233-2021 - page 16

16
VĨ CƯỜNG
H
ồi cuối tháng 9, khi trả
lời phỏng vấn của tờ
Neue Zurcher Zeitung
(Thụy Sĩ), Giám đốc hãng
dược Mỹ Moderna - ông
Stéphane Bancel từng khẳng
định năng suất toàn ngành sản
xuất vaccine trong sáu tháng
qua đã được mở rộng đáng
kể và sẽ giúp cung cấp đủ
liều vaccine ngừa COVID-19
cho toàn bộ dân số thế giới
tiêm chủng vào giữa năm
2022. Khi đó, đại dịch sẽ
được kiểm soát hoàn toàn.
Đồng quan điểm, GS Sarah
Gilbert thuộc ĐH Oxford
(Anh), Trưởng nhóm phát
triển vaccine AstraZeneca,
tin rằng đại dịch COVID-19
tới năm sau sẽ trở thành một
loại cúm thông thường không
nguy hiểm tới tính mạng con
người nhờ có vaccine.
Dịch vẫn đang
lây lan sâu
Dù vậy, không phải ai cũng
cùng chia sẻ quan điểm tích
cực của hai nhân vật nói trên.
Đơn cử, hãng tin
Reuters
hồi
đầu tháng 10 dẫn lời Trưởng
nhóm kỹ thuật của Tổ chứcY
tếThế giới (WHO) - TSMaria
Van Kerkhove cảnh báo tình
hình dịch trong vài tháng tới
vẫn đang trong giai đoạn khó
lường với các biến thể mới
của virus SARS-CoV-2 có
thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.
“Ở nhiều nước, nhiều người
đang cư xử như thể dịch đã
kết thúc rồi nên tôi phải cảnh
báo lại là không thể lơ là cảnh
giác, chúng ta vẫn chưa thoát
ra khỏi vùng nguy hiểm” - bà
Kerkhove cho hay.
các quốc gia phát triển. Ở
nhóm nước giàu, nhiều nơi
đã tiêm ít nhất một mũi cho
70%-80%, thậm chí hơn 90%
dân số. Tình trạng này hoàn
toàn trái ngược các nước
đang phát triển có thu nhập
thấp hơn, với nhiều quốc gia
ở châu Phi thậm chí chỉ mới
đạt tỉ lệ tiêm chủng dưới 5%,
theo
Our World in Data
.
Chưa hết, Trung tâmPhòng
ngừa và kiểm soát dịch bệnh
châu Âu (ECDC) vừa đưa ra
cảnh báo trong hai tháng tới,
các quốc gia khu vực có tỉ
lệ tiêm chủng thấp sẽ chứng
kiến “sự gia tăng đáng kể số
ca nhiễm COVID-19, số ca
nặng nhập viện và tỉ lệ tử
vong do khả năng lây lan
virus SARS-CoV-2 tại đây
rất cao”.
Sự chênh lệch này rõ ràng
đang là một thách thức rất
lớn cho cuộc chiến chống
COVID-19 toàn cầu. Hầu
hết chuyên gia đều đồng ý
rằng nếu toàn thế giới không
được phủ vaccine đồng đều,
COVID-19 có thể tiếp tục
lây lan và xuất hiện các biến
thể mới.
Theo GS Osterholm, với
việc hàng tỉ người trên thế giới
chưa được tiếp cận vaccine
và ít có cơ hội để loại trừ
virus, thế giới trong năm tới
có thể sẽ phải đối diện các ổ
dịch trong lớp học, trên các
phương tiện công cộng và nơi
làm việc khi ngày càng nhiều
nước quyết tâm đẩy nhanh
tiến độ mở cửa nền kinh tế.
“Tiến trình chấm dứt dịch
bệnh sẽ không thể đồng nhất
trên toàn cầu. Những nước
kiểm soát dịch trễ hơn sẽ gây
nguy hiểmcho những nước đã
kiểm soát được. Đây là một
vấn đề đòi hỏi một sự đồng
thuận quốc tế rất cao và có
những hành động chungmang
tính tập thể. Hiện không còn
nhiều thời gian để chúng ta
mất đoàn kết và hành động
đơn lẻ nữa” - ông Osterholm
nhấn mạnh.•
Quốc tế -
ThứHai11-10-2021
Tình hình trên thực tế phản
ánh rất rõ ý kiến của bà. Đại
dịch COVID-19 vẫn đang lây
lan rộng trên toàn cầu, làm
quá tải các phòng chăm sóc
đặc biệt và bệnh viện ở nhiều
nước. Lào đang chứng kiến
số ca nhiễm tăng trở lại với
hơn 700 ca nhiễm mới một
ngày, theo thống kê của tổ
chức
Our World in Data
. Số
ca nhiễm ở Singapore trong
tuần qua cũng tăng hơn 40%
so với tuần trước đó. Còn ở
New Zealand, số ca nhiễm
mới tăng mạnh gây sức ép
quá lớn lên hệ thống y tế đã
buộc chính phủ nước này phải
điều chỉnh và từ bỏ hoàn toàn
chiến lược quét sạch F0 trong
cộng đồng, chấp nhận sống
chung an toàn với virus.
Cố vấn chính sách chống
COVID-19 của Tổng thống
Mỹ Joe Biden - GS Michael
Osterholm trả lời tạp chí
Fortune
cho rằng việc đại
dịch COVID-19 lây nhiễm
trong cuối năm nay và tới
giữa năm sau vẫn sẽ diễn ra
với tốc độ tương đối đáng lo
ngại, nhất là khi nhiều nước
chuẩn bị bước vào mùa thu
và mùa đông. Theo ông, một
vài năm tới sẽ là chu kỳ lên
xuống của dịch bệnh chiếu
theo tốc độ bao phủ của
vaccine. Thách thức nằm ở
chỗ chúng ta làm thế nào để
dự đoán dịch sẽ ở các mức
đỉnh và đáy nào, quãng thời
gian đạt đỉnh, chạm đáy và
ngược lại sẽ kéo dài bao lâu.
“Chúng tôi hiện chưa thể
biết được nhưng bản thân
tôi có thể nói rằng lây nhiễm
virus giống như cháy rừng
vậy, nó sẽ không ngừng lại
chừng nào virus vẫn còn tìm
thấy đối tượng phù hợp để
tấn công và phát tán” - ông
Osterholm nhận định.
Bất bình đẳng vaccine
chưa được giải quyết
Tính đến nay, đã có khoảng
6,41 tỉ liều vaccine ngừa
COVID-19 được tiêm trên
toàn cầu nhưng phần lớn số
vaccine này chỉ tập trung ở
Người dân đi bộ trên đường phố TP Chicago (Mỹ) hồi tháng 9. Ảnh: GETTY
Đài Loan lên tiếng vụ ông Tập đòi
“thống nhất trong hòa bình”
Trong bài phát biểu ngày 10-10, lãnh đạo Đài Loan -
bà Thái Anh Văn tuyên bố hòn đảo này sẽ tiếp tục tăng
cường khả năng phòng vệ để đảm bảo “không ai có thể ép
buộc Đài Loan chấp nhận con đường Trung Quốc đã vạch
sẵn”.
“Chúng tôi kỳ vọng giảm căng thẳng mối quan hệ
xuyên eo biển và sẽ không hành động hấp tấp nhưng
tuyệt đối không nên nghĩ rằng người dân Đài Loan sẽ
khuất phục trước áp lực. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường
năng lực phòng vệ và chứng minh quyết tâm tự bảo vệ để
không ai có thể ép Đài Loan chọn con đường Trung Quốc
đã vạch sẵn vì nó không phù hợp với nguyện vọng của
chúng tôi” - bà Thái khẳng định, theo hãng tin
Reuters
.
Đây được cho là phản hồi chính thức của Đài Loan sau
khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi ngày 9-10 lên
tiếng cảnh báo trở ngại lớn nhất đối với công cuộc thống
nhất lãnh thổ Trung Quốc là chủ nghĩa ly khai độc lập ở
Đài Loan.
“Những ai đã quên đi di sản của họ, phản bội quê hương
và tìm cách chia cắt đất nước sẽ không có kết quả tốt.
Mọi người không nên đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Trung Quốc.
Nhiệm vụ thống nhất hoàn toàn của Trung Quốc phải đạt
được và nhất định sẽ đạt được” - ông Tập tuyên bố.
Người đứng đầu chính quyền Bắc Kinh nói thêm rằng
Đài Loan là một trong những vấn đề nội bộ của Trung
Quốc, “không cho phép sự can thiệp từ bên ngoài”. Ông
muốn nhìn thấy việc thống nhất hòa bình diễn ra theo
chính sách một quốc gia hai chế độ, tương tự như đã áp
dụng tại Hong Kong.
Tuyên bố của lãnh đạo hai bên đưa ra trong bối cảnh
căng thẳng quân sự ngày càng leo thang tại eo biển Đài
Loan. Tuần trước, chỉ trong bốn ngày tính từ ngày 1-10,
gần 150 máy bay Trung Quốc đã bay vào vùng nhận diện
phòng không (ADIZ) của Đài Loan, gây sức ép đáng kể
lên năng lực phòng thủ cũng như hệ thống phòng không
của hòn đảo.
PHẠM KỲ
Rơi máy bay kinh hoàng ở Nga, 16 người
thiệt mạng
Theo hãng tin
Sputnik,
ngày 10-10 đã xảy ra một vụ
rơi máy bay ở thị trấn Menzelinsk thuộc Cộng hòa tự trị
Tatarstan (Nga). Theo thông báo của Cơ quan Tình trạng
khẩn cấp Nga, đây là máy bay hạng nhẹ Let L-410 thuộc
sở hữu của một câu lạc bộ hàng không trong thành phố.
Máy bay chở theo khoảng 23 hành khách và phi hành
đoàn nhưng gặp trục trặc khi cất cánh, rơi xuống đất và
làm 16 người thiệt mạng tại chỗ, bảy người khác còn lại
may mắn thoát chết.
Hiện trường vụ việc cho thấy thân máy bay đã bị phá
hủy do va chạm, trong khi phần đuôi hầu như vẫn còn
nguyên vẹn. Cơ quan chức năng vẫn đang tích cực điều
tra nguyên nhân vụ tai nạn.
PHẠM KỲ
Tác động tâm lý nghiêm trọng của
COVID-19
Hãng tin
AP
ngày 9-10 dẫn nghiên cứu của các nhà khoa
học tại ĐH Queensland (Úc) ghi nhận đại dịch COVID-19 từ
năm ngoái đến nay đã khiến hơn 76 triệu người mắc phải
các vấn đề tâm lý về rối loạn lo âu và trầm cảm nghiêm
trọng.Theonhómnghiên cứu, nguyênnhân là domọi người
không được ra ngoài và giao tiếp với người khác. Trong khi
đó, nhiều phụ nữ ở nhà phải gánh thêmviệc nhà và đối mặt
nguy cơ bạo lực gia đình ngày càng tăng.
Nhóm nghiên cứu đã kết hợp những phát hiện của họ
với 48 nghiên cứu được thực hiện trước đó để đưa ra một
phân tích tổng hợp về số người mắc các rối loạn tâm thần
ở 204 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2020. Theo đó,
nghiên cứu ước tính số ca mắc rối loạn trầm cảm nghiêm
trọng tăng 28%, từ 193 triệu ca khi không có đại dịch lên
246 triệu ca lúc đại dịch xảy ra. Tương tự, ước tính số ca rối
loạn lo âu cũng tăng 26%, từ 298 triệu ca khi không có đại
dịch lên 374 triệu ca lúc đại dịch xảy ra.
Tình trạng bất bình đẳng về
phânbổvaccineđanghỗ trợvà
tiếp tay chođại dịchCOVID-19,
khiến các biến thể sinh sôi và
phát tán, làm tăng thêm hàng
triệu ca tử vong trên thế giới
và kéo dài tình trạng suy giảm
kinhtếtớihàngngàntỉUSD.Các
quốc gia phát triển cần nhanh
chóng chia sẻ nguồn vaccine
của mình cho thế giới để đại
dịch sớm kết thúc.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
ANTONIO GUTERRES
Tiêu điểm
Ở nhóm nước giàu,
nhiều nơi đã tiêm ít
nhất một mũi cho
70%-80%, thậm chí
hơn 90% dân số.
Chuyên gia cảnh báo tới năm sau
cũng khó hết dịch
Dịch bệnh tiếp diễn nghiêm trọng ở nhiều khu vực cùng tình trạng bất bình đẳng vaccine
là hai nguyên nhân khiến dịch COVID-19 kéo dài.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook