232-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy9-10-2021
Doanh nghiệp hiến kế kéo lao động
về quê trở lại
Đểphụchồi sảnxuất,Nhànước cầncóngay các gói hỗ trợdoanhnghiệpgiữchân, thuhút vàđào tạo lại laođộng.
QUANGHUY
N
hiều doanh nghiệp (DN)
ở TP.HCM đã bắt tay
vào phục hồi sản xuất,
kinh doanh sau một thời gian
tạm ngưng để chống dịch
COVID-19. Tuy nhiên, họ
cho biết bước đầu vẫn còn
gặp một số khó khăn như
cạn dòng tiền, thiếu hụt lực
lượng lao động, lượng hàng
tồn quá lớn và gánh nặng chi
phí xét nghiệm.
Người lao động
vẫn khó đi làm
ÔngPhạmXuânHồng,Tổng
giámđốcCông tycổphầnMay
Sài Gòn 3, cho hay hiện công
ty đã hoạt động trở lại. Trong
đó, xí nghiệp ởTP.HCMđã có
90% lao động làmviệc nhưng
xí nghiệp ở Bình Dương chỉ
mới được 50%.
Nguyên nhân, theo ông
Hồng, dù TP.HCM đã có chủ
trương cho phép người lao
động được đi lại nhưng các
tỉnh lân cận như Đồng Nai,
BìnhDương, LongAnvẫn còn
hạn chế. Điển hình như công
nhân đi lại giữa TP.HCM với
LongAn gần nhưbình thường,
chỉ cần tiêm vaccine hai mũi
hoặc một mũi đủ 14 ngày.
Trong khi đó Bình Dương lại
yêu cầu phải xét nghiệmmỗi
lần qua lại. Điều này dẫn đến
lao động dù đang ở TP.HCM,
sát ngay xí nghiệp tại Bình
Dương, nhưng không thể đi
làmđược. Vì vậy, công ty vẫn
đang chờ hướng dẫn mới về
việc nới lỏng hơn trong đi lại
của Bình Dương.
“Phần lớn các đơn hàng
xuất khẩu của DN ngành dệt
may vẫn còn tồn, có thể đủ
sản xuất đến hết quý IV-2021.
Nếu thuận lợi thì DN sẽ chào
hàng mới cho khách hàng từ
quý I-2022, tuy nhiên hiện
nay khó dự báo trước tình
hình thị trường” - ông Hồng
thông tin thêm.
Sau khi chuẩn bị, sắp xếp
lại các công đoạn sản xuất
theo tiêu chí an toàn phòng
chống dịch COVID-19, Công
ty cổ phần Thực phẩmAgrex
Saigon cũng đã đi vào sản xuất
để kịp cung ứng những đơn
hàng còn tồn chưa giao cho
khách hàng. Thế nhưng, ông
Phạm Hải Long, Tổng giám
đốc Agrex Saigon, nêu thực
tế khó khăn nhất vẫn là thiếu
lao động phục vụ cho tái sản
xuất. Hiện công ty chỉ mới
thu hút được 50% số lượng
lao động trở lại làm việc nên
không thể nâng công suất nhà
máy nhằm hoàn thành nhanh
các đơn hàng của khách.
“Thời gian qua, công ty
tạm ngưng sản xuất do dịch
COVID-19 nên lượng hàng
tồn lên tới 3.000 tấn sản phẩm.
Lượng lao động của công ty
lại đang ở quê nên phần lớn
chưa được tiêmvaccine và họ
cũng chưa có phương án trở
lại TP.HCM làm việc. May là
khách hàng chia sẻ, thấu hiểu
nên chấp nhận cho chúng tôi
giao chậm, không bắt phải
bồi thường. Tuy vậy, chúng
tôi cam kết bù đắp thêm sản
lượng bằng cách sẽ tăng 5%
lượng sản phẩm cho khách
hàng” - ông Long cho hay.
Giao quyền chủ động
xét nghiệm cho
doanh nghiệp
Chi phí xét nghiệm cũng
là một trong những khó khăn
đối với cộng đồng DN, nhất
là những đơn vị có nhiều lao
động. Ông Trần Quốc Mạnh,
TổnggiámđốcCôngtycổphần
Phát triển Sản xuất Thương
mại Sài Gòn (Sadaco), thông
tin: Hai xưởng sản xuất, chế
biến đồ gỗ xuất khẩu của
công ty ở TP.HCM và Bình
Dương đã hoạt động trở lại
với hơn 300 lao động, tức
chiếm khoảng 60% lao động
của công ty. Dù hiện nay sản
xuất với tiêu chí an toàn mới,
tần suất xét nghiệm đã giảm
bớt so với trước đây nhưng
đây vẫn là khoản chi phí lớn
trong bối cảnh cộng đồng DN
đang rất khó khăn.
ÔngMạnh dẫn chứng: Hiện
nhiều địa phương quy định
phải xét nghiệm COVID-19
có kết quả âm tính bảy ngày/
lần. Đó là chưa kể hiện nay đa
số lao động của công ty đều
đã được tiêm ít nhất một mũi
vaccine và khoảng 50% tiêm
hai mũi nên việc xét nghiệm
hằng tuần là không cần thiết,
không còn phù hợp với thực
tế nữa. Điều này vừa tạo thêm
gánh nặng cho nhà sản xuất,
kinh doanh, vừa gây lãng phí,
quá tải cho lực lượng y tế.
“Theo tôi, nên để các DN tự
xét nghiệm hằng tuần tùy tình
hìnhhoạt động từngđơnvị, chi
phí này được khấu trừ khi tính
thuế thu nhậpDN. Còn các cơ
sở y tế chỉ nên xét nghiệmmột
Nhiều công ty cho biết muốn tăng công
suất và bản thân công nhân đang làm việc
cũng muốn làm thêm giờ nhưng lại không
được. Ông Phạm Hải Long, Tổng giám đốc
Công ty Agrex Saigon, cho hay để tăng thu
mua nguyên liệu và đảm bảo thời gian giao
hàng theo yêu cầu đối tác, công ty buộc phải
tăng số giờ làm nhưng lại vướng quy định
về làm thêm giờ.
Vì thế, ông Long đề nghị trong giai đoạn
ba tháng cuối nămnay, đề xuất cơ quan chức
năng cho phép điều chỉnh tăng thời gian làm
thêmgiờ/tháng với một số ngành nghề, lĩnh
vực. Từ đó giúp DN, nhất là những nhà xuất
khẩu nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh
doanh, chống đứt gãy chuỗi cung ứng.
Đồng quan điểm, nhiều DN và chuyên
gia cũng cho rằng trong bối cảnh khan
hiếm lao động như hiện nay thì làm thêm
giờ là một giải pháp cần xem xét để gỡ khó
cho DN. Mặt khác, việc làm thêm giờ cũng
có thể giúp người lao động tăng thêm thu
nhập, song phải đảm bảo sức khỏe và các
điều kiện khác.
Ngày 8-10, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến
về phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế
hoạch năm 2022. Báo cáo của Cục Chăn nuôi cho thấy giá
thịt heo xuất chuồng đang giảm rất mạnh, lượng heo thịt
quá lứa cũng đang ứ đọng trong chuồng khoảng 30%.
Cụ thể, nếu như trong tháng 3 và tháng 4, giá heo hơi
xuất chuồng vào khoảng 70.000-75.000 đồng/kg thì đến
thời điểm hiện tại chỉ còn dao động 40.000-49.000 đồng/
kg tùy từng vùng. Thậm chí có một số địa phương do giãn
cách xã hội, giá xuống dưới 40.000 đồng/kg.
“Với mức giá heo hơi trên thị trường hiện nay thì người
chăn nuôi không còn thu được lợi nhuận như các tháng
đầu năm 2021. So với giá bình quân năm 2020, mức giá
hiện tại đã giảm mạnh 25.000-30.000 đồng/kg” - Cục
Chăn nuôi đánh giá.
Đáng chú ý, mặc dù giá heo hơi giảm mạnh nhưng giá
thịt heo tại các cửa hàng thịt, các chợ truyền thống và các
siêu thị vẫn cao. Nguyên nhân chủ yếu do các chi phí liên
quan đồng loạt tăng, đặc biệt là chi phí vận chuyển và chi
phí phòng chống dịch.
AN HIỀN
tháng/lần hoặc nửa tháng/lần
tùy tình hình dịch bệnh và chi
phí này Nhà nước hỗ trợ DN”
- ông Mạnh đề xuất.
Tiêm vaccine
cho lao động ở tỉnh
Đa số DNmong muốn Nhà
nước có ngay chính sách kịp
thời để giữ chân và thu hút
người laođộng trở lạiTP.HCM
làm việc. Tổng giám đốc
Công tyAgrex Saigon Phạm
Hải Long nhìn nhận hiện nay
rất nhiều công nhân đang ở
TP.HCM dù đã tiêm hai mũi
hoặc một mũi vaccine nhưng
vẫn về quê sau khi TPmở cửa
trở lại. Trong khi lực lượng
lao động ở tỉnh lại chưa được
tiêm vaccine rất nhiều nên
DN muốn kêu gọi họ trở lại
làm việc cũng không được
vì không thể di chuyển vào
TP khi không đáp ứng được
tiêu chí thẻ xanh, thẻ vàng.
Vì vậy, lãnh đạo Công
ty Agrex Saigon kiến nghị
TP.HCM cần phối hợp ngay
với các tỉnh, thành về việc
tiêm vaccine cho lao động
ở tỉnh muốn về TP làm việc.
Cụ thể, khi các DN tập hợp
được lao động, kết nối với địa
phương xét nghiệmâmtính thì
vận chuyển họ về TP.HCM.
Tại cửa ngõ TP.HCM sẽ có
các lực lượng chức năng tiến
hành tiêm vaccine cho số lao
động này. Sau đó đưa họ về
chỗ ở, cách ly đủ 14 ngày sau
tiêm theo sự giám sát của địa
phương khu vực đó.
“Sau thời gian cách ly, họ
được xét nghiệm PCR, nếu
âm tính thì được vào sản xuất
bình thường. Ngoài ra, các địa
phương cũng cần có chính
sách đẩy mạnh tiêm vaccine
cho người lao động thì DN
mới có thể trở lại sản xuất ổn
định được” - ông Long góp ý.
Ông Phạm Xuân Hồng,
Chủ tịch Hội Dệt may Thêu
đan TP.HCM, cũng cho rằng
các tỉnh, thành và TP.HCM
cần thống nhất, đồng bộ về
quản lý y tế, quản lý đi lại của
người lao động. Chẳng hạn,
công nhân có giấy xác nhận
của công ty, cung đường di
chuyển từ chỗ ở đến/về chỗ
làm, được tiêm vaccine… là
được lưu thông qua các tỉnh,
thành TP.HCM, Bình Dương,
Đồng Nai, Long An.
“Nếu không đủ lao động thì
DN cũng khó phục hồi, đẩy
nhanh sản xuất, cung ứng các
đơn hàng cho khách hàng kịp
trong quý IV này. Công suất
tăng thì DNmới có sức để tăng
tốc, phục hồi hoàn toàn từ đầu
năm sau” - ôngHồng chia sẻ.•
Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi tái hoạt động sản xuất, kinh doanh là thiếu hụt
nhân công, chi phí xét nghiệm... Ảnh: QUANGHUY
Đa số DN mong
muốn Nhà nước có
ngay chính sách
kịp thời để giữ chân
và thu hút người
lao động trở lại
TP.HCM làm việc.
Giá thịt
heo tại
chợ đã
giảm
nhưng
vẫn còn ở
mức cao.
Ảnh: AH
Giá heo mua tại trang trại rẻ, bán đến tay người dùng cao
Đề xuất cho công nhân tăng ca sản xuất
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook