197-2021 - page 5

5
Thời sự -
ThứHai30-8-2021
hàng rồi gọi điện thoại: “Alô
chị Liễu hả, tôi làHạnhCSKV
đây, đơn hàng của chị tôi đã
mua xong rồi, khoảng 10 phút
nữa tôi tới giao nha!”. Lần
lượt như vậy, chị gọi điện
thoại thông báo cụ thể đến
từng người dân đã nhờ đặt
mua hàng giúp sau mỗi đơn
hàng được nhân viên siêu thị
chuẩn bị xong.
Sắp xếp xong xuôi, chị
chuyển hàng lên thùng xe rồi
đi giao đến từng người. Với
nhữnghẻmsâu, nữCSKVphải
để xe đặc chủng bên ngoài
rồi xách giỏ hàng nặng trĩu
len lỏi gõ cửa từng nhà dân.
“Chị Liễu ơi, tôi Hạnh đem
hàng tới” - Trung tá Hạnh
gọi cửa báo cho người trong
nhà. Ít phút sau, bà Đoàn Thị
Thúy Liễu mở cửa, Trung
tá Hạnh nói: “Tôi để xuống
dưới nền này nha, của chị là
411.000 đồng”.
Trung tá Hạnh nhận tiền
rồi tiếp tục sang một nhà
trọ khác: “Hàng này của em
phải không? Em cầm hóa
đơn hơn 600.000 này nè”.
Cứ thế, công việc của Trung
tá Hạnh sẽ kết thúc lúc 9 giờ
tối mỗi ngày.
Đôi khi chạnh lòng
vì bị nói “làm màu”
Theo ghi nhận, các đơn
hàng mà người dân nhờ mua
hộ thường là thực phẩm và
thuốc men...
Trung táNguyễnMai Chức,
TrưởngCông an phườngHiệp
TỰSANG
T
rongnhữngngàyTP.HCM
tăng cường siết chặt giãn
cách xã hội từ ngày 23-8,
các lực lượng ở địa phương
trong đó có công an phường
đã cùng chung tay đi chợ
giúp người dân nhằm đảm
bảo việc “ai ở đâu ở yên đó”.
PV
Pháp Luật TP.HCM
đã
theo chânmột nữ cảnh sát khu
vực (CSKV) ở TP Thủ Đức
để ghi nhận một ngày làm
việc tất bật của chị.
5 giờ sáng đi,
9 giờ tối về
Trung tá Đinh Thị Diệu
Hạnh, CSKVCông an phường
Hiệp Phú, TP Thủ Đức, bắt
đầu một ngày làm việc từ 5
giờ sáng. Rời khỏi nhà, việc
đầu tiên là Trung tá Hạnh
đến trụ sở công an phường
ở đường Trương Văn Thành
để lấy quân trang.
Khoảng thời gian từ 6 giờ
đến 10 giờ, Trung tá Hạnh sẽ
đến các chốt kiểm soát trên
địa bàn phường để kiểm tra
giấy tờ và kiểm soát việc ra
đường của người dân. Đến 10
giờ, chị quay về trụ sở công an
phường lấy sổ sách mà mình
đã ghi tên tỉ mỉ từng người
dân nhờmua thực phẩm, thuốc
men từ hôm trước.
Để thuận tiện trong việc
giao hàng hỗ trợ người dân,
Trung tá Hạnh được trưởng
Công an phường Hiệp Phú
giao riêng một xe đặc chủng.
Chị Hạnh sẽ lái xe đến Siêu
thị Bách Hóa Xanh đưa cho
nhân viên từng đơn hàng mà
người dân nhờ mua.
Trong lúc chờ nhân viên
siêu thị chuẩn bị, chị Hạnh
kiểm tra kỹ càng từng món
Nhiều lúc đã 23 giờ,
trời mưa tầm tã
nhưng các cán bộ
công an vẫn đi giao
hàng, hỗ trợ lương
thực, thực phẩm
cho người dân...
Từng phần nhu yếu phẩmnặng trĩu được Trung táHạnh đemvào khu cách ly cho người dân. Ảnh: TS
Công an trực chốt ở quận Bình Tân
đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên đường
Lúc 5 giờ 30 ngày 29-8, học viên Nguyễn Văn Tĩnh
(Trường ĐH Cảnh sát nhân dân) và chiến sĩ Đỗ Vũ
Thắng (chiến sĩ Trung đoàn Gia Định) đang trực chốt tại
chốt gác Liên khu 5-6, phường Bình Hưng Hòa B, quận
Bình Tân, TP.HCM thì phát hiện một thai phụ chuyển
dạ, xin đi qua chốt. Phát hiện sự việc, anh Tĩnh và anh
Thắng đã nhanh chóng hỗ trợ, chở thai phụ đến bệnh
viện cấp cứu.
Trên đường đi, khi đến chốt 18B (phường Bình Hưng
Hòa A, quận Bình Tân) thì hai anh được đồng đội là anh
Phan Thanh Sơn (học viên Trường ĐH Cảnh sát nhân dân)
đang trực tại chốt trợ giúp. Tuy nhiên, khi vừa qua chốt
trực không xa thì thai phụ chuyển dạ và sinh con.
Lúc này anh Tĩnh đã kịp thời đỡ đẻ ngay tại chỗ, giúp
sản phụ sinh cháu bé thành công. Còn anh Sơn dùng dây
khẩu trang buộc rốn em bé, đồng thời cho sản phụ ngậm
kẹo sâm vì sức khỏe của người phụ nữ này rất yếu.
Sau đó, các anh đã gọi xe cấp cứu chở hai mẹ con đến
BV quận Bình Tân. Cháu bé nặng 3,3 kg. Hiện sức khỏe
của hai mẹ con đã ổn định. Gia đình sản phụ cũng gửi lời
cám ơn sâu sắc đến lực lượng công an tuyến đầu chống
dịch đã hỗ trợ, giúp đỡ. Gia đình dự định đặt tên cháu bé
là Tĩnh để ghi nhớ công ơn này.
Được biết anh Tĩnh và anh Sơn mới được tăng cường về
tuyến đầu chống dịch ở quận Bình Tân, TP.HCM.
NGUYỄN TÂN
Vĩnh Long sẽ đón 471 công dân
từ TP.HCM về quê vào ngày 4-9
Ngày 29-8, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có kế hoạch
đón công dân tỉnh Vĩnh Long đang cư trú trên địa bàn
TP.HCM trở về địa phương.
Theo đó, Vĩnh Long sẽ tổ chức đón 471 công dân
trong ba ngày (4, 5 và 6-9) bằng xe khách do Công ty cổ
phần Xe khách Phương Trang hỗ trợ.
Đối tượng là các công dân của tỉnh Vĩnh Long
đang tạm trú tại TP.HCM gặp khó khăn do dịch bệnh
COVID-19, thuộc nhóm đối tượng ưu tiên gồm người
già, trẻ em; phụ nữ mang thai; phụ nữ đang nuôi con nhỏ
dưới 36 tháng tuổi và tất cả không thuộc đối tượng F0,
F1.
Điểm đón (theo danh sách đã được sắp xếp theo ngày),
tập trung lúc 8 giờ tại Bến xe Miền Tây.
Người dân về buộc phải cách ly tập trung 14 ngày tại
những địa điểm do tỉnh quy định. Sau khi hoàn thành
cách ly, tất cả công dân trên phải tự theo dõi sức khỏe tại
nhà trong 14 ngày.
Để được đón về, công dân phải có xét nghiệm PCR âm
tính với COVID-19 trước thời điểm khởi hành về Vĩnh
Long trong vòng 24 giờ.
HẢI DƯƠNG
Nữ cảnh sát khu vực ở TP Thủ Đức
đi chợ giúp dân
Mỗi ngày làmviệc của nữ cảnh sát khu vực Công an phường Hiệp Phú, TPThủĐức bắt đầu từ 5 giờ sáng,
vừa làmnhiệmvụ trực chốt vừa đi chợ giúp dân…
Phú, cho biết ngày 27-8, nắm
được thông tin một chủ hồ cá
ở TP Thủ Đức đang gặp khó
khăn do không bán được cá,
một cán bộ công an phường
đã kết nối, giúp bà con trên
địa bàn phường mua được
cá tươi với giá ưu đãi.
Những con cá to vừa được
kéo lên từdưới aonhanhchóng
được công an phường dùng
xe đặc chủng đi mua giúp,
chở tới các điểm phong tỏa
và giao tận tay người dân.
“Nhiều lúc đã 23 giờ, trời
mưa tầm tã nhưng cán bộ
chúng tôi vẫn đi giao hàng,
hỗ trợ lương thực, thực phẩm
cho người dân. Chưa kể
chúng tôi vẫn phải trực tuần
tra, trực chốt…” - Trung tá
Chức nói thêm.
Theo Trung tá Hạnh, hầu
hết lực lượng công an phường
đều làmviệc cả ngày lẫn đêm,
đứng nắng mưa để trực chốt
kiểm soát rồi bảo vệ điểm
tiêm vaccine... Tất cả việc
này, các cán bộ đều phải tiếp
xúc với nhiều người và có
nguy cơ lây nhiễm cao. “Đối
với nữ thì công việc thường
kết thúc lúc 20-21 giờ, riêng
nam thì có thể xuyên đêm vì
phải đi tuần tra nữa” - Trung
tá Hạnh nói và cho hay hầu
hết cán bộ không còn thời
gian lo cho gia đình. Con
cái phải đi gửi để tránh lây
nhiễm chéo.
Tuy nhiên, thời gian qua
đã xuất hiện nhiều thông tin
trên các trang mạng xã hội
cho rằng công an “làmmàu”,
hay hình ảnh Công an phường
Hiệp Phú mang cá giao cho
người dân chỉ là “làm màu”.
Điều này đã khiến không ít
cán bộ chạnh lòng.
Trung tá Hạnh nói bản thân
chị và gia đình để có thể ăn
bữa cơm cùng nhau cũng là
rất hiếm. “Đôi lúc chúng tôi
cũng thấy chạnh lòng khi bị
nói “làm màu”. Tuy nhiên,
chúng tôi luôn cố gắng hết
sức, làm bất kể ngày lẫn đêm,
bất kể nắng hay mưa đến
mức da thành hai màu luôn
rồi” - Trung tá Hạnh chia sẻ.•
Để đảm bảo cung ứng lương thực, thực
phẩmthiết yếu chongười dân trong thời gian
siết giãn cách từ ngày 23-8 đến 6-9, UBND
TP.HCM đã có Kế hoạch khẩn số 2798, trong
đó nêu rõ nguyên tắc không để người dân
nào bị thiếu đói.
Cụ thể, việc cung ứng, phân phối hàng hóa
cho người dân được thực hiện qua phương
thức đi chợ hộ do tổ hậu cần địa phương,
tổ COVID-19 cộng đồng, các lực lượng tình
nguyện tại địa phương (hội phụ nữ, Đoàn
thanhniên, MTTQ, tổdânphố...), các lực lượng
công an, quân đội đang được tăng cường tại
địa phương cùng tham gia hỗ trợ.
Việc đi chợ hộ thực hiện với tần suất một
lần/tuần và tổ chức phân phối trực tiếp đến
người dân (hộ dân trả tiền).
Để thực hiện việc đi chợ hộ, TP.HCM giao
UBNDTPThủĐứcvàcácquận,huyệnthànhlập
các tổ hậu cần theo từng phường, xã, thị trấn.
Các tổnàyphải chịu tráchnhiệmvềcông tác
cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm
thiết yếu cho người dân trên địa bàn, không
để cho bất cứ người dân nào sinh sống trên
địa bàn không cóđiều kiện tiếp cận, mua sắm
hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Lập các tổ hậu cần hỗ trợ đi chợ giúp dân
Trung táĐinh Thị DiệuHạnh, cảnh sát khu vực Công an phường
Hiệp Phú, TP ThủĐức, bắt đầumột ngày làmviệc từ 5 giờ sáng
đến 9 giờ tối. Ảnh: TS
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook