232-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBảy9-10-2021
BÙI TOÀN
N
hững ngày qua, tại cửa
ngõ ra vàoTPĐà Nẵng,
cứ cách vài giờ lại có
những dòng người vội vã, lỉnh
kỉnh đồ đạc chạy xe về quê.
Hỗ trợ lương thực,
sửa xe miễn phí
Khi nghe tin có hàng ngàn
đoàn xe đi qua địa bàn TP,
thay vì hoạt động riêng lẻ
như trước đây, các nhóm thiện
nguyện lớn tại Đà Nẵng đã
được TP tạo điều kiện kết hợp
với nhau để lên phương án hỗ
trợ những người lao động về
quê khi đi qua TP Đà Nẵng.
Tại trạm dừng chân ở hầm
Hải Vân, bà Nguyễn Thị Trà
Liên (chủ nhiệm nhóm Hiếu
Hạnh chùa Quán Thế Âm)
cùng gần 15 thành viên trong
nhóm tất bật chuẩn bị 1.500-
2.000 phần ăn bao gồm súp,
cơm, mì, nước uống…để trao
cho dòng người hồi hương.
Công việc chuẩn bị từ sáng
sớm đến đêm khuya nhưng
tất cả tình nguyện viên đều
vui vẻ làm việc.
Bên cạnh đó, nhiều nhóm
tình nguyện viên khác cũng
hỗ trợ đổ xăng, những xe hư
hỏng nặng, đồ đạc cồng kềnh
sẽ được các đội xe bán tải thực
hiện trung chuyển giúp người
dân đến tận chốt kiểm dịch ở
Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế).
Chạy xe máy một mình từ
Bình Phước về huyện Yên
Thành (NghệAn), ôngNguyễn
Duy Lợi (53 tuổi) cảm thấy
xúc động vì được các tình
nguyện viên hỗ trợ nhiệt tình
trên đường đi.
“Tôi làm công nhân xây
dựngở tỉnhBìnhPhước nhưng
mất việc gần ba tháng nay,
không có thu nhập, lại không
được địa phương hỗ trợ xe
đưa đón nên mới liều mình
chạy xe máy về quê” - ông
Lợi cho biết.
Không chỉ hỗ trợ thức ăn,
nhiên liệu miễn phí, nhiều
ngày qua, các đội vận chuyển
thực, nước uống, anh thấy
nhiều bà con đi lạc đường,
một số trường hợp lạc vào
trung tâm TP nên đây chính
là lý do anh dành thời gian
làm các biển chỉ dẫn, treo ở
các tuyến giao thông chính
qua Đà Nẵng.
Đến ngày 6-10, anh Đặng
cùng cha mình đã hoàn thành
treo các biển chỉ dẫn. Những
biển chỉ dẫn với màu sắc nổi
bật được đặt tại ngã ba Tạ
Quang Bửu - Nguyễn Văn
Cừ; ngã tư đường đi Bà Nà;
đường Hoàng Văn Thái và
đường tránh Túy Loan; ngã
tư tại UBND huyện Hòa
Vang và quốc lộ 14G (trên
địa bàn xã Hòa Khương).
Anh Đặng cho biết thời
gian qua, dòng người về
quê phần lớn là đồng bào
miền núi thuộc các tỉnh phía
Bắc, hoàn cảnh hết sức khó
khăn, nhiều gia đình không
có điện thoại thông minh
chỉ đường, một số người có
xe máy hỏng nặng nên bị
tách đoàn, ảnh hưởng đến
hành trình.
“Việc treo biển chỉ dẫn
không chỉ giúp cho bà con
đi đúng đường mà còn giảm
thiểu được nguy cơ lây lan
dịch bệnh trong TP từ những
người ở địa phương khác
đến” - người đàn ông 35
tuổi chia sẻ.
Nguồn kinh phí để lắp các
biển chỉ dẫn đã được bạn bè
của anh Đặng hỗ trợ. Điều
anh mong muốn nhất đó là sự
kết hợp giữa các địa phương,
bố trí xe trung chuyển qua
từng tỉnh để người dân đỡ
vất vả khi đi xe máy qua đèo,
đặc biệt trong thời điểm thời
tiết mưa nhiều như những
ngày qua.
Được biết anh Đặng là giáo
viên mỹ thuật tại một trường
học ở quận Hải Châu (TPĐà
Nẵng), anh đã tham gia nhiều
hoạt động thiện nguyện trong
suốt 10 năm qua.•
Đà Nẵng xuyên đêm tiếp sức
cho đồng bào về quê
Với mục đích
giảmbớt khó
khăn cho
người lao
động về quê
trong chặng
đường dài
hàng ngàn
cây số, nhiều
nhóm thiện
nguyện ở TP
Đà Nẵng đã
chung tay
quyên góp
tiền, hỗ trợ
lương thực,
xăng, sửa xe
miễn phí cho
bà con.
Nên tránh di chuyển
vào ban đêm tại khu
vực đèo Hải Vân
Thời tiết thất thường, bà con
nên tránh di chuyển vào ban
đêmmàhãykiếmmột chỗnghỉ
ngơi chờ đến khi trời sáng rồi
tiếp tục hành trình. Khu vực
đường đèo Hải Vân rất nguy
hiểm, lại không có đèn đường,
việc di chuyển trong điều kiện
mất tầmnhìn sẽ rất nguy hiểm.
Anh
TRẦN ĐÌNH KHOA
,
CLB xe bán tải PDC tại TP Đà Nẵng
Họ đã nói
Bố trí hai tổ y tế chăm sóc
dòng người hồi hương
Theo thống kê từCông anTPĐàNẵng, từ ngày 2 đến 5-10,
có 24 đoàn với 7.100 xe và 13.795 người từ các tỉnhphíaNam
đi qua địa phận Đà Nẵng. TP Đà Nẵng đã bố trí hai tổ y tế
thường trực tại hai điểm cửa ngõ ra, vào TP Đà Nẵng để xử
lý, cấp cứu, hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho người dân trong
hành trình về quê khi đi ngang TP. Cụ thể, hai điểm này ở
trạm trung chuyển Hải Vân (quận Liên Chiểu) và điểm giao
xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang) với xã Đại Hiệp (huyện
Đại Lộc, Quảng Nam).
Những phần ăn được các tình nguyện viên chuẩn bị, trao cho đoàn người hồi hương. Ảnh: BT
và sửa xe miễn phí tại TPĐà
Nẵng cũng huy động tối đa
thành viên hoạt động xuyên
đêm, cứu hộ xe máy cho
người dân.
Anh Lê Đình Lượng, thành
viên Đội SOS sinh viên ĐH
Đông Á, cho biết trung bình
mỗi đêm, nhóm hỗ trợ cứu
hộ hơn 100 xe máy, có thời
điểm lên đến 200 xe nên phải
làm việc đến rạng sáng hôm
sau, nhiều xe bị hư hỏng
nặng, phải thay thế nhiều
phụ tùng để kịp cho đoàn
tiếp tục di chuyển.
“Mặc dù nhóm đã tham gia
nhiều đợt cứu hộ nhưng lần
này gặp một chút khó khăn
khi tình hình mưa gió diễn ra
liên tục. Để bà con đỡ vất vả
trong quá trình di chuyển, các
Nhiều ngày qua, các
đội vận chuyển và
sửa xe miễn phí tại
TP Đà Nẵng huy
động tối đa thành
viên hoạt động xuyên
đêm, cứu hộ xe máy
cho người dân.
thành viên trong nhóm đều
cố gắng sửa chữa tốt nhất có
thể” - anh Lượng nói.
Còn đối với những trường
hợp xe hư hỏng nặng không
thể sửa chữa, đội xe bán tải
sẽ làmnhiệmvụ trung chuyển
xuống đèo, ra khu vực chốt
kiểm dịch ở Lăng Cô (Thừa
Thiên-Huế).
Làm biển chỉ đường
cho người về quê
Anh Trương Vĩnh Đặng
(giáo viên, 35 tuổi) cùng cha
Trương Văn Luân (58 tuổi)
đã dầmmưa treo các biển chỉ
dẫn để người dân ở các tỉnh
phía Namkhi đến địa phậnTP
Đà Nẵng không bị lạc đường.
Anh kể trong một lần tham
gia chương trình hỗ trợ lương
TP.HCM:Nhiềungười ngộđộc, hônmê saukhimua rượuở tiệmtạphóavề uống
Ngày 8-10, các bác sĩ Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri
Phương (TP.HCM) cho biết từ khi TP.HCM nới lỏng giãn
cách xã hội (ngày 1-10) đến nay, BV liên tiếp tiếp nhận
hàng chục ca ngộ độc nặng sau khi uống rượu pha cồn
công nghiệp methanol.
Qua khai thác bệnh sử, người nhà bệnh nhân cho biết rượu
được mua ở những tiệm tạp hóa nhỏ. Điển hình là bệnh nhân
nam NVT (sinh năm 1963, ngụ Vĩnh Long), nhập viện trong
tình trạng đau bụng, buồn nôn, lơ mơ và hôn mê.
Người làm chung với bệnh nhân cho biết tối trước khi
nhập viện, bệnh nhân có uống rượu đế mua ở tiệm tạp hóa
nhỏ gần nhà. Đến 3 giờ sáng hôm sau, bệnh nhân bắt đầu
nói sảng, than chóng mặt, nôn ói, sau đó lơ mơ.
Theo BS CKII Đỗ Quốc Hùng, Trưởng Khoa cấp cứu
- BV Nguyễn Tri Phương, chỉ trong tuần đầu tháng 10,
Khoa cấp cứu đã tiếp nhận chín ca ngộ độc rượu, ba ca
xin về vì tiên lượng nặng. Chỉ tính riêng ngày 7-10, có
bốn ca nhập viện vì ngộ độc methanol, chủ yếu ở huyện
Bình Chánh.
Trong số này, có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình
trạng nặng, hôn mê, khó thở, tím tái, suy hô hấp, rối loạn
cân bằng nước, điện giải, nhìn mờ, suy gan, suy thận, tăng
đường huyết, phải hồi sức tích cực.
“Như trường hợp bệnh nhân nói trên, kết quả xét
nghiệm độc chất cho thấy nồng độ methanol trong máu
tăng đến 209,42 mg/dL, gấp hàng chục lần ngưỡng cho
phép” - BS Đỗ Quốc Hùng chia sẻ.
Các bác sĩ cho biết hiện Khoa hồi sức tích cực chống
độc BV Nguyễn Tri Phương đang điều trị cho ba người.
Hầu hết bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol, bị
nôn ói, nhức đầu, lơ mơ dần rồi hôn mê. Trong đó có bệnh
nhân thậm chí ngưng tim ngoại viện là NMH (sinh năm
1990, quê Bạc Liêu).
Theo BS CK2 Đặng Ngọc Kim Thanh, Trưởng Khoa hồi
sức tích cực chống độc BV Nguyễn Tri Phương, ba ca đang
điều trị tại khoa hầu hết đều hôn mê sâu.
HOÀNG LAN
Dầm
mưa
cứu hộ
xemáy
trong
đêm.
Ảnh: BT
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook