy nhiên, bản hợp đồng đầu
tiên trong cuộc đời Jorginho không
suôn sẻ. Người đại diện đã lấy đi
27.000 bảng từ cuộc giao dịch này,
đồng nghĩa rằng Jorginho chỉ có
vỏn vẹn 18 bảng/tuần để sống. Quá
thất vọng, anh từng có ý định từ bỏ
nghiệp quần đùi áo số để tìm cho
mình một công việc mới. Nhưng
MINHKHÁNH
L
àng bóng châu Âu đều ngả mũ
thán phục tài năng của Jorginho,
cầu thủ hay nhất châuÂu, người
được xem là nhân tố quan trọng
trong chức vô địch Euro 2020 của
đội tuyển Ý và vô địch Champions
League của Chelsea.
Người thầy đầu tiên
của Jorginho
Jorginho là một cậu bé sinh ra tại
Brazil nhưng lại có gốc Ý. Anh đến
với bóng đá thật đặc biệt, không
phải trên thảm cỏ xanh hay những
sàn bê tông, mà chính là bãi biển
đầy cát dọc miền Imbituba ở Brazil.
Anh tiết lộ người thầy đầu tiên dạy
mình chơi bóng không phải là đàn
ông mà chính là một phụ nữ.
Jorginho hóm hỉnh nói về người
thầy đầu tiên của mình: “Đó là bà
Maria Tereza Freitas, mẹ của tôi.
Mẹ rất yêu bóng đá và chính bà
truyền cho tôi tình yêu đặc biệt này.
Mẹ chơi bóng rất giỏi và bà đã dạy
tôi từ những động tác cơ bản nhất
trong từng cú chạm bóng”.
Truyền thông từng đề cập bà
Maria khi ở nhà là một người mẹ
hiền lành nhưng khi bước vào
những buổi tập bóng cho các con
thì bà hóa thân thành HLV nghiêm
khắc. Jorginho tâm sự: “Mẹ luôn
yêu cầu rất cao cho ba anh em tôi.
Mỗi người một quả bóng và chúng
tôi phải tập luyện nhiều động tác
suốt cả buổi. Sau đó mẹ còn bắt
chuẩn bị thật tốt ở những buổi tập
sau, phải thử dự đoán trước các
tình huống có thể xảy ra cả trong
cuộc sống và tập luyện. Từ bé, mẹ
đã không muốn chúng tôi lặp lại
những sai lầm”.
Jorginho ít đề cập đến cha mà
thường nhắc đến mẹ trong thành
công của mình, bởi khi anh sáu
Jorginhomột nămhai chiếc cúp lớn và hình ảnh thành tài trở về bên người mẹ có tác động lớn đến sự nghiệp của anh.
Ảnh: GETTY IMAGES
Mẹ - người thầy đầu tiên
của Jorginho!
UEFA vừa tôn vinh Jorginho cho giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu, ghi nhận tài năng của tiền vệ
người Ý sau chặng đường dài nỗ lực với sự thú vị về người thầy đầu tiên chính làmẹ của anh.
may thay, mẹ Maria Tereza Freitas
một lần nữa xuất hiện kịp thời cứu
vãn sự nghiệp của chàng tiền vệ trẻ.
Bà Maria khuyên con trai tiếp
tục kiên trì và học cách vượt qua
những khó khăn. Nhắc nhở đấy
giúp Jorginho tự tin và chàng trai
trẻ đã thi đấu xuất sắc bằng trận
ra mắt đội một Verona khi mới 18
tuổi. Không lâu sau, anh được CLB
lớn Napoli để mắt rồi chiêu mộ vào
năm 2013 khi anh vừa bước sang
tuổi 22. Đây là bước ngoặt vững
chắc để năm năm sau đó, Chelsea
phải trải thảm đỏ đón Jorginho về
Stamford Bridge thời HLV Sarri.
Ởđội bóng thànhLondon, Jorginho
không ngừng tiến bộ rồi vươn mình
thành một cầu thủ đẳng cấp thế giới.
Hàng loạt danh hiệu lần lượt về tay,
Jorginho giờ đã trở thành niềm tự
hào của bóng đá Ý.
Ngày nhận danh hiệu Cầu thủ xuất
sắc nhất châu Âu, chàng trai 28 tuổi
rơi nước mắt tâm sự anh có ngày
hôm nay là điều may mắn trong sự
nghiệp khi luôn có mẹ dẫn đường.•
VĐVbóngbànkhông tay truyền cảmhứngkhắp thế giới
“Mẹ rất yêu bóng đá và
chính bà truyền cho tôi
tình yêu đặc biệt này.
Mẹ chơi bóng rất giỏi và
bà đã dạy tôi từ những
động tác cơ bản nhất
trong từng cú chạm
bóng” - Jorginho.
Dù tay vợt bóng bàn người Ai Cập Ibrahim Elhusseiny
Hamadtou, 48 tuổi, không giành được huy chương nhưng
anh đã trở thành một trong những câu chuyện truyền cảm
hứng nhất tại Paralympic Tokyo.
Tại một Paralympic hội đủ những câu chuyện về các
VĐV đã vượt qua những nghịch
cảnh ở mọi cấp độ, Hamadtou
trở nên nổi bật bởi nghị lực phi
thường. Anh bị mất cả hai tay
trong một vụ tai nạn tàu hỏa thời
thơ ấu. Bước vào thi đấu, anh đứng
hiên ngang, dùng miệng cắn vợt và
thực hiện giao bóng bằng động tác
búng bóng bằng chiếc chân phải
thật điệu nghệ.
Ở cuộc đối đầu nội dung đơn
nam, Hamadtou đã không thể đánh
bại được Chen Chao, người Trung
Quốc nhưng anh vẫn hạnh phúc chia sẻ: “Thật vinh dự khi
được thi đấu với một đối thủ Trung Quốc. Tất cả đối thủ
bóng bàn Trung Quốc đều rất mạnh”.
Hamadtou cũng để thua tay vợt Hàn Quốc Park Hong-
kyu ở lượt trận thứ hai. HLV của Hamadtou - ông Hossam
El Shobary cho biết: “Hamadtou trở nên
thuần thục hơn mỗi khi anh ấy được thi
đấu. Từ bây giờ, chúng tôi bắt đầu làm
việc cho Paris Paralympic 2024”.
Hamadtou bị tai nạn từ khi 10
tuổi. Không chỉ chơi bóng bàn, anh ấy
từng chơi cả bóng đá. HLV El Shobary
bật mí: “Chơi bóng bàn có vẻ hợp lý hơn
vì bóng đá quá nguy hiểm đối với anh ấy.
Không có hai cánh tay, anh ấy không thể
giữ thăng bằng trong môn đấu đối kháng
cao và tự bảo vệ mình khi ngã”.
Hamadtou đã quyết định gắn bó với
bóng bàn sau cuộc so tài với một người bạn. Anh kể lại:
“Một trong những người bạn của tôi sau khi đấu bóng
bàn với tôi đã nói tại sao tôi không làm điều gì đó mà khả
năng mình có thể thực hiện được một cách mạnh mẽ. Từ
đó tôi quyết định chơi bóng bàn và chứng minh rằng mình
có thể làm được dù không có đôi tay…”.
Trước khi chọn thi đấu bằng cách cầm vợt bằng miệng,
Hamadtou đã từng dùng nách kẹp chiếc vợt bóng bàn
nhưng rất hạn chế và không linh động nên anh chuyển qua
dùng miệng cắn vợt và đã thành công ngoài mong đợi. Để
thi đấu với kiểu cầm vợt không giống ai này, Hamadtou
đã mất cả năm trời luyện tập và nhọc công nhất là động
tác dùng chân thay bóng để thực hiện cú giao bóng.
Sau những trận đấu tại Paralympic Tokyo, những đoạn
clip quay cảnh Hamadtou dùng chân tung bóng và đánh
bóng rất thuần thục bằng miệng đã lan truyền trên mạng
xã hội với thông điệp “không có gì là không thể!”.
MINH QUANG
(Theo
AFP
)
Jorginho hồi bé bên người thầy nghiêmkhắc -mẹMaria Tereza Freitas.
Ảnh: GETTY IMAGES
Cú giao bóng khiến giới thể thao thế giới
nể phục cùng thông điệp “không có gì là
không thể!”. Ảnh: AFP
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook