6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa12-10-2021
bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp,
TAND Tối cao đã ban hành Công
văn 125 ngày 11-5-2021. Theo đó,
các tòa án tại đơn vị hành chính
áp dụng Chỉ thị 16/2020 của Thủ
tướng phải tạm dừng xét xử, trừ các
trường hợp cấp bách phải thực hiện
theo yêu cầu của
pháp luật. Khi đó,
dù các vụ án đã
hết thời hạnchuẩn
bị xét xử (kể cả
gia hạn) thì tòa
án cũng không
được phép mở
phiên tòa.
Điều này dẫn
đến khả năng khi tòa án được phép
mở lại phiên tòa thì vụ án đã hết thời
hạn chuẩn bị xét xử theo quy định
(kể cả gia hạn). Vậy khoảng thời
gian tòa tạm dừng xét xử có được
cấn trừ vào thời hạn chuẩn bị xét
xử, để không bị coi là vi phạm thời
hạn chuẩn bị xét xử theo quy định
của BLTTDS hay không?
Thậm chí, đối với các tòa án tại
đơn vị hành chính áp dụng Chỉ thị
15/2020 của Thủ tướng, việc mở
phiên tòa có thể diễn ra nếu vụ án
đã hết hoặc sắp hết thời hạn chuẩn
bị xét xử (kể cả gia hạn). Tuy nhiên,
để mở phiên tòa, tòa án phải tiến
hành nhiều hoạt động tố tụng, mà
quan trọng nhất là xác minh, thu
thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ
các tình tiết khách quan trong vụ án.
Trong khi đó,
theoCôngvăn125
ngày 11-5-2021
của TAND Tối
cao thì việc thu
thập, cung cấp,
giao nộp chứng
cứ ở các tòa án
tại nơi áp dụng
Chỉ thị 16 hoặc
Chỉ thị 15 gần như là không thể
thực hiện. Chính vì vậy, việc bắt
buộc phải mở phiên tòa trong trường
hợp này có khả năng sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng giải quyết vụ án dân
sự do tòa án không có đủ tài liệu,
chứng cứ để giải quyết, nhưng nếu
không xét xử thì sẽ vi phạm thời
hạn chuẩn bị xét xử.
Từ những lý do này, theo tôi cần
bổ sung “lý do thiên tai, dịch bệnh”
vào căn cứ tạm đình chỉ giải quyết
vụ án tại Điều 214 BLTTDS 2015.
Hướng dẫn thế nào là
“có lý do chính đáng”
Theo khoản 4 Điều 96 BLTTDS
2015, thời hạn giao nộp tài liệu,
chứng cứ do thẩm phán được phân
công giải quyết vụ việc ấn định
nhưng không được vượt quá thời
hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ
thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết
việc dân sự. Đây là sự thay đổi quan
trọng và cần thiết của BLTTDS,
đảm bảo cho tòa sơ thẩm có đầy
đủ chứng cứ để giải quyết toàn
diện, chính xác, tránh trường hợp
tòa phúc thẩm hủy hoặc sửa án vì
thiếu chứng cứ.
Cũng theo quy định này, đương sự
vẫn có thể giao nộp tài liệu, chứng
cứ sau khi hết thời hạn nếu có lý do
chính đáng. Tuy nhiên, hiện không
có hướng dẫn như thế nào là “có lý
do chính đáng” dẫn đến việc các
tòa tùy nghi hiểu và có cách giải
thích, áp dụng không thống nhất.
Do đó, theo tôi cần có hướng dẫn
cụ thể cho quy định này, đồng thời
bổ sung “có lý do chính đáng” vào
căn cứ tạm đình chỉ vụ án dân sự.
Cạnhđó, khoản5Điều96BLTTDS
2015 quy định khi giao nộp tài liệu,
chứng cứ cho tòa án, đương sự có
nghĩa vụ sao gửi cho các đương sự
khác. Đây cũng là một bước tiến
để thực hiện nguyên tắc công khai
chứng cứ.
Tuy nhiên, BLTTDS 2015 lại
không quy định chế tài xử lý trong
trường hợp đương sự không thực
hiện nghĩa vụ này. Điều này dẫn
đến việc các tòa án vẫn phải thực
ThS
HUỲNHQUANG THUẬN
(*)
T
heo khoản 1 Điều 203 Bộ luật
Tố tụng dân sự (BLTTDS)
2015, thời hạn chuẩn bị xét xử
sơ thẩm đối với các loại vụ án theo
thủ tục thông thường là bốn tháng
đối với vụ án dân sự, hôn nhân và
gia đình; hai tháng đối với vụ án
lao động, kinh doanh, thương mại
kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức
tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng,
trở ngại khách quan thì có thể gia
hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng
không quá hai tháng đối với vụ
án dân sự, hôn nhân và gia đình;
không quá một tháng đối với vụ án
lao động, kinh doanh, thương mại.
Tương tự, theo khoản 1 Điều 286
BLTTDS 2015, thời hạn chuẩn bị
xét xử phúc thẩm là hai tháng kể
từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn
không quá một tháng.
Đưa lý do “thiên tai,
dịch bệnh” vào căn cứ
tạm đình chỉ
Vừa qua, trước tình hình dịch
Một số đề xuất
sửa đổi Bộ luật
Tố tụng dân sự
hiện thay cho đương sự trong các
phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải, dẫn đến việc kéo dài thời gian
giải quyết vụ án.
Do đó, cần bổ sung chế tài xử lý
nếu vi phạm nghĩa vụ tại khoản 5
Điều 96 BLTTDS 2015 theo hướng
nếu đương sự không thực hiện, tòa
án có thể không sử dụng chứng cứ
mà các đương sự cung cấp hoặc
các đương sự phải chịu các khoản
phí liên quan đến việc tòa án phải
sao gửi tài liệu, chứng cứ cho các
đương sự khác.•
(*)
ThS Huỳnh Quang Thuận hiện
là giảng viên Khoa luật dân sự
Trường ĐH Luật TP.HCM.
Về thẩmquyền của tòa án, nếu đối tượng tranh chấp
là bất động sản, thẩm quyền theo lãnh thổ chỉ thuộc
về tòa án nơi có bất động sản (điểm c khoản 1 Điều 39
BLTTDS 2015). Tuy nhiên, hiện chưa có hướng dẫn thế
nào là đối tượng tranh chấp là bất động sản.
Điều này dẫn đến việc tồn tại rất nhiều quan điểm
khác nhau trong việc xác định đối tượng tranh chấp
là bất động sản, đặc biệt là tranh chấp đối với các hợp
đồng liên quan đến bất động sản như hợp đồng đặt
cọc, hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, cho thuê bất
động sản…
Do đó, theo tôi cần có hướng dẫn cụ thể thế nào là
đối tượng tranh chấp là bất động sản. Có thể hướng
dẫn theo nguyên tắc đảm bảo tòa án có thẩm quyền
theo lãnh thổ phải là tòa án phù hợp nhất để giải quyết
vụ án một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
Thế nào là tranh chấp bất động sản?
Không có hướng dẫn
như thế nào là “có lý do
chính đáng” dẫn đến
việc các tòa tùy nghi hiểu
và có cách giải thích, áp
dụng không thống nhất.
Xịt sơn lên ô tô của người bán nhà
vì không trả lại tiền
TAND TP.HCM vừa nhận kháng nghị đề nghị tăng án bị
cáo Lê Hữu Tài (sinh năm 1965 tại Bình Định) bị truy tố,
xét xử về tội cố ý làm hư hỏng tài sản.
Trước đó, TAND TP Thủ Đức tuyên phạt bị cáo một
năm sáu tháng cải tạo không giam giữ (VKS đề nghị 6-9
tháng tù). Đồng thời bị cáo đang có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, số tiền mua nhà vẫn chưa được bị hại trả lại nên cần
miễn việc khấu trừ thu nhập cho bị cáo.
Theo hồ sơ, vụ án xuất phát từ mâu thuẫn sau khi ký
hợp đồng mua căn hộ Lavita (TP Thủ Đức) với chị NTST.
Do bức xúc việc chị T vi phạm hợp đồng và không trả
lại tiền mua nhà, 4 giờ 40 ngày 30-8-2020, Tài chạy xe
máy đến tầng hầm để xe của chung cư Lavita.
Tại đây, Tài đến chỗ chiếc ô tô Ford Focus màu nâu của
chị T rồi xịt màu sơn đỏ lên nắp capô dòng chữ “hẹn gặp
mày”. Đồng thời Tài sơn vào hai cánh cửa bên hông ghế
phụ của xe dòng chữ “xe lừa đảo”, xịt sơn vào hai cánh
cửa bên hông phía ghế lái.
Phát hiện xe bị xịt sơn, chị T đã đến cơ quan công an phường
trình báo. Qua kiểm tra camera tại bãi xe, công an đã mời Tài
về làm việc.
Theo kết luận giám định, thiệt hại chiếc ô tô trên do bị
xịt sơn là 15 triệu đồng.
HOÀNG YẾN
Tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép,
em nối gót anh vào tù
Ngày 11-10, TAND tỉnhAn Giang xét xử sơ thẩm và tuyên
phạt bị cáo Nguyễn Văn Quá (38 tuổi, ngụ xã KhánhAn,
huyệnAn Phú, An Giang) bốn năm tù về tội tổ chức cho người
khác xuất cảnh trái phép.
Theo cáo trạng, để có tiền tiêu xài, Quá và anh ruột là
Nguyễn Văn Phú đã câu kết với một số người ở Campuchia tổ
chức đưa người xuất cảnh trái phép.
Ngày 10-10-2020, một người ở Campuchia gọi điện thoại
yêu cầu Quá đưa bốn người xuất cảnh trái phép từ Việt Nam
sang Campuchia với giá 1,2 triệu đồng. Trong lúc Quá và Phú
đưa bốn người khách xuất cảnh sang Campuchia thì bị Công
an xã KhánhAn phát hiện. Phú bị bắt, còn Quá chạy thoát.
Đến sáng 11-1-2021, Quá điều khiển vỏ lãi đến khu vực ấp
An Khánh, xã KhánhAn chuẩn bị tiếp tục đưa một người đàn
ông xuất cảnh trái phép sang Campuchia thì bị Công an huyện
An Phú phát hiện và bắt quả tang.
Trước đó, Nguyễn Văn Phú đã bị TAND huyệnAn Phú
tuyên phạt 18 tháng tù cũng về tội tổ chức cho người khác xuất
cảnh trái phép.
HẢI DƯƠNG
Cần bổ sung căn cứ tạmđình chỉ giải quyết
vụ án vì lý do thiên tai, dịch bệnh khiến tòa
không thể thực hiện việc giải quyết vụ án
trong hạn luật định.
Người dânđược kiểmtra thânnhiệt phòngdịchCOVID-19 trước khi vàoTANDTP.HCMhồi trướcđợt dịch lần thứ tư.
Ảnhminhhọa: HOÀNGGIANG
Tiêu điểm
Góp ý cụ thể một nội dung
cần bổ sung
Cần bổ sung theo hướng cho phép
tòa được tạm đình chỉ giải quyết vụ
án trong trường hợp bất khả kháng
khác do thiên tai, dịch bệnh khiến tòa
không thể giải quyết vụ án trong hạn
luật định (kể cả thời gian gia hạn).
Mặt khác, đối với các trường hợp vi
phạm thời hạn chuẩn bị xét xử vì lý
do dịch bệnh trong thời gian chưa có
quy định mới bổ sung, cần xem đây
không phải là việc vi phạm thủ tục tố
tụng để đảmbảo quyền lợi cho thẩm
phán và những người tiến hành tố
tụng có liên quan.