233-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai11-10-2021
TRÚCPHƯƠNG- TRẦNVŨ
V
ụ tiêu hủy đàn chó của gia đình
ông Phạm Minh Hùng khi về
Cà Mau tránh dịch đang là mối
quan tâm của dư luận. Với nhiều
người, chó, mèo là người đồng hành
thân thiết, đem đến nguồn vui, niềm
an ủi trong cuộc sống. Do đó, việc
chính quyền xử lý đàn chó khiến họ
đau lòng và đặt ra các vấn đề về tính
hợp lý, hợp pháp của việc tiêu hủy.
Chỉ có một con nhiễm virus,
“xử” cả đàn chó
Ngày 8-10, ông Hùng chở vợ, mang
theo đàn chó 15 con (gồm bốn con
chó lớn và 11 con chó con) cùng đồ
đạc lỉnh kỉnh chạy xe máy từ Long
An về Cà Mau.
Ông Hùng cho biết đàn chó ở với
gia đình ông từ lâu. Trước khi dịch
bùng phát, ông làm phụ hồ tại Long
An được 250.000 đồng/ngày thì đàn
chó có 100.000 đồng mua thức ăn.
Nay dịch bệnh, ông chở vợ về Cà
Mau (quê người em dâu) để tránh
dịch. Đường xa gian khổ nhưng vợ
chồng ông quyết mang chó theo vì
sợ chúng bị bắt ăn thịt hoặc chết đói.
Tuy nhiên, sau khi vượt gần 300
km về đến Cà Mau, vợ chồng ông xét
nghiệm và ra kết quả dương tính với
COVID-19 nên phải đi bệnh viện điều
trị. Đến ngày 9-10, ông hay tin đàn
chó 13 con (do ông Hùng đã cho bớt
hai con chó con tại chốt kiểm dịch)
và cả con mèo của vợ chồng người
em đều đã bị Trạm Y tế xã Khánh
Hưng, huyện Trần Văn Thời tiêu hủy.
UBND huyện Trần Văn Thời xác
định phải tiêu hủy đàn chó này bởi chủ
nhân đã dương tính với COVID-19
và có một con qua xét nghiệm dương
tính với một loại virus. Tuy nhiên,
loại virus gì thì phía UBND huyện
Trần Văn Thời chưa thông tin cụ thể.
Phải chứng minh được chó,
mèo có khả năng lây nhiễm
Theo luật sư NguyễnVăn Hậu (Phó
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM),
về cơ sở pháp lý, Điều 6 Nghị định
90/2017 quy định phạt 5-6 triệu đồng
đối với hành vi vận chuyển động vật
mẫn cảm với dịch bệnh đã công bố và
sản phẩm của chúng qua vùng có dịch
bệnh động vật mà không được phép
của cơ quan có thẩmquyền nơi có dịch.
Đồng thời, cơ quan chức năng phòng
chống dịch bệnh phải thực hiện biện
pháp khắc phục hậu quả là buộc giết
mổ động vật và xử lý nhiệt sản phẩm
động vật đối với hành vi vi phạm trên.
Còn tại điểm b khoản 4 Điều 12
Nghị định 117/2020 cũng quy định
hành vi “đưa ra khỏi vùng có dịch
UBNDhuyện
Trần Văn Thời
họp báo
chiều 10-10.
Ảnh: TRẦNVŨ
15 con chó theo
vợ chồng ông
PhạmMinh
Hùng về quê.
(Ảnh cắt từ clip)
Cần làm rõ có quyết định
xử phạt, buộc tiêu hủy đàn
chó không, nếu không ra
quyết định là sai; đồng
thời người có thẩm quyền
phải chứng minh được
chó, mèo là động vật có
nguy cơ lây nhiễm.
“Tiêu hủy là đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch”
Chiều 10-10, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời (Cà
Mau), chủ trì họp báo để thông tin vụ tiêu hủy đàn chó của gia đình ông
Phạm Minh Hùng.
Ông Công cho biết theo phản ánh của những người cách ly cùng vợ chồng
ôngHùng thì đàn chó, mèo này đi lung tung nên nhiều người trong khu cách
ly đề nghị giải quyết vì sợ lây bệnh. Bên cạnh đó, do áp lực chống dịch nên
xã lập biên bản tiêu hủy. Về quy trình xử lý tiêu hủy, huyện sẽ làm rõ thêm
và thông tin cho báo chí sau, nếu có sai sẽ xử lý nghiêm và đúng quy định.
Tại buổi họp báo, các PV được xem clip người đàn ông là anh em với ông
Hùng bắt từng con bỏ vào bao và các hình ảnh thiêu đốt xác đàn chó nhằm
khẳng định thông tin đàn chó bị giết ăn thịt là không đúng sự thật.
Tiêu hủy 13 chú chó
ở Cà Mau: Cơ sở
pháp lý chưa vững
Với nhiều người, chó, mèo là người đồng hành thân thiết trong
cuộc sống; việc tiêu hủy chúng phải đúng pháp luật, đảmbảo tính
hợp lý, hợp pháp.
Luật và Đời
Lý, tình trongvụ tiêuhủy
13 chú chó ởCàMau
(Tiếp theo trang 1)
Xứ Tây có câu thành ngữ “Love me, love my dog” (tạm dịch:
Yêu tôi thì phải yêu cả con chó của tôi). Câu này có nghĩa gần
với câu nói của người Việt “Yêu nhau yêu cả đường đi lối về”.
Người Tây đưa con chó vào thành ngữ vì con chó được xem như
một thành viên, một người bạn trong gia đình.
Đối với nhiều gia đình người Việt, con chó và rộng ra là vật
nuôi cũng được xem là thành viên của gia đình. Đây tuyệt nhiên
không phải là thói học đòi hợm hĩnh mà xuất phát từ bản chất
trọng tình của người Việt Nam.
Vì vậy, gia đình ông Phạm Minh Hùng mất đi 13 con chó tuyệt
nhiên không phải là điều có thể dửng dưng, đặc biệt là 13 con
chó này đã trải qua hành trình gian nan gần 300 km từ Long An
về đến Cà Mau. Đó là nỗi đau không chỉ người chủ phải chịu
đựng mà ai mắt thấy tai nghe cũng không thể cầm lòng.
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì bệnh
truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người
hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là virus, vi khuẩn, ký
sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm. Quyết
định 173/2020 ngày 1-2-2020 và Quyết định 07/2020 ngày
26-2-2020 của Thủ tướng quy định COVID-19 là bệnh truyền
nhiễm nhóm A. Tuy nhiên, cho đến nay, trên thế giới lẫn Việt Nam
vẫn chưa có kết luận đáng tin cậy nào khẳng định chó, mèo là
động vật có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 sang người.
Công bằng mà nói, chó, mèo có thể là trung gian truyền
bệnh COVID-19, tức là mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
và có khả năng truyền bệnh (như việc tiếp xúc qua lông, da).
Tuy nhiên, trung gian truyền bệnh không đồng nghĩa với
việc cho rằng chỉ có chó, mèo là động vật có nguy cơ lây nhiễm
COVID-19 sang người.
Tương tự như chó, mèo, mọi hàng hóa, vật phẩm, thực
phẩm, môi trường, không khí đều có thể là trung gian truyền
bệnh COVID-19. Do đó, nếu cho rằng tiêu hủy chó, mèo là biện
pháp cần thiết thì cũng phải tiêu hủy luôn quần áo, xe cộ của
người về từ vùng có dịch bởi những vật phẩm, hàng hóa này
hoàn toàn có thể là trung gian truyền bệnh. Một khi không tiêu
hủy mọi vật phẩm, hàng hóa của người về từ vùng có dịch thì
cũng cần phải bình tâm xem xét lại việc tiêu hủy toàn bộ đàn chó
có phải là quá vội vã hay không?
Hiện nay, điểm g khoản 2 Điều 54 Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm 2007 quy định áp dụng biện pháp tiêu hủy động vật
có nguy cơ làm lây bệnh sang người khi Chủ tịch nước công bố
tình trạng khẩn cấp về dịch. Cho đến nay, Chủ tịch nước chưa
công bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Do đó, không thể áp dụng
biện pháp này nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.
Ngoài Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì điểm b
khoản 4 Điều 12 Nghị định 117/2020 cũng quy định hành vi “đưa
ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật,
thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền
bệnh dịch” sẽ bị phạt 20-30 triệu đồng, đồng thời hành vi này sẽ
bị áp dụng biện pháp “buộc tiêu hủy”.
Vấn đề có tính pháp lý đặt ra là muốn áp dụng hình thức xử
phạt và biện pháp khắc phục hậu quả này thì người có thẩm
quyền phải chứng minh được các yếu tố cấu thành nên hành vi vi
phạm.
Về mặt thực tiễn, ông Hùng đã được chứng minh là người
dương tính với virus SARS-CoV-2. Long An là vùng có dịch, còn
con chó là động vật. Đây là những thông tin đã được chứng minh
cụ thể. Tuy nhiên, mấu chốt là chính quyền huyện Trần Văn Thời
phải chứng minh đàn chó có khả năng lây truyền bệnh dịch hay
không. Hiện nay, chính quyền huyện chỉ mới có thông tin một
con chó có mang virus nhưng lại không hề nói rõ là virus gì. Chỉ
chứng minh được một con chó mang virus không rõ là virus gì
mà tiêu hủy luôn những con chó khác là không thật sự thỏa đáng.
Ngoài ra, là một biện pháp nằm trong nhóm cưỡng chế hành
chính nên biện pháp “buộc tiêu hủy” chỉ có thể được áp dụng khi
có quyết định thể hiện dưới dạng văn bản. Nếu không có quyết
định thể hiện dưới dạng văn bản thì việc “buộc tiêu hủy” cho dù
đúng về nội dung cũng không đúng về thủ tục.
Hiện nay, áp lực người dân về địa phương tránh dịch đang rất
nặng nề. Bước đầu, các địa phương đã thực hiện tốt chính sách
an dân, lo cho dân từng miếng ăn, giấc ngủ trong khu cách ly. Để
tăng cường trách nhiệm của địa phương thì nhiều văn bản của
trung ương đã xác định trách nhiệm của người đứng đầu nếu để
dịch xâm nhập và lây lan trên diện rộng. Có lẽ vì sự quyết liệt
đó mà cơ quan chức năng liên quan trong vụ này đã đưa ra cách
hành xử chưa thật sự thấu tình đạt lý.
TS CAO VŨ MINH
Chó, mèo không lây
dịch bệnh cho người
BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia
dịch tễ học BV Nhi đồng 1 (TP.HCM),
chobiết khôngcóbằngchứngkhoahọc
về việc chó, mèo bị nhiễmCOVID-19 và
lây cho người.
Chó, mèo có thể bị nhiễm loại virus
cũng có tên corona nhưng chủng virus
này cũng chỉ lây bệnh trên chó, mèo và
không có khả năng lây cho người.
HOÀNG LAN
Tiêu điểm
thuộc nhóm A những động vật… có
khả năng lây truyền bệnh dịch” bị
phạt tiền 20-30 triệu đồng, áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả là buộc
tiêu hủy (điểm c khoản 6 Điều 12).
Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
2007, Quyết định 173/2020 ngày
1-2-2020 và Quyết định 07/2020
ngày 26-2-2020 của Thủ tướng thì
bệnh COVID-19 được xếp vào bệnh
truyền nhiễm nhóm A.
Long An và Cà Mau là các địa
phương đang có dịch bệnh, gia đình
ôngHùngcũngđangnhiễmCOVID-19.
Tuy nhiên, TS Cao Vũ Minh cho
rằng hiện chưa có kết luận khoa học
nào khẳng định chó, mèo là động vật
có nguy cơ lây nhiễmCOVID-19 sang
người.Dođó, người có thẩmquyềnphải
chứngminh được chó, mèo là động vật
có nguy cơ lây nhiễm thì mới xử phạt
và áp dụng biện pháp tiêu hủy được.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook