232-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy 9-10-2021
THUTRINH
M
ới đây, Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam (VIMC) đề
xuất Bộ GTVT chấp thuận
chủ trương cho Công ty CP Cảng
Sài Gòn (viết tắt là Công ty Cảng
Sài Gòn) đầu tư bến cảng container
tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Hai
vị trí được đề xuất làm cảng gồm:
Vị trí số một tiếp giáp luồng Cái
Mép - Thị Vải (cù lao Phú Lợi,
huyện Cần Giờ); vị trí số hai tiếp
giáp luồng Sài Gòn - Vũng Tàu (xã
Long Hòa, huyện Cần Giờ).
Các chuyên gia về cầu cảng, quy
hoạch đô thị đã có những góp ý về
đề xuất nói trên.
Kiến trúc sư
NGÔ VIẾT NAM
SƠN
,
chuyên gia quy hoạch đô thị:
Xây cảng phải
trong tương quan
kết nối vùng
Hiện nay, hầu
hết cảng trong
vùng đô thị (TP.
HCM, Bà Rịa-
VũngTàu, Long
An…)hạtầngkết
nối giao thông
rất kém, đẩy giá
hànghóalêncao,
tăng kẹt xe và nguy cơ tai nạn giao
thông do thiếu hạ tầng kết nối. Do
đó, những cảng cũ cần được nâng cấp
chứ không nên đầu tư dàn trải nữa.
Theo tôi, đề xuất làm cảng ở Cần
Giờ của Công ty Cảng Sài Gòn thiếu
tầm nhìn đô thị, nếu gửi Bộ GTVT
duyệt sẽ thiếu tầm nhìn đa ngành
như không nhìn cảng trong tương
quan đô thị, chưa có đánh giá về
môi trường và kết nối... Đề xuất làm
cảng này sẽ xâm hại rất lớn đến khu
dự trữ sinh quyển huyện Cần Giờ vì
“vẽ” dự án nằm đó mà không vẽ kết
Cân nhắc chuyện làm cảng
container Cần Giờ
Chuyên gia cho rằng nếu làm cảng container ở CầnGiờ để cụm cảng Sài Gòn lớn ngang cảng Singapore,
Hong Kong thì cần có cái nhìn toàn diện trong tương quan kết nối vùng đô thị.
Người dân xã An Khánh, huyện Châu Thành (Bến Tre)
phản ánh: Tại nút giao quốc lộ (QL) 60 và QL 57B, ngay
vòng xoay ngã tư An Khánh liên tục bị ngập sâu nhiều
tháng nay khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng, gây
mất an toàn giao thông.
Ông Đinh Văn Hoa (65 tuổi, ngụ xã An Khánh) cho hay
tình trạng ngập nước tại khu vực vòng xoay An Khánh xảy
ra từ khi tỉnh tiến hành sửa chữa, nâng cấp QL 57B hướng
về Khu công nghiệp Giao Long (huyện Châu Thành). Do
mặt đường QL 57B cao hơn khu vực này nên mỗi khi trời
mưa là nước từ trên QL 57B tràn xuống gây ngập điểm giao
giữa QL 57B và QL 60.
Tình trạng ngập nước khu vực này càng trầm trọng hơn
khi Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp công trình 575 thi
công dự án cống thoát nước và vỉa hè QL 60 đoạn ngay
vòng xoay An Khánh. Do cống và vỉa hè được đào bới đã
lâu nhưng đến nay chưa được hoàn thiện khiến tình trạng
ngập nước tại khu vực này thêm trầm trọng. Sình, cát từ vỉa
Nước ngập sâu tại vòngxoayAnKhánh trênquốc lộ60
Nước ngập
sâu tại
vòng xoay
An Khánh
- QL 60mỗi
khi trời
mưa.
Ảnh: ĐH
hè trôi xuống làm đường càng lầy lội.
Theo ghi nhận của PV, tại khu vực vòng xoay An Khánh
vào sáng 8-10, tình trạng ngập nước vẫn còn ứ đọng sau
cơn mưa lớn chiều 7-10. Đơn vị thi công vỉa hè QL 60 đoạn
này là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp công trình 575
vẫn đang thi công dang dở, nước ngập kéo dài khiến tuyến
đường thêm lầy lội.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã An Khánh,
xác nhận tại khu vực vòng xoay An Khánh đã xảy ra ngập
nước mỗi khi trời mưa từ trước khi thi công cống thoát
nước trên QL60. Khi đó, ngành chức năng của tỉnh đã yêu
cầu đơn vị thi công khẩn trương làm cống thoát nước trong
dự án vỉa hè QL 60 để sớm khắc phục tình trạng trên. Tuy
nhiên, khi đơn vị thi công bắt đầu làm cống thoát nước được
một thời gian thì xảy ra dịch bệnh COVID-19 nên phải tạm
ngưng đến nay.
Theo chủ tịch UBND xã An Khánh, xã sẽ kiến nghị Sở
GTVT tỉnh yêu cầu đơn vị thi công sớm hoàn chỉnh công
trình để khắc phục tình trạng ngập nước và đảm bảo an toàn
giao thông qua khu vực.
Lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh Bến Tre cho biết
ban đã nhiều lần nhắc nhở và kiến nghị chủ đầu tư dự án thi
công vỉa hè, cống thoát nước trên QL 60 là Ban quản lý dự
án các công trình giao thông tỉnh Bến Tre và đơn vị quản lý
tuyến là BOT cầu Rạch Miễu sớm có biện pháp khắc phục
tình trạng ngập gây mất an toàn giao thông khu vực trên.
ĐÔNG HÀ
Các chuyên
gia góp ý
TP.HCMcó
thể phát
triển kinh
tế biển về
hướng
đông (Đồng
Nai, Bà
Rịa-Vũng
Tàu). Ảnh:
NGUYỆT
NHI
Theo chuyên gia, để cảng
Sài Gòn sánh ngang cảng
Singapore phải đảm bảo
ba điều kiện: Khu vực làm
được cảng nước sâu, hạ
tầng kết nối phục vụ riêng
cho cảng, dự trù diện tích
xây dựng.
Đề xuất Bộ GTVT là chưa phù hợp quy trình
Trước đó, VIMC đề xuất Bộ GTVT cho Công ty Cảng Sài Gòn xây cảng mới
tại huyện Cần Giờ với mục tiêu để cụm cảng Sài Gòn gắn với hình ảnh trung
tâmcảngbiển, logistics hàngđầu cả nước và sánhngang các cảng Singapore,
Hong Kong, Tanjung Pelepas (Malaysia).
Về đề xuất củaVIMC, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, lãnh đạo Bộ GTVT cho
biết nhiệmvụ của ngành giao thông là lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống cảng biển để các địa phương, đơn vị thực hiện đầu tư. Do đó, việcTổng
công ty Hàng hải Việt Namđề xuất với Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư
khu bến container tại huyện Cần Giờ (TP.HCM) là không phù hợp quy trình.
“Vì vậy, chúng tôi sẽ có vănbản hướng dẫnVIMCgửi đề xuất này đếnUBND
TP.HCM, Thủ tướng để xin phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng trình tự
thủ tục đầu tư…” - lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.
VIẾT LONG
nối giao thông. Vì vậy, TP cần có đề
xuất cho hệ sinh thái cảng container
để hoạt động tốt với tầm nhìn toàn
diện trong tương quan kết nối vùng.
Để cảng Sài Gòn sánh ngang tầm
cảng Singapore
phải đảm bảo ba
điều kiện: Khu vực làm được cảng
nước sâu, ít nạo vét; hạ tầng kết nối
phục vụ riêng cho cảng (đường sắt,
cao tốc); dự trù đủ diện tích để xây
những cơ sở (kho bãi, cơ sở văn
phòng…).
TP tiến đến phát triển kinh tế biển
cũng không nhất thiết làm cảng lớn
nhất của vùng đô thị mà nên có tư duy
hợp tác vùng. TP có thể làm nhánh
cánh cung cảng biển với bên phải có
cụm cảng Thị Vải - Cái Mép, nhánh
bên trái cụm cảng Hiệp Phước - Long
An. Đặc biệt, cụm cảng phải kết nối
với đường sắt, cao tốc ngoài đất liền
thì mới phát huy vai trò của cảng.
TS
VÕ KIM CƯƠNG
, nguyên
Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM:
Nên khai thác hết
công suất của các cảng
có sẵn
HuyệnCầnGiờ
làkhudự trữsinh
quyểncó thểphát
triển khu đô thị
sinh thái, không
nên để vận tải
khổng lồ đi qua
khu dự trữ sinh
quyển này.
Trongkhi đó, khuvực cảngCáiMép
- Thị Vải đang nối kết giao thông khu
công nghiệp và dịch vụ phía Nam rất
thuận lợi. Không nên phát triển xây
cảng container mới này ở Cần Giờ,
bởi khó cạnh tranh và sẽ phá vỡ khu
sinh thái chung cho cả vùng đô thị.
TP phát triển tiến ra biển thì có thể
phát triển về phía đông đi qua Đồng
Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu… Làm cảng
phải nằm trong tầm nhìn phát triển
chung của vùng đô thị chứ không
chỉ riêng TP.HCMhay Cần Giờ. Mặt
khác, hiện nay, cảng có sẵn trên địa
bàn TP chưa hoạt động hết công suất,
do đó TP hãy khai thác hết tiềm năng
hàng trăm triệu tấn/năm của các cảng
này trước khi tính đến xây cảng mới.
TS
NGUYỄNANH TUẤN
,
Khoa công trình giao thông, Trường
ĐH Giao thông vận tải TP.HCM:
Cần tính toán về
giao thông kết nối
Thực tế, cảng
Tân Thuận và
cảngHiệpPhước
chưa thể đáp
ứng yêu cầu các
tàu tải trọng lớn
trên 70.000 tấn.
TPcần thiết xây
cảnglớnhơn,mực
nước phù hợp cho tàu tải trọng lớn
nhưng đặt vị trí ở đâu là điều phải
cân nhắc. Về mặt kỹ thuật, hai vị trí
đề xuất xây cảng container ở huyện
Cần Giờ có mực nước đảm bảo tàu
tải trọng lớn lưu thông được.
Nếu đầu tư thì có hai vấn đề TPcần
phải quan tâm. Thứ nhất, hệ thống
giao thông kết nối, đặc biệt vị trí ở
cù lao Phú Lợi đang biệt lập. TP tính
toán kết nối giao thông trước hay làm
cảng trước. Chẳng hạn, làm cảng
xong mà chưa kết nối giao thông thì
cũng vô nghĩa bởi hàng hóa không
đi và đến được. Như vậy rất là khó.
Thứ hai, huyện Cần Giờ có khu
rừng ngập mặn Rừng Sác, nếu làm
cảng thì phải đánh giá tác động môi
trường thật kỹ vì diện tích xây dựng
cảng ở hai vị trí này lớn. Nếu khai
thác không kỹ sẽ ảnh hưởng đến
sinh thái của Cần Giờ và môi trường
xung quanh.
Ngoài ra, việc làm cảng cần quan
tâm lưu lượng tàu ra, vào, dự báo xu
thế sắp tới của ngành logistics bằng
đường biển phát triển như thế nào?
Nghiên cứu kỹ trong đề xuất nghiên
cứu khả thi của hai cảng này, phân kỳ
đầu tư theo giai đoạn cho phù hợp.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook