8
Đô thị -
ThứBa 12-10-2021
Tiêu điểm
Bộ GTVT vừa thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Quốc hội
tiến độ triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, giai đoạn
2017-2020.
Theo đó, cao tốc Bắc - Nam có 11 dự án thành phần, trong
đó có tám dự án đầu tư công và ba dự án đầu tư theo hình thức
đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.
Với các dự án thành phần đầu tư công, Bộ GTVT cho biết đã
khởi công và cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra. Riêng dự án Cam
Lộ - La Sơn chậm so với kế hoạch khoảng 8% do nhà thầu
không huy động được nhân lực, máy móc; ảnh hưởng của dịch
COVID-19 và lũ lụt.
Căn cứ quy định hợp đồng, Ban quản lý dự án Cam Lộ - La
Sơn có văn bản cảnh cáo đối với 17 nhà thầu, khiển trách bảy
nhà thầu; yêu cầu thay thế chỉ huy trưởng công trường đối với
một nhà thầu; điều chuyển khối lượng đối với một nhà thầu.
Tuy nhiên, một số gói thầu dự án Cam Lộ - La Sơn vẫn còn
gặp khó khăn về mặt bằng và có nguy cơ phải kéo dài thời gian
hoàn thành toàn bộ dự án.
Đối với các dự án PPP, Bộ GTVT cho biết nhà đầu tư và
doanh nghiệp dự án đang đàm phán với ngân hàng để ký kết
hợp đồng tín dụng cho vay, đồng thời triển khai phương án huy
động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện dự án.
Theo Bộ GTVT, khó khăn lớn hiện nay của dự án là công
tác giải phóng mặt bằng chậm. Thủ tướng có nhiều công điện
chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, các tập đoàn EVN, VNPT,
Viettel… tuy nhiên hiện nay vẫn còn khoảng 10,46 km chưa
được bàn giao.
Một số dự án còn vướng mắc cục bộ do người dân khiếu
kiện, tranh chấp, chủ hộ đang ở nước ngoài, người dân khiếu
nại về đơn giá, chính sách bồi thường, tái lấn chiếm mặt bằng
hoặc đã nhận tiền nhưng không đồng ý bàn giao mặt bằng…
Cạnh đó, 9/11 dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam còn gặp
khó về nguồn cung ứng vật liệu xây dựng. Cá biệt tại dự án
quốc lộ 45 - Nghi Sơn có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa
các đơn vị cung cấp, vận chuyển vật liệu xây dựng cho dự án.
Với các dự án PPP, Bộ GTVT cho biết việc huy động vốn
đang gặp khó khi ngân hàng đề nghị được áp dụng điều khoản
chia sẻ doanh thu theo quy định tại Điều 82 Luật Đầu tư theo
phương thức đối tác công tư (PPP). Do đó bên cạnh việc tích cực
đàm phán với ngân hàng, các nhà đầu tư đang nỗ lực huy động
các nguồn vốn hợp pháp khác như tăng vốn chủ sở hữu, phát
hành trái phiếu doanh nghiệp… để thực hiện dự án.
V.LONG
Chở khách liên tỉnh từ 13-10:
Các địa phương chưa sẵn sàng
Dù Bộ GTVT cho phép khôi phục xe khách liên tỉnh từ ngày 13 đến 20-10, song các địa phương
và đơn vị vận tải vẫn chưa thể chủ động thực hiện.
ĐÀOTRANG
M
ới đây, Bộ GTVT ban
hành Quyết định 1777
về việc cho thí điểm
khôi phục xe khách liên tỉnh
trên toàn quốc từ ngày 13 đến
20-10. Tuy nhiên, với những
yêu cầu về phòng chống dịch
COVID-19 của Bộ GTVT,
nhiều hãng xe chưa thể đáp
ứng. Trong khi đó, nhiều địa
phương cũng đang bị động
và chưa thể sẵn sàng triển
khai ngay.
Hãng xe chưa đủ điều
kiện tham gia vận tải
Cụ thể, Bộ GTVT quy định
hành khách lưu thông từ địa
phương có nguy cơ rất cao,
nguy cơ cao đến địa phương
có nguy cơ tương đương hoặc
thấp hơn phải tiêm đủ liều
vaccine phòng COVID-19
hoặc có kết quả xét nghiệm âm
tính với COVID-19 trong 72
giờ và tuân thủ các quy định
phòng dịch.
Đối với tài xế, nhân viên
phục vụ trên xe, Bộ GTVT
đưa ra các quy định tương
tự hành khách. Tuy nhiên,
khi chuẩn bị hết thời hạn của
giấy xét nghiệm, tài xế, nhân
viên phục vụ phải đến cơ sở
y tế hoặc bến xe, trạm dừng
nghỉ, chốt kiểm soát dịch để
xét nghiệm trước khi tiếp tục
hành trình.
Đáng chú ý, Bộ GTVT yêu
cầu tài xế và phụ xe phải tiêm
đủ liều vaccine (thẻ xanh trên
Sổsứckhỏeđiện tử/PC-COVID
hoặc giấy chứng nhận tiêm
đủ liều vaccine của cơ quan
có thẩm quyền cấp) hoặc đã
khỏi bệnh COVID-19 trong
vòng sáu tháng tính đến thời
điểm về địa phương.
Kế hoạch khai thác giai đoạn
thí điểm trong vòng chín ngày,
sau đó Bộ GTVT sẽ tổng hợp
Đại diện Bến xeMiềnTây cho
biết theo kếhoạch của BộGTVT,
từ ngày 13-10 sẽ thí điểm vận
tải khách liên tỉnh theo tuyến
cố định, song đến nay bến xe
chưa nhận được tuyến nào sẽ
hoạt động.
Dự thảo phương án vận tải khách đi
và đến TP.HCM
Ngày 10-10, Sở GTVT TP.HCM đã gửi các tỉnh, thành về
dự thảo phương án tổ chức các tuyến vận tải khách đến và đi
từ TP.HCM.
Để được hoạt động, các đơn vị vận tải, bến xe, hành khách, tài
xế… cần tuân thủ nhiều quy định. Đáng chú ý, hành khách tới
TP.HCMyêu cầu có kết quả xét nghiệmâm tính với SARS-CoV-2,
song không có yêu cầu về việc tiêm vaccine.
Đối với hành khách đi từ TP.HCM phải đáp ứng điều kiện đã
tiêm ít nhất một mũi vaccine được 14 ngày (đối với các loại
vaccine tiêm hai mũi) hoặc giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19
(dưới sáu tháng) và kết quả xét nghiệmâmtính với SARS-CoV-2.
Dự kiến tổ chức vận tải khách liên tỉnh theo ba giai đoạn. Giai
đoạn 1, từ ngày 1 đến 15-11; giai đoạn 2, từ ngày 15 đến 30-11;
giai đoạn 3, sau ngày 30-11 đến hết tháng 12. Đối với cả ba giai
đoạn, việc tổ chức khai thác vận tải khách không quá 50% tần
suất khai thác của các tuyến.
Lãnh đạo các sở
GTVT ở phíaNam
cũng cho biết hiện nay
đang phải bàn bạc
phương án vận tải
khách liên tỉnh với các
địa phương liên quan
và chưa có phương án
thống nhất.
BộGTVT đã quyết định cho thí điểmvận tải khách liên tỉnh từ ngày 13 đến 20-10. Ảnh: ĐÀOTRANG
Cảnh cáo17nhà thầuđể cao tốcBắc -Namchậmtiếnđộ
và đánh giá kết quả, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ và Ban
chỉ đạo quốc gia phòng chống
dịch COVID-19.
Phần lớn các hãng vận tải
khách đều mong muốn được
hoạt động trở lại nhưng với
quy định của Bộ GTVT thì
các hãng cho rằng chưa thể
đáp ứng yêu cầu.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, hãng xe khách Huy
Hoàng (lộ trình Thái Nguyên
- TP.HCM - Vũng Tàu) cho
biết hiện nay nhiều tài xế của
hãng ở Thái Nguyên chưa
được tiêm vaccine hoặc mới
chỉ tiêm một mũi nên không
đủ điều kiện chạy.
“Ngoài ra, hiện nay tuyến
cố định có được chạy lại hay
không phải phụ thuộc vào các
địa phương là Thái Nguyên,
TP.HCMvà Bà Rịa-VũngTàu.
Các địa phương đều thống nhất
thì hãng mới có thể chạy lại
được” - đại diện hãng xe Huy
Hoàng chia sẻ.
Tương tự, ông Quách Hôn,
Giám đốc Công ty Vận tải
Tuyết Hon (lộ trình TP.HCM
- Kiên Giang), cho biết hiện
nay công ty đang đợi SởGTVT
của Kiên Giang và TP.HCM
đồng ý, hai sở thống nhất thì
các hãng vận tải mới có thể
chạy. Theo thí điểm của Bộ
GTVT, tài xế, nhân viên phải
tiêm đủ hai mũi vaccine mới
được tham gia vận tải, song
đến nay đa phần tài xế, tiếp
viên của hãng mới chỉ tiêm
một mũi nên việc hãng hoạt
động trở lại từ ngày 13-10 là
không khả thi.
“Chúng tôi cũngmongmuốn
được hoạt động trở lại để tạo
điều kiện cho tài xế, nhân viên
có công ăn việc làm và phục
vụ người dân. Trường hợp Bộ
GTVT cho chạy liên tỉnh thì
cần tạo điều kiện cho tài xế,
tiếp viên được tiêm vaccine
và cần các địa phương liên
quan cho phép” - ông Quách
Hôn cho biết.
Các địa phương chưa
sẵn sàng
Lãnh đạo các sở GTVT ở
phía Nam cũng cho biết hiện
nay đang phải bàn bạc phương
án vận tải khách liên tỉnh với
các địa phương liên quan và
chưa có phương án thống nhất.
Trao đổi với PV, ôngNguyễn
Tấn Tài, Giám đốc Sở GTVT
tỉnhTây Ninh, cho rằng những
hoạt động khôi phục cần có
sự đánh giá, có ý kiến của cả
Ban chỉ đạo phòng chống dịch
của tỉnh. Do đó, Bộ GTVT có
thí điểm từ ngày 13-10 thì địa
phương cũng chưa thể thực
hiện ngay được. Tỉnh cần đánh
giá nhu cầu hành khách có hay
không, có thể di chuyển bằng
hình thức nào và đề xuất thời
gian áp dụng.
Sở GTVT tỉnh Tây Ninh
cũng cho biết đối với việc
chạy lại vận tải khách liên tỉnh
theo tuyến cố định, sở cũng
đang xem xét, nghiên cứu để
tham mưu trình UBND tỉnh
quyết định.
Tương tự, lãnhđạoSởGTVT
tỉnh Long An cho hay vận tải
khách liên tỉnh cần có sự thống
nhất của các địa phương. Hiện
nay, các địa phương đang chủ
động để lên phương án liên kết
giao thông với nhau. Trường
hợp đủ biện pháp phòng chống
dịch thì sẽ cho một số tuyến
chạy lại.
Ông Trần Văn Bon, Giám
đốc SởGTVT tỉnhTiềnGiang,
thông tin hiện nay giữa các
tỉnh chưa có sự thống nhất
với nhau nên xe liên tỉnh chưa
thể chạy lại.
“Hiện Bộ GTVT có chủ
trương nhưng cần có nhạc
trưởng để các địa phương cùng
thống nhất. Khi các tỉnh có
tiếng nói chung, các công tác
triển khai phòng chống dịch,
đi lại liên tỉnh mới nhịp nhàng,
mang lại hiệu quả” - ông Bon
khẳng định.
Đại diện SởGTVTTP.HCM
cũng cho biết: Trước khi có
Quyết định1777củaBộGTVT,
sở đã có dự thảo vận tải khách
liên tỉnh và gửi các địa phương
góp ý. Hiện đã có Quyết định
1777 của Bộ GTVT thì sở sẽ
thực hiện theo. Tuy nhiên, sở
phải chờ văn bản thống nhất
của các tỉnh, tỉnh nào đồng ý
mới có thể cho xe khách hoạt
động lại được.•