251-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 1-11-2021
Tiêu điểm
VKSND tỉnh Phú Yên vừa kháng nghị vụ Đặng Ngọc
Tàu (sinh năm 1984, trú xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng
Xuân, Phú Yên) cưỡng đoạt tài sản, đề nghị xử phúc thẩm
theo hướng hủy án để điều tra lại.
Khoảng 1 giờ ngày 10-8-2019, Tàu cùng nhóm bạn ăn
nhậu tại trụ sở thôn Tân Thọ, xã Xuân Sơn Bắc, huyện
Đồng Xuân. Lúc này, anh Phan Thế Anh điều khiển xe
tải chở bồn trộn bê tông chạy ngang qua theo hướng đi về
thôn Mỹ Long, xã An Dân, huyện Tuy An.
Sau đó, Tàu cùng nhóm bạn chở nhau bằng xe máy đến
thôn Mỹ Long thì thấy xe tải của anh Thế Anh đậu trên
bãi đất trống. Tàu chở bạn chạy đến, nói xe của anh đã
làm đứt dây điện của người dân và yêu cầu bồi thường. Sợ
nhóm này đập phá xe, anh Thế Anh đưa cho Tàu 900.000
đồng. Nhóm Tàu quay về nhậu tiếp.
Đến khoảng 3 giờ cùng ngày, nhóm của Tàu chạy xe
máy xuống thôn Phú Mỹ, xã An Dân thì thấy xe của anh
Thế Anh đang mắc kẹt ở gốc cây bên đường và làm đứt
dây điện của hai hộ dân. Tàu tiếp tục uy hiếp, buộc anh
Thế Anh phải đưa 3,15 triệu đồng rồi cả nhóm quay về
tiếp tục ăn nhậu. Tàu chia tiền cho cả nhóm, còn lại 2,6
triệu đồng Tàu giữ lại sử dụng.
Xử sơ thẩm ngày 20-9, TAND huyện Tuy An đã xử phạt
bị cáo Tàu một năm ba tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản.
VKSND tỉnh Phú Yên cho rằng khi Tàu thực hiện hành
vi uy hiếp, chiếm đoạt tài sản của bị hại, những người
trong nhóm đều biết nhưng không ai phản đối mà còn
đi cùng Tàu. Quá trình ăn nhậu, tất cả thống nhất chạy
xuống gặp tài xế xe tải để lấy tiền ăn nhậu, nếu không đưa
tiền sẽ không cho đi… Hành vi của những người nói trên
có dấu hiệu đồng phạm với Tàu. VKS cho rằng việc điều
tra của cấp sơ thẩm chưa đầy đủ, có dấu hiệu bỏ lọt người
phạm tội nên đã kháng nghị như trên.
S.BA
2 lầnuyhiếp tài xế xe tải lấy tiềnănnhậu
Ngânhàng tịch thu
xedoanhnghiệp
vận tải sau thời gian
dài giãn cách
Nếu ngân hàng nhận chính tài sản đảmbảo để thay thế cho
việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng thì phải được thỏa
thuận khi xác lập giao dịch đảmbảo.
Công ty, bãi giữ xe làmđơn trình báomất tài sản sau khi bị ngân hàng cẩu xe đi.
Ảnh: CÔNGNGUYÊN
CÔNGNGUYÊN
N
gày 26-10, ông Nguyễn Anh
Tuấn, đại diện Công ty TNHH
Vận tảiAnhTuấn Phát (thị trấn
Diên Khánh, huyện Diên Khánh,
KhánhHòa), cho biết đã có đơn trình
báo mất cắp tài sản gửi đến Công an
xã Vĩnh Thái, TP Nha Trang.
Khách hàng: Ngân hàng
lẳng lặng thu giữ tài sản
đảm bảo
Theo ông Tuấn, tài sản bị mất là
xe khách 47 chỗ biển số 79B-027…
đang gửi tại bãi giữ xe số 5, đường
Phong Châu, xã Vĩnh Thái, TP Nha
Trang vào khoảng 11 giờ ngày 15-10.
Đại diện chủ bãi xe cũng có đơn
trình báo sự việc rằng lúc 9 giờ 40
ngày 15-10, một nhóm người đi trên
hai ô tô và xe cẩu xưng là thuộcNgân
hàng TPBank đi cùng với một trung
úy công an mặc sắc phục và thông
báo đến thu hồi nợ. Nhóm người đã
tự ý cẩu xe khách biển số 79B- 027…
thuộc sởhữu củaCông tyTNHHVận
tảiAnhTuấnPhát đangđậu tại đâymà
không có sự chứng kiến của chủ xe
hoặc người đại diện bãi xe.
Theotìmhiểu,tháng6-2018,côngty
của ôngTuấnvayNgânhàngThương
mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)
5,4 tỉ đồng để mua bốn xe khách, thế
chấp hai xe để đảm bảo khoản vay.
Hợp đồng thế chấp có thỏa thuận về
vấn đề xử lý tài sản đảm bảo.
Traođổi với
PhápLuật TP.HCM,
ôngNguyễnAnhTuấn cho biết trong
hai năm 2018 và 2019, công ty vẫn
đóng lãi, gốc cho ngân hàng. Từ năm
2020, 2021, do dịch COVID-19 kéo
dài, nguồn khách du lịch đến Khánh
Hòa giảm sâu, ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động, nguồn thu của công ty. Bị
Tịch thu xe là đẩy doanh
nghiệp vào đường cùng
Dịch kéo dài, các công ty vận tải bị
thiệt hại rất nghiêm trọng. Phía ngân
hàng cần có những giải pháp hợp
lý, hợp tình để chung tay với doanh
nghiệp vượt qua khó khăn.
Ngân hàng tịch thu tài sản, thu hồi
nợ đối với doanh nghiệp trong giai
đoạn này là đẩy doanh nghiệp vào
đường cùng.
Luật sư
NGUYỄN TƯỜNG LINH
,
Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa
Tôn trọng thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp
Theo Điều 299, Điều 303 BLDS 2015, các trường hợp và các phương thức
xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi khoản vay đều phải dựa trên sự thỏa thuận
của các bên.
Nếu ngân hàng nhận chính tài sảnđảmbảo để thay thế cho việc thực hiện
nghĩa vụ của khách hàng thì phải được thỏa thuận khi xác lập giao dịch đảm
bảo.Nếukhôngcóthỏathuận,ngânhàngchỉđượcnhậnchínhtàisảnđảmbảo
để thay thế cho việc thực hiệnnghĩa vụ khi kháchhàngđồng ý bằng vănbản.
Ngoài ra, để xử lý các khoản nợ xấu, ngân hàng có thể áp dụng các quy
định về xử lý, thu giữ tài sản đảm bảo tại khoản 2 Điều 95 Luật Các tổ chức
tín dụng năm2010 (sửa đổi, bổ sung năm2017), Nghị định 163/2006 về giao
dịchđảmbảo (hiệnnayNghị định163/2006đãđược thay thếbằngNghị định
21/2021, có hiệu lực ngày 15-5-2021) vàNghị quyết 42/2017 củaQuốc hội về
thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Điều 4 Nghị quyết 42/2017/QH14 định nghĩa nợ xấu là khoản nợ được
hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15-8-2017 hoặc khoản nợ được
hình thành trước ngày 15-8-2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian
nghị quyết có hiệu lực.
Như vậy, các khoản vay hình thành sau ngày 15-8-2017 sẽ không thuộc
phạmvi điềuchỉnhcủaNghị quyết 42/2017/QH14.Thay vàođó, cáchợpđồng
đảmbảo, biệnphápđảmbảođược xác lập, thựchiện từngày15-5-2021 thuộc
phạm vi điều chỉnh của Nghị định 21/2021.
Trườnghợphợpđồngđảmbảo, biệnphápđảmbảođược xác lập, thựchiện
trong giai đoạn từ 15-8-2017 đến 15-5-2021 thì áp dụngNghị định 163/2006
vàNghị định11/2012 (sửađổi, bổ sungNghị định163/2006) và theoquyđịnh
chuyển tiếp tại khoản 1 Điều 61 Nghị định 21/2021.
Theo thông tin của báo nêu, khách hàng có xác lập quan hệ tín dụng đầu
tiên từ tháng 6-2018. Như vậy, trong trường hợp này, hợp đồng đảm bảo,
biện phápđảmbảo được xác lập, thực hiện thuộc thời gian từ 15-8-2017 đến
15-5-2021, việc xử lý tài sản đảm bảo, các bên sẽ căn cứ Nghị định 163/2006
và Nghị định 11/2012 để giải quyết.
Cụ thể, Điều 63 Nghị định 163/2006 về giao dịch đảm bảo quy định: Bên
giữ tài sản đảm bảo phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông
báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báomà bên giữ tài
sản đảm bảo không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài
sản đảm bảo theo quy định để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.
Luật sư
HOÀNGTƯ LƯỢNG
, Đoàn Luật sư TP.HCM
cấmhoạt động thời gian dài nên công
tyđãphát sinhnợxấuđối vớiTPBank.
Công ty đã nhiều lần làm đơn gửi
ngân hàng xin giảm lãi, khoanh nợ
nhưng không được đồng ý. Cho đến
nay,phíacôngtycònnợngânhànghơn
3,8 tỉ đồng. Thời gian gần đây, công
ty đã nhiều lần làm việc với đại diện
ngânhàngđể tìmphương án cho công
ty kéo dài hoạt động, tạo nguồn thu
trả nợ nhưng chưa đi đến thống nhất.
Cũng theo ông Tuấn, sau khi công
ty làm đơn trình báo mất tài sản vào
ngày 15-10 thì ngày 16-10, nhân viên
của ngân hàng đã liên hệ với ông và
gửi qua email thông báo nợ, quyết
định tịch thu ô tô của công ty.
Theo ôngTuấn, công ty đã cạn kiệt
tài chính sau khi giãn cách kéo dài.
Công ty không trốn nợ nhưng ngân
hàng cần có chính sách vừa có lý vừa
có tình để công ty gượng dậy làm ăn
mà trả nợ. Thu tài sản lúc này khác gì
ngân hàng đẩy doanh nghiệp xuống
hố sâu sau đại dịch. 
Ngân hàng: “Chúng tôi đã
thông báo cho khách hàng”
Liên quan đến vụ việc trên, phía
TPBank đã có phản hồi
Pháp Luật
TP.HCM
rằng ngày 8-7 đã gửi văn
bản thông báo tự nguyện bàn giao,
thông báo thu giữ, quyết định thu giữ
tớiCông tyAnhTuấnPhát quachuyển
phát nhanh. Công tyđã nhậnđược các
văn bản này. Thông báo có ghi rõ việc
ngân hàng sẽ thực hiện thu giữ tài sản
và đề nghị công ty phối hợp trong bàn
giao. Đồng thời, TPBank đề xuất xây
dựng lộ trình trả nợ cho các khoản còn
lại nhưngdoanhnghiệpkhônghợp tác.
Saukhi thugiữxengày15-10, ngân
hàng có giao lại cho bãi xe thông tin
liên lạc, quyết định thu giữ để đơn vị
này có căn cứ làm việc với chủ xe và
yêu cầu công ty đến ngân hàng để giải
quyết sự việc.
Ngày 16-10, TPBank raThông báo
271/2021/CV-TPBvớimụcđíchthông
báo cho công ty biết việc TPBank đã
thu giữ tài sản ngày 15-10 và đề xuất
thời gian để công ty cân đối nguồn
tài chính thanh toán các khoản nợ
quá hạn theo hợp đồng tín dụng đã
ký trước khi ngân hàng chuyển sang
phát mại tài sản.
TPBank đã thực hiện hỗ trợ cơ cấu
nợ choCông tyAnhTuấnPhát hai lần
theo chủ trương và chỉ đạo của Ngân
hàngNhà nước. Công ty chỉ thực hiện
thanh toán khoản vay quá hạn một
phần (ngày 9-4-2021 nộp 84,5 triệu
đồng, ngày 23-4-2021 nộp 41 triệu
đồng). Đến nay, công ty không đóng
thêmbất kỳ khoản nào và nợ quá hạn
lên nhóm 4 (234 ngày, tính đến ngày
16-10-2021).
Sau thời gian đó, TPBank có liên
lạc để yêu cầu công ty thanh toán các
khoản nợ quá hạn và đủ điều kiện cơ
cấunợnhưng công tykhông thựchiện
được. Vào tháng 4-2021, TPBank đã
làm việc bằng biên bản với công ty
về việc xây dựng lộ trình giảm các
khoản nợ quá hạn tại TPBank để đủ
điều kiện cơ cấu nợ theo quy định.
Tuy nhiên, công ty không thực hiện
được như đã cam kết.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook