233-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai11-10-2021
NGUYỄNCHÂU
Đ
ể ứng phó với biến đổi khí
hậu (BĐKH), bảo vệ môi
trường và phòng chống
thiên tai, UBND TP.HCM đã
ban hành kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 trên địa bàn. Kế hoạch
hành động đã đưa ra các mục
tiêu cụ thể nhưng để đạt được
mục tiêu thì TP.HCM cần tăng
cường thực hiện các giải pháp.
Hợp tác quốc tế về ứng
phó với biến đổi khí hậu
TP.HCMđã đặtmục tiêugiảm
10%phát thải vào năm 2030 và
tiến tới nền kinh tế carbon thấp,
phát triển bền vững hoặc giảm
phát thải 30% nếu có sự hỗ trợ
của quốc tế. Theo đó, TP.HCM
sẽ lồng ghép các hành động ưu
tiên thích ứng và giảm thiểu vào
quy hoạch ngành vàTP, tích cực
thực hiện camkết củaViệt Nam
cùng cộng đồng quốc tế ứng phó
với BĐKH, hợp tác quốc tế và
kêu gọi hỗ trợ, đầu tư.
Ngoài ra, TP.HCM sẽ chủ
động thúc đẩy các cơ chế hợp
tác quốc tế nhằmđẩymạnh trao
đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu
tư và triển khai các hoạt động
ứng phó với BĐKH. Cạnh đó,
TP.HCM sẽ tiếp tục hoàn thiện
cơ chế, chính sách, tạo khung
pháp lý thuận lợi để tiếp nhận
các nguồn lực cho các dự án
giảm phát thải khí nhà kính, thu
hồi khí thải và các dự án hỗ trợ
tăng cường năng lực thích nghi
với tác động của BĐKH cho
các khu vực dễ bị tổn thương.
Thời gian qua, TP đã ban
hành “Kế hoạch thực hiện
thỏa thuận Paris về BĐKH trên
địa bàn TP.HCM”. Một trong
những giải pháp được đặt ra
trong thỏa thuận này là cần
phải tăng cường hợp tác với
các tổ chức quốc tế để tranh
thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ.
TP.HCM sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp
tham gia giao lưu thương mại
và xúc tiến đầu tư với các nước
trên thế giới trong chuyển giao
công nghệ, phát triển nguồn
nhân lực cho các dự án giảm
phát thải khí nhà kính, thu hồi
khí thải và các dự án hỗ trợ tăng
cường năng lực thích nghi với
tác động của BĐKH.
TP.HCM sẽ tiếp tục tăng
cường hợp tác trong và ngoài
nước, hợp tác công - tư (PPP)
nhằm huy động mạnh mẽ và
hiệu quả hơn mọi nguồn lực
đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa.
Hướng đến nền kinh tế
tuần hoàn
Để giảm ô nhiễm và suy
thoái môi trường sống, việc
chuyển đổi sang kinh tế tuần
hoàn là cần thiết. Việc chuyển
đổi này là cơ hội lớn để phát
triển bền vững, nó không chỉ
đạt mục tiêu kinh tế - xã hội,
môi trường mà còn có thể ứng
phó với BÐKH một cách hiệu
quả. Việc chuyển đổi cũng nâng
cao nhận thức của người dân về
tái sử dụng, tái chế chất thải,
hạn chế tiêu dùng những mặt
hàng sử dụng một lần không
cần thiết.
GS-TS Lê Thanh Hải, Viện
trưởng Viện Môi trường và
Tài nguyên (ĐH Quốc gia
TP.HCM), đánh giá: “Thời
gian qua, TP.HCM đã thực
hiện được nhiều giải pháp có
hiệu quả. Điển hình, chúng ta
đã cải tạo hệ thống thoát nước
và đã giảm được phát thải bằng
cách giảm những phương tiện
giao thông cũ nát…”.
Theo GS-TS Lê Thanh Hải,
để giảm phát thải, chúng ta
nên xem xét các nguồn phát
thải hiện nay đang chi phối
chất lượng môi trường ở các
địa phương. Cụ thể, phải giảm
thiểu phát thải từ giao thông,
đối với nước thải thì cần thực
hiện những quy hoạch xử lý
nước thải theo kế hoạch đã có.
Ngoài ra, theo ông Hải, để
giảm phát thải thì nên chú
ý đến vấn đề liên quan việc
thu gom, xử lý rác. Hiện nay,
chúng ta vẫn thực hiện chủ
yếu là chôn lấp nhưng việc
chôn lấp cũng tạo ra phát thải
khí nhà kính vì nó không thật
sự an toàn. Chính vì vậy nên
áp dụng những giải pháp như
dùng rác để làm phân bón, đốt
rác phát điện…hướng đến nền
kinh tế tuần hoàn.
Còn theo PGS-TS Nguyễn
Hồng Quân, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu phát triển kinh
tế tuần hoàn (ĐH Quốc gia
TP.HCM), để giảm phát thải
nên lồng ghép các chương trình
giảm phát thải vào những dự
án, mô hình sản xuất trên các
lĩnh vực như công nghiệp,
nông nghiệp. Cạnh đó, chúng
ta cần chuyển dịch sang kinh
tế tuần hoàn.
“Để giảm phát thải, chúng
ta có thể lồng ghép dự án vào
các chương trình công của TP
như mua sắm tiêu dùng xanh,
trồng cây xanh. Ngoài ra, hiện
nay nhiều nơi sản xuất nông
nghiệp theo mô hình sinh thái,
điều này ngoài việc tạo được
những sản phẩm sạch còn có
thể giúp giảm phát thải khí nhà
kính. Đối với rác thải, chúng ta
có thể biến rác thành tài nguyên
như làm phân bón, làm thức
ăn cho gia súc…” - PGS-TS
Nguyễn Hồng Quân chia sẻ.•
Giao thông
vận tải làmột
trong những
hoạt động tăng
phát thải khí
nhà kính.
Ảnh:
NGUYỄNCHÂU
Tăng cường quản lý nhà nước
về biến đổi khí hậu
Mục tiêu được đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 của TP.HCM
là tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách về ứngphó với BĐKH;
kế thừa và triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, dự án
ưu tiên nhằmnâng cao năng lực ứng phó với BĐKH, giảm thiểu
thiệt hại do BĐKH gây ra.
Đồng thời, TP.HCM nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH
thông qua việc tăng cường quản lý nhà nước về BĐKH, thúc
đẩy lồng ghép thích ứng BĐKH và quy hoạch, kế hoạch.TP.HCM
cũng tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực
thích ứng của cộng đồng, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều
chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.
Ngoài ra, TP.HCM
sẽ chủ động thúc đẩy
các cơ chế hợp tác
quốc tế nhằm đẩy
mạnh trao đổi kinh
nghiệm, hợp tác đầu
tư và triển khai các
hoạt động ứng phó
với BĐKH.
Đường sắt Cát Linh -
HàĐông: Tổng thầu
không thực hiện
kết luận của
KiểmtoánNhànước
Bộ GTVT vừa gửi Thủ tướng dự thảo báo
cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về dự án tuyến
đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trong đó
nêu ra một số khó khăn trong việc đưa dự án vào
khai thác thương mại.
Về tiến độ dự án, Bộ GTVT cho biết tuyến này
đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt thiết bị và
vận hành thử toàn hệ thống vào tháng 12-2020.
Công tác nghiệm thu cũng được Bộ GTVT hoàn
thành và gửi Hội đồng nghiệm thu nhà nước đề
nghị tiến hành kiểm tra và có ý kiến.
Tuy nhiên, dự án có quy mô lớn, tính chất
phức tạp, lần đầu tiên được thực hiện ở Việt
Nam nên quá trình hoàn thiện thủ tục nghiệm
thu bàn giao kéo dài. Hiện nay, cơ quan thường
trực Hội đồng nghiệm thu nhà nước thường
xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu
trong quá trình thực hiện dự án; đồng thời đã
tiến hành kiểm tra tổng thể hiện trường. Dự kiến
hội đồng sẽ tổ chức họp để ra thông báo kết quả
kiểm tra cuối cùng trong tháng 10-2021.
“Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng
kiểm tra nhà nước, Bộ GTVT sẽ bàn giao dự án
cho UBND TP Hà Nội tiếp nhận, vận hành khai
thác theo quy định…” - Bộ GTVT khẳng định.
Trong dự thảo này, Bộ GTVT một lần nữa nêu
rõ nguyên nhân dự án chậm tiến độ, đội vốn.
Chẳng hạn việc giải phóng mặt bằng chậm; quy
định của Việt Nam về hình thức hợp đồng EPC
(thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công) chưa rõ
ràng, có nhiều khác biệt với thông lệ quốc tế nên
hợp đồng EPC ký kết ban đầu chưa hoàn chỉnh,
thiếu chặt chẽ.
Cạnh đó, Việt Nam chưa lường hết các yêu
cầu về kỹ thuật công nghệ. Các đơn vị tư vấn
tham gia lập, thẩm tra dự án chưa có nhiều kinh
nghiệm dẫn đến thiết kế cơ sở ban đầu sơ sài,
chưa lường hết được quy mô, tính chất, công
năng, phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật.
Từ đó, dự án phải điều chỉnh nhà ga tăng 2-3
tầng, điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu
khí hậu sang thép inox, thay đổi vị trí bãi đúc
dầm… làm tăng tổng mức đầu tư lên 9.231 tỉ
đồng (từ hơn 8.769 tỉ đồng lên hơn 18.001 tỉ
đồng).
Theo Bộ GTVT, vướng mắc chủ yếu của dự án
hiện nay là việc thanh toán và thực hiện ý kiến
kết luận của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), gây
ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu, bàn giao để
vận hành khai thác.
Cụ thể, năm 2018, dự án được KTNN thực
hiện kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản
lý, sử dụng vốn đầu tư. Trên cơ sở kết luận của
kiểm toán, Bộ GTVT đã rà soát và xử lý các nội
dung liên quan đến việc quản lý tài chính, kế
toán…
Tuy nhiên, do đây là dự án đường sắt đô thị
đầu tiên tại Việt Nam và thực hiện theo hình
thức EPC, việc thực hiện một số nội dung theo
kết luận của KTNN gặp khó. Cụ thể, tổng thầu
EPC là nhà thầu nước ngoài (được chỉ định
trong hiệp định vay) cho rằng mình không có
nghĩa vụ phải thực hiện các kết luận của KTNN.
“Tổng thầu cũng thiếu hợp tác và từ chối thực
hiện, nhất là các nội dung liên quan đến chi phí
bổ sung, phát sinh, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục
theo yêu cầu của KTNN…” - Bộ GTVT cho hay.
Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GTVT tiếp
tục tập trung rà soát, hoàn tất thủ tục trong việc
thực hiện kết luận của KTNN và làm việc với
đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, với tham tán
thương mại Đại sứ quán Trung Quốc… để giải
quyết dứt điểm vướng mắc trên.
VIẾT LONG
TP.HCM: Tăng giải
pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu
TP.HCMđang từng bước triển khai các hoạt động giảmnhẹ phát thải
khí nhà kính, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook