233-2021 - page 3

3
COVID-19 tốt hơn nữa thông
qua việc nâng cao năng lực
của hệ thống y tế, nhất là y tế
cơ sở, y tế dự phòng.
Tôi cho rằng đây phải là
nhóm nhiệm vụ - giải pháp
quan trọng, cấp bách ngay từ
đầu năm 2022 nhằm “thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả với dịch bệnh
COVID-19”, tạo nền tảng cho
quá trình phục hồi và phát
triển kinh tế bền vững. Hướng
dẫn “thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả với
dịch bệnh COVID-19” cần
được - và chắc là - sẽ được
ban hành sớm. Đây là yếu tố
tiên quyết, không thể thiếu để
phục hồi kinh tế.
Hướng dẫn này cho đến
nay đang được tiếp thu, tích
hợp các nguyên tắc cơ bản
của “bình thường mới”, tăng
tính chủ động cho DN, người
dân và tạo sự thống nhất trong
phòng chống dịch từ trung
ương đến địa phương tốt hơn.
Tập trung tháo gỡ
các điểm nghẽn
thể chế
. Rải rác ởmột số thời điểm,
trong lúc chúng ta chống dịch,
có tình trạng là các quy phạm
pháp luật dường như cũng là
một rào cản cho phục hồi,
phát triển kinh tế. Theo ông,
ta có thể tận dụng cơ hội này
như thế nào?
+ĐúnglàkhidịchCOVID-19
hoành hành thì nhiều bất cập
của thể chế, của hệ thống pháp
luật càng bộc lộ rõ hơn. Bởi
thế, trong chiến lược phục hồi
và phát triển kinh tế tới đây,
việc hoàn thiện thể chế, cải
cách hành chính, cải thiệnmôi
trường đầu tư, kinh doanh là
khâu đặc biệt quan trọng. Thể
chế đầu tư kinh doanh được
hoàn thiện thì chúng ta mới
có điều kiện để tiếp tục cải
cách điều kiện kinh doanh,
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong sản xuất, kinh doanh;
nâng cao năng lực, hiệu lực,
hiệu quả của bộ máy chính
quyền, hành chính các cấp.
Thực tế, đây cũng là một
trong những trọng tâmưu tiên
của Chính phủ từ đầu nhiệm
kỳ. Thủ tướng đã giao 10 bộ
rà soát các luật có liên quan
để sửa đổi, bổ sung nhằm
tháo gỡ các điểm nghẽn. Tôi
thấy Chính phủ dự tính trình
sửa 10 luật liên quan đến đầu
tư, kinh doanh… theo hướng
tăng thẩm quyền cho các bộ,
địa phương, đơn giản quy
trình, thủ tục cũng là điều
đáng ghi nhận.
. Ông nhận định thế nào
nếu Quốc hội chấp thuận các
đề xuất cải cách thể chế của
Chính phủ?
+ Nếu những đề xuất của
Chính phủ được Quốc hội
chấp thuận thì chắc chắn môi
trường đầu tư, kinh doanh của
Việt Nam được cải thiện hơn
nữa. Nếu đơn giản hơn các quy
trình, thủ tục phê duyệt các dự
án thì DN sẽ được hưởng lợi,
các địa phương thực hiện tốt
thẩm quyền được phân công
thì kinh tế - xã hội có cơ hội
phục hồi nhanh hơn.
Cạnh đó, khi các khó khăn,
vướng mắc về thể chế được
tháo gỡ thì chắc chắn đầu tư
nước ngoài cũng được thu hút
tốt hơn. Chúng ta sẽ có thêm
nguồn lực để phục hồi kinh
tế khi huy động được nguồn
lực quan trọng này. Chẳng
những vậy, quá trình nối lại
chuỗi cung ứng để hội nhập
với thế giới sau phục hồi cũng
sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.
.
Xin cám ơn ông.•
còn giải quyết triệt để và giúp cho DN có
cơ hội phục hồi thì cần phải có chính sách
đặc biệt, phù hợp với thực tiễn hơn. Với
một chính sách mạnh hơn và vượt tầm của
Ngân hàng Nhà nước thì phải trình Quốc
hội và Chính phủ xem xét, phê duyệt” -
ông Hùng cho biết.
THÙY LINH
Thời sự -
ThứHai11-10-2021
Không đáp
ứng đủ
điều kiện
về tài sản
thế chấp là
rào cản lớn
nhất khiến
doanh
nghiệp khó
tiếp cận
vốn vay từ
ngân hàng.
Ảnh:
HOÀNG
GIANG
.
Phóng viên
:
Có chuyên gia đã góp ý rằng:
Ngânsáchcầnphảichimạnhtayđểvựcdậynền
kinhtế,chocảbatuyếnđanggặpkhókhăn:DN,
người lao động và những đối tượng an sinh xã
hội. Cùng với đó là miễn luôn các khoản thuế,
phí hiện đang được gia hạn.
+PGS-TS
TrầnĐìnhThiên
:Mụctiêuchunglà
cần tái lậpnền tảng, các động lực tăng trưởng
mới chogiai đoạnnày. Bởi vậy, dù là chínhsách
gì thì cũng cần phải tiếp cận toàn diện cả về
cung - cầu. Tín dụng, chi phí, lao động và kích
cầu tiêudùng, giải ngânvốnđầu tưcôngcũng
như các khâu kết nối đều quan trọng.
Nhữngđề xuất nhưgiảmchi phí, miễn thuế
hay chi tiêu công (trong đó có giải ngân vốn
đầu tư công) đềuđã được Chínhphủ tínhđến
và đang thúc đẩy, triển khai các giải pháp. Có
một chương trình tạo ra nhiều sức bật tới đây
của Chính phủ là thúc đẩy giải ngân vốn đầu
tư công, tập trung đầu tư các công trình hạ
tầng quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông
và nông nghiệp, thủy lợi. Dự kiến nguồn vốn
đầu tư công tronghai năm2022-2023 khoảng
1,2 triệu tỉ đồng. Nếu làm được điều này thì
động lực tăng trưởng là rất lớn.
Nếu tới đây, kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa
XV phê chuẩn các giải pháp tổng thể của
Chính phủ đệ trình thì chắc chắn sẽ có nền
tảng cho DN, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ
từ năm 2022 trở đi.
Bởi vì mục tiêu của chúng ta hiệnnay vẫn là
tăng trưởng kinh tế 6,5%-7%/năm trong giai
đoạn 2021-2025. Giữ vữngmục tiêu ấy trong
bối cảnh năm2021 đã chịu tác động tiêu cực
của dịch COVID-19 thì những giải pháp đột
phá là cần thiết.
Giải pháp phải đủ đột phá để kinh tế phục hồi mạnh mẽ
iệp, tăng nội lực nền kinh tế
Ông
NGUYỄN QUỐC KỲ
,
Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch
Vietravel:
Nới lỏng điều kiện được thụ hưởng
Dự báo là tình hình kinh doanh quý IV-2021 và năm 2022
tiếp tục còn gặp nhiều khó khăn.
Bản thân doanh nghiệp (DN) chúng tôi cũng được tiếp
cận những chính sách hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
COVID-19, song các gói hỗ trợ hiện nay có quy mô thấp nên mức độ thụ hưởng
chưa thấm tháp gì so với thiệt hại của dịch bệnh gây ra cho DN.
Tôi cho rằng đối với gói hỗ trợ giảm, giãn thuế cần xem xét theo từng giai
đoạn cụ thể ứng với tình hình dịch bệnh hoặc tiêu chí để tránh việc triển khai cầm
chừng. Hiện mức độ hỗ trợ DN chưa nhiều so với nhu cầu khi DN bị thiệt hại bởi
tác động của dịch bệnh và thời gian thụ hưởng hỗ trợ còn ngắn so với nhu cầu và
tình hình hoạt động của DN.
Do đó, các cơ quan chức năng cần rà soát các quy định, điều kiện. Từ đó, xem
xét nới lỏng các yêu cầu về điều kiện thụ hưởng; xóa bỏ các quy định cồng kềnh
để DN có thể thụ hưởng chính sách hỗ trợ bằng tiền từ ngân sách và gói hỗ trợ tín
dụng.
Ông
LÊHỮUNGHĨA
,
Tổng giámđốc Công ty Xây dựng Lê Thành:
Thúc đẩy đầu tư công và tư nhân
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 tác động dữ dội, làm
cho DN rất khó khăn, để hỗ trợ giúp nền kinh tế phát triển trở
lại, ngoài việc đẩy mạnh đầu tư công, tôi cho rằng cần đẩy
mạnh đầu tư của tư nhân song hành cùng đầu tư công. Giả sử cả
nước có 1.000 dự án, mỗi dự án có quy mô vốn 1.000 tỉ đồng
được khởi công xây dựng, tương ứng với 1 triệu tỉ đồng được giải ngân. Điều này
sẽ giúp cả nền kinh tế phát triển trở lại vì khi các dự án đầu tư hoạt động sẽ kéo
theo khoảng 35 ngành, nghề khác phát triển.
Song để làm được điều này, Quốc hội cần xem xét ban hành một luật áp dụng
trong khoảng hai năm với nhiều điều kiện được nới lỏng hơn. Chỉ có như vậy, DN
mới có thể vượt qua được giai đoạn cam go này.
Ông
PHẠM VĂN VIỆT
,
Phó Chủ tịch Hội Dệt May
Thêu Đan TP.HCM:
Phải có cơ chế đặc biệt
Chính phủ cần có gói hỗ trợ lãi suất với quy chế đặc biệt để
tất cả DN tiếp cận được, không phân biệt ngành, nghề. Bởi lẽ
trong bối cảnh dịch COVID-19, dòng tiền như ôxy đối với DN.
Thế nhưng đa phần các DN không thể tiếp cận được các gói hỗ
trợ lãi suất bởi quy định ngặt nghèo tại Luật Tổ chức tín dụng. Nếu muốn được
giải ngân, DN phải đảm bảo các tiêu chí như không có nợ xấu, đảm bảo doanh thu,
có lợi nhuận, có tài sản đảm bảo...
Trong khi đó, đại dịch COVID-19 đã khiến doanh thu DN sụt giảm, lợi nhuận
âm, không có tài sản đảm bảo, dự báo khôi phục hoạt động phải trên hai năm trong
khi điều kiện cho vay của ngân hàng thương mại không đổi.
Dự kiến tháng 10-2021, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính sẽ trình Quốc hội
gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm (khoảng 3.000 tỉ đồng) trên tổng dư nợ 100.000 tỉ đồng
thì các DN vẫn khó tiếp cận được nếu không sớm ban hành một cơ chế đặc biệt
cho các DN gặp khó khăn do đại dịch.
PHẠM THỊ NGỌC THỦY
,
Giám đốc điều hành Văn
phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV)
:
Rút ngắn khoảng cách giữa chính sách
và thực tiễn
Trong bối cảnh hiện tại, DN gặp rất nhiều khó khăn về sức
khỏe tài chính. Dòng tiền vào thì ít mà dòng tiền chi ra thì liên
tục. Cho nên DN có quan điểm chung là nhận được bất cứ sự hỗ
trợ nào của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng đều là phao cứu sinh cho
cộng đồng DN.
Tuy nhiên, giữa kỳ vọng trong thực tế với những chính sách đã ban hành thì vẫn
còn có khoảng cách nhất định. Thứ nhất, liên quan đến các chính sách về thuế, phí
và những khoản tiền phải nộp còn có nhiều hạn chế. Đối với chính sách tín dụng,
trong thời gian vừa qua dù các ngân hàng thương mại đã tích cực hỗ trợ nhưng các
DN phản hồi rằng quá trình thực hiện ở các ngân hàng chưa đồng nhất. Tức là việc
tiếp cận chính sách từ phía các ngân hàng thương mại còn có khoảng cách.
Chẳng hạn, khi đã có Thông tư 01 sửa đổi nhưng các ngân hàng vẫn chưa triển
khai. Chính vì vậy, trong thời gian tới đây, các ngân hàng thương mại cần đối thoại
trực tiếp với từng nhóm khách hàng để cải thiện năng lực tiếp cận vốn của DN.
THÙY LINH
ghi
Cácdoanhnghiệp, chuyêngianóigì?
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook