232-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy9-10-2021
Xung đột hay ổn định, lựa chọn
nào cho ngoại giao Trung - Mỹ?
Liên tiếp những diễn biến gần đây cho thấy quan hệMỹ - Trung tiếp tục trượt dài trên con đườngmâu thuẫn.
Tuy nhiên, cơ hội cho đối thoại và hàn gắn vẫn còn đó cho cả hai bên.
VĨ CƯỜNG
N
gày 7-10, Cơ quanTình
báo trung ương Mỹ
(CIA) thông báo lập
Trung tâm Sứ mệnh Trung
Quốc (CMC), chuyên trách
về Trung Quốc (TQ), xử lý
các thách thức chiến lược
toàn cầu đến từ Bắc Kinh,
theo hãng tin
Al Jazeera
.
CMC sẽ trực tiếp phối hợp
và tham gia mọi hoạt động
của CIA trong thời gian tới.
Theo Giám đốc CIA - ông
William Burns, thông qua
đơn vị này, CIA sẽ có thể
thống nhất nỗ lực đang triển
khai trong việc đối phó với
TQ - nước ông đánh giá là
“mối đe dọa địa chính trị chủ
chốt củaMỹ trong thế kỷ 21”.
Ông cũng khẳng định CMC
chỉ nhắm vào các thách thức
từ phía chính quyền Bắc Kinh
chứ không nhắm vào người
dân TQ.
Quan hệ Mỹ - Trung
chưa có điều kiện
lắng dịu
Hãng tin
AP
nhận định
việc thành lập CMC là một
động thái đáng chú ý, bởi ở
các đời tổng thống trước đều
chưa từng có một đơn vị tình
báo chính thức nào chỉ hoạt
động tập trung vào TQ, ngay
cả dưới thời cựu Tổng thống
Donald Trump có quan điểm
rất cứng rắn với nước này. Do
đó, điều này trước hết phản
ánh trọng tâm chính sách của
chính quyền Tổng thống Joe
Biden tiếp tục xemTQ là đối
thủ cạnh tranh chiến lược
của Mỹ và đòi hỏi một cách
đối phó toàn diện, đa lĩnh
vực - hiện đã thấy rõ nhất là
tình báo và an ninh - quân sự.
Thông tin về CMC được
công bố chỉ một ngày sau khi
tờ
The Wall Street Journal
tiết lộ thông tin đặc nhiệm
Mỹ gần một năm qua đã đặt
chân lênĐài Loan và làmviệc
trực tiếp với lực lượng phòng
vệ ở đây. Sự ra đời của Hiệp
định Đối tác tăng cường an
ninh ba bên (AUKUS) Mỹ -
Anh - Úc hồi tháng 9 cũng
là ví dụ rõ ràng khác của ý
định siết chặt mũi tiến công
tình báo, an ninh - quân sự
trên quy mô rộng hơn, có sự
thamgia của nhữngđồngminh
cùng năng lực và chung mối
lo ngại về TQ.
Về dài hạn, các diễn biến
này là dấu hiệu cho thấy căng
thẳng giữa Mỹ và TQ sẽ còn
kéo dài và ngày càng tiêu cực.
Ông Biden khi mới nhậm
chức từng có một số phát
ngôn nhấn mạnh sẽ luôn tìm
kiếm giải pháp hòa bình, đối
thoại tích cực với Bắc Kinh.
Phát biểu trước Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc hồi tháng
9, ông Biden tiếp tục nhấn
mạnh không muốn giữa hai
bên nổ ra chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà
quan sát, những hành động
và quyết sách của ông lại cho
thấy điều ngược lại và phản
ánh thực trạng hai nước đang
mất dần những giá trị chung
từng chia sẻ.
Theo tờ
The Los Angeles
Times
, nhiều thập niên qua,
hai cường quốc đã từng vượt
qua các khác biệt cơ bản về hệ
thống chính trị, không những
để cùng tồn tại hòabìnhmà còn
làm điểm tựa cho nền kinh tế
toàn cầu. Hai nước cũng hợp
tác trong nhiều vấn đề trọng
yếu, trong đó có chống biến
đổi khí hậu và phòng chống
dịch bệnh. Song kỷ nguyên
đó dường như đã chấm dứt.
“Hiện cả hai đảng đối lập
chính ở Mỹ đều thống nhất
rằng nước này cần có chính
sách cứng rắn hơn với Bắc
Kinh. Ngay cả các học giả
lâu năm về TQ cũng như các
nhà hoạch định chính sáchMỹ
từng dành phần lớn sự nghiệp
để kết nối quan hệ hai nước,
với kỳ vọng sự gắn kết đó
sẽ khiến Bắc Kinh cải cách
nhưWashingtonmongmuốn,
hiện cũng vỡ mộng” -
The
Los Angeles Times
nhận định.
Đồng quan điểm, trả lời tờ
South China Morning Post
,
chuyêngiaOrvilleSchell thuộc
tổ chức phi lợi nhuận Asia
Society (Mỹ) cũng cho rằng
Mỹ và TQ đang mâu thuẫn
trở lại, từ chiến tranh thương
mại đến cả mô hình quản trị.
Ông Schell nhận định sự kết
giao mà Mỹ và TQ thiết lập
từ lâu đã chấm dứt do xu thế
cải cách và mở cửa của Bắc
Kinh đã thay đổi, chuyển từ
Hy vọngquanhệ Trung -Mỹ có thểđược cải thiệnmột khi Tổng thốngMỹ JoeBiden
(phải)
gặp trực tiếp
Chủ tịchTQTậpCậnBình
(trái)
bên lềhội nghị thượngđỉnhG20vàocuối tháng10. Ảnh: THX/REUTERS
Ngày 8-10, Ủy ban Giải Nobel Na Uy thông báo giải
Nobel Hòa bình năm 2021 thuộc về hai nhà báo điều tra
Maria Angelita Ressa (Philippines) và Dmitry Muratov
(Nga) cho những cống hiến liên quan đến nỗ lực bảo vệ
quyền tự do ngôn luận, theo tờ
South China Morning
Post
. Quyết định trao giải của ủy ban khẳng định những
đóng góp của hai người là điều kiện tiên quyết cho việc
đảm bảo tinh thần dân chủ và hòa bình lâu dài.
Bà Maria Angelita Ressa là nhà báo nổi tiếng ở
Philippines, đồng sáng lập và là giám đốc của trang tin
Rappler
với nhiều bài viết chỉ trích chiến dịch chống ma
túy cực đoan của Tổng thống Philippines - ông Rodrigo
Duterte. Ông Dmitry Muratov là chủ bút của tờ báo tiếng
Nga
Novaya Gazeta
cũng nổi tiếng với những bài báo
chống tham nhũng và bảo vệ quyền con người ở Nga.
Chia sẻ về cảm xúc của mình, trong một thông báo đăng
trên
Rappler,
bà Ressa cho biết bà choáng váng và sốc khi
biết tin mình được trao giải. Trong khi đó, trả lời phỏng
vấn của trang tin
Podyom,
ông Muratov cho biết ông rất
bất ngờ và vinh hạnh khi được trao giải. Thậm chí, ông
còn ngạc nhiên tới mức ban đầu còn tưởng tin nhắn báo
nhận giải là tin nhắn rác.
Chính quyền Philippines chưa lên tiếng về quyết định
của Ủy ban Giải Nobel Na Uy. Về phía Nga, phát ngôn
viên điện Kremlin - ông Dmitry Peskov đã gửi lời chúc
mừng tới ông Muratov và ca ngợi ông là người có lý
tưởng riêng, siêng năng và dũng cảm.
Theo hãng tin
Reuters
, Giải Nobel Hòa bình được tổ
chức lần đầu tiên vào năm 1901 và cho tới nay đã có tổng
cộng 101 giải được trao. Năm ngoái, Chương trình Lương
thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc là bên được vinh
danh vì những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đảm bảo an
ninh lương thực, đẩy lùi nạn đói trên toàn cầu.
PHẠM KỲ
2 nhà báo Philippines và Nga “sốc” khi được trao giải Nobel Hòa bình
Trung Quốc lên tiếng vụ lính Mỹ
có mặt ở Đài Loan
Hãng thông tấn
TânHoaXã
ngày8-10dẫn lời phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao TQ Triệu Lập Kiên cảnh báo TQ sẽ áp
dụng mọi biện pháp cần thiết để “bảo vệ chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của mình” trước thông tin đặc nhiệm
Mỹ đặt chân lên Đài Loan và làm việc trực tiếp với lực
lượng phòng vệ đảo.
ÔngTriệu cũng kêu gọi Mỹ cần nhận thức rõ tính chất
“nhạy cảm cao” của vấn đề Đài Loan và dừng ngay việc
tiếp xúc quân sự với chính quyền Đài Bắc và rút số đặc
nhiệm này ra khỏi Đài Loan.
Lâu nay, Bắc Kinh luôn có chủ trương xem Đài Loan
là một phần không thể tách rời thuộc lãnh thổ TQ và
không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thu hồi nếu cần.
Đài
CNN
ngày8-10dẫnnguồn
tinquốcphòngMỹ chobiết tàu
ngầm chạy bằng năng lượng
hạt nhân USS Connecticut khi
đang hoạt động ở Biển Đông
cuối tuần trước đã va vào một
“vật thể chưa xácđịnh”làmmột
sốthủythủbịthương.TQkhông
bình luận về vụ việc.
Tiêu điểm
Mỹ và TQ đang
mâu thuẫn trở
lại, từ chiến tranh
thương mại, ý thức
hệ đến cả mô hình
quản trị.
thịnh vượng và phát triển
trong trật tự hiện hành sang
kiến tạo trật tự mới. Bên cạnh
đó, chính sách của TQ ở Biển
Đông, biển Hoa Đông và Đài
Loan cũng khiến quan hệ với
Mỹ ngày càng khó khăn hơn.
Chật vật con đường
đi tiếp
Vẫn còn cơ hội để hai bên
có thể cùng đối thoại hiệu
quả, tìm hướng đi chung để
xuống thang căng thẳng. Đó
là khả năng ông Biden sẽ gặp
trực tiếpChủ tịch TQTậpCận
Bình bên lề hội nghị thượng
đỉnh Nhóm các nền kinh tế
phát triển vàmới nổi hàng đầu
thế giới (G20) cuối tháng 10.
Đây là kết quả thu được từ
phiên hội đàm cấp cao giữa
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
Jake Sullivan và Chủ nhiệm
Văn phòng Ủy ban công tác
ngoại sự trungươngTQDương
Khiết Trì ở TP Zurich (Thụy
Sĩ) vừa kết thúc hôm 7-10.
Theođài
CNN
,một cuộcgặp
giữa ông Biden và ông Tập sẽ
là một bước tiến quan trọng
cho mục tiêu tăng cường liên
lạc, ngoại giao để giảm thiểu
những hiểu lầm không đáng
có. Trao đổi với đài
CNBC
,
TS Evan Medeiros thuộc ĐH
Georgetown (Mỹ) cũng cho
rằng tổ chức một hội nghị
thượng đỉnh Mỹ - Trung là
cách tốt nhất để tìm ra con
đường tiến về phía trước
trong cuộc cạnh tranh chiến
lược giữa hai nền kinh tế hàng
đầu thế giới. Theo ông, chỉ có
lãnh đạo cấp cao nhất ở Bắc
Kinh và Washington mới có
thể giúp giải quyết những
vấn đề nóng nhất giữa hai
cường quốc.
“Thực sựkhông có cách tiếp
cận nào khác vào thời điểm
này mang lại cơ hội tốt như
vậy. Tôi nghĩ chính quyền ông
Biden có lý khi nói rằng họ
chỉ muốn tổ chức một cuộc
gặp cấp cao nhất giữa ông
Tập và ông Biden để thiết
lập sắc thái và định hướng
chung của hai nước” - ông
Medeiros đánh giá.
Dù vậy, theo TS Scott
Kennedy thuộc Trung tâm
Nghiên cứu chiến lược và
quốc tế Mỹ (CSIS), nên tiết
chế kỳ vọng cho cuộc gặp
giữa lãnh đạo hai nước vì bối
cảnh hiện nay hai nước đang
quá mâu thuẫn, không thể chỉ
trong một đợt đối thoại là có
thể giải quyết hết. Kịch bản
khả quan nhất là hai ông sẽ
thiết lập các cơ chế giữ ổn
định cạnh tranh Mỹ - Trung,
từ đó tạo điều kiện cho những
thay đổi khác tích cực hơn
theo thời gian.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook