256-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy6-11-2021
• COVID-19:
Thuốc trị COVID-19
Molnupiravir do hai hãng dược Mỹ là
Merck và Ridgeback Biotherapeutics
cùng phát triển đã được quốc gia đầu
tiên trên thế giới phê duyệt, đó là Anh,
theo hãng tin
Reuters
. Ngày 4-11, Cơ
quan Quản lý thuốc và các sản phẩm
y tế của Anh (MHRA) khuyến cáo sử
dụng Molnupiravir để điều trị cho bệnh
nhân mắc COVID-19 thể nhẹ và trung
bình. Bệnh nhân nên uống Molnupiravir
càng sớm càng tốt sau khi xét nghiệm
nhiễm COVID-19 và trong vòng năm
ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng. 
• Mỹ:
Ngày 4-11, Hải quân Mỹ thông
báo đã sa thải ba sĩ quan cấp cao được
cho là chịu trách nhiệm về sai sót liên
quan việc tàu ngầm USS Connecticut
gặp tai nạn ở Biển Đông, theo báo
South
China Morning Post
. Ba người bị sa thải
gồm một sĩ quan chỉ huy, một sĩ quan
điều hành và một kỹ thuật viên về thủy
âm. Con tàu hiện đậu tại đảo Guam, chờ
hoàn tất đánh giá thiệt hại và sẽ quay lại
TP Bremerton (bang Washington) để sửa
chữa. Theo nguyên nhân được Mỹ công
bố thì con tàu “đã va vào một núi ngầm
chưa được phát hiện trước đó”.
Thế giới 24 giờ
Truyền thông quốc tế “soi” chiến
lược “zero COVID” của Trung Quốc
Cùng với chiến lược “zero COVID” của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã không rời Trung Quốc
hay đón tiếp quan chức các nước đến thăm trong 21 tháng qua.
ĐĂNGKHOA
G
ần đây, đặc biệt khi
ngày càng nhiều nước
quyết địnhmở cửa sống
chung với dịch, truyền thông
quốc tế (chẳng hạn đài
CNN
,
báo
New York Times
, báo
Wall Street Journal
, hãng tin
Bloomberg News
(Mỹ); báo
Guardian
(Anh); báo
South
China Morning Post
(Hong
Kong)…) có nhiều bài viết
“soi” việc Trung Quốc (TQ)
kiên trì với chiến lược “zero
COVID”.
Trung Quốc một mình
một đường
Trong bài viết ngày 1-11,
CNN
đề cập đến thực tế TQ
vẫn kiên trì với chiến lược
“zero COVID” dù các láng
giềng châu Á - Thái Bình
Dương (Úc, Hàn Quốc, Nhật,
các nước ĐôngNamÁ…) lần
lượt mở cửa.
Theo
CNN
, khắp châu
Á - Thái Bình Dương, các
“pháo đài” cuối cùng của
“zero COVID” đang nới
lỏng các hạn chế và mở cửa
biên giới. New Zealand và
Úc, những nước cũng từng
thực hiện chiến lược “zero
COVID”. NewZealand chính
thức từ bỏ chiến lược “zero
COVID” trong tháng này. Tại
Úc, nước từng áp dụng hình
thức phong tỏa trong thời
gian dài, hai bang thuộc hàng
lớn nhất nước là New South
Wales và Victoria (70% dân
số trưởng thành được tiêm đủ
liều vaccine) đã từ bỏ chiến
lược “zero COVID”, bắt đầu
sống chung với virus. Úc
từ đầu tuần này bắt đầu mở
cửa một phần biên giới với
du khách được tiêm đủ liều
vaccine.
Từ đầu tuần này, Hàn Quốc
(73%dân số được tiêmđủ liều
vaccine) đã bắt đầu thực hiện
chủ trương sống chung với
virus dù vẫn ghi nhận hàng
ngàn ca nhiễmmỗi tuần. Toàn
bộ học sinh sẽ đến trường từ
ngày 22-11 tới. Hàn Quốc là
một trong những nước xuất
hiện dịch sớm, sau khi dịch
COVID-19 bùng phát ở TQ
cuối năm 2019.
Theo Thủ tướng KimBoo-
kyum, đây không phải là điểm
kết thúc của cuộc chiến chống
COVID-19, mà là “sự khởi
đầu mới”. Bộ Y tế Hàn Quốc
cũng cảnh báo rằng tới đây
số ca nhiễm khả năng sẽ tăng
thêm một khi mở cửa.
Nhật dù vẫn ghi nhận hàng
trăm ca nhiễmmỗi ngày cũng
đã dỡ giới nghiêm cho nhà
hàng, quán bar ở Tokyo từ
cuối tháng.
Trong khi Nhật, Hàn Quốc
vẫn duy trì các biện pháp
kiểm soát biên giới, trong đó
có cách ly khách quốc tế, từ
đầu tuần này Thái Lan (42%
dân số được tiêm đủ hai mũi
vaccine tính đến ngày 28-10)
mở rộng danh sách các nước
mà du khách đến không phải
cách ly - miễn được tiêm đủ
liều vaccine và có kết quả
xét nghiệm âm tính - lên 63.
Trong khi đó, dù tỉ lệ tiêm
chủng đã hơn 75%dân số, TQ
vẫn không từ bỏ chiến lược
“zero COVID”. Hiện TQ chủ
yếu vẫn đóng cửa biên giới.
Việc đi lại bằng đường hàng
không bị hạn chế nghiêmngặt,
du học sinh và du khách vẫn
chưa được vào. Công dân TQ
và một bộ phận khách quốc
tế có thể được phép nhập
cảnh nhưng phải chịu cách
ly ít nhất hai tuần. Các địa
phương phải áp dụng biện
pháp phong tỏa ngay lập tức
một khi phát hiện có ổ dịch.
Trong hơn 10 ngày (từ
ngày 17-10, khi xuất hiện đợt
dịch mới đến ngày 28-10),
ở TQ đã có ba TP phía bắc
và một số khu vực ở thủ đô
Bắc Kinh bị phong tỏa. Mới
nhất là TP Cáp Nhĩ Tân (tỉnh
Hắc Long Giang) bị phong
tỏa ngày 28-10, sau khi phát
hiện chỉ một ca nhiễm. TP
Lan Châu (tỉnh Cam Túc) bị
phong tỏa từ ngày 26-10, khi
mới phát hiện cũng chỉ một
ca nhiễm. Trước đó, huyện
Ngạch Tễ Nạp Kỳ (khu Nội
Mông) cũng bị phong tỏa khi
mới phát hiện bảy ca nhiễm.
Một số TP ở tỉnh Hắc Long
Giang tuyên bố trạng thái “tiền
chiến tranh” trong cảnh giác
và giám sát dịch.
Họp báo cuối tuần rồi, người
phát ngôn Ủy ban Y tế quốc
gia TQ Mi Feng vẫn khẳng
định không thể nới lỏng các
biện pháp kiểm soát hiện tại,
Lấymẫu xét nghiệmCOVID-19 ở tỉnh CamTúc (TrungQuốc) ngày 29-10. Ảnh: CNN
Tỉ lệ về hưu sớm ở Mỹ trong đại dịch đang
tăng báo động. Hãng tin
Sputnik
dẫn thống kê
của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) công bố
ngày 4-11 cho thấy trong hai năm đại dịch, tỉ
lệ lao động có tuổi ở Mỹ chọn về hưu sớm cao
gần gấp đôi so với trước đại dịch.
Cụ thể, trong thời gian 2008-2019, số
người nghỉ hưu từ 55 tuổi trở lên tăng
khoảng 1 triệu người/năm, tuy nhiên trong
hai năm qua, số người nghỉ hưu từ 55 tuổi
trở lên đã tăng thêm 3,5 triệu người. Tính
đến quý III năm nay, 50,3% người từ 55 tuổi
trở lên cho biết họ đã nghỉ hưu. Con số này ở
quý III năm 2019 - trước đại dịch - là 48,1%.
Có nhiều lý do cho hiện tượng về hưu
sớm này nhưng chủ yếu về y tế và kinh
tế. Người có tuổi ngại đi làm vì lo nhiễm
bệnh sẽ có nhiều rủi ro bị nặng, thậm chí
không qua khỏi. Bên cạnh đó, theo hãng
tin
Bloomberg
, kinh tế của bộ phận người
này sau hàng chục năm làm việc đã vững
vàng, thêm nữa giá bất động sản và chứng
khoán tăng lại sau dịch cũng góp phần làm
họ yên tâm hơn về vấn đề tài chính.
Theo Pew, hiện tượng tăng tỉ lệ người
về hưu sớm ở Mỹ rất đáng lưu ý, vì từ
năm 2000 cho đến trước đại dịch thì
người từ 55 tuổi trở lên là nhóm lao động
duy nhất ở Mỹ có sự ổn định, thậm chí
gia tăng số lượng.
THIÊN ÂN
Báo động làn sóng về hưu sớm trong dịch ở Mỹ
Trung Quốc sẽ chưa từ bỏ
“zero COVID” sớm
Hãng tin
Reuters
dẫn nhận định của nhiều chuyên gia
rằngTQ sẽ chưa từ bỏ chiến lược“zero COVID”sớm.Theo
TS Zhong Nanshan, chuyên gia về bệnh đường hô hấp,
từng tham gia hoạch định chiến lược COVID-19 của TQ
đầu năm 2020, chiến lược “zero COVID” tồn tại bao lâu
tùy vào tình hình kiểm soát virus trên toàn cầu.
Theo TS Zhong, tỉ lệ tử vong 2% hiện tại của toàn cầu
(dù vaccine đã có) là quá sức chịu đựng của TQ. Chi phí
điều trị một bệnh nhân COVID-19 ở TQ hiện trung bình
từ 20.000 nhân dân tệ (hơn 71 triệu đồng) đến trên 1
triệu nhân dân tệ (hơn 3,5 tỉ đồng).
Ông Zhong thừa nhận sự tốn kém để theo đuổi “zero
COVID” rất lớn nhưng để virus lan tràn thì còn tốn kém
hơn. Một khi mở cửa rồi dịch lan mạnh, phải điều chỉnh
siết lại chính sách thì tốn kém còn nhiều hơn, chưa kể
ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dân.
Một phần nguyên do đằng
sau sựmiễn cưỡng củaTQ là vì
muốn giữ sạch dịch để có thể
tổ chức tốt sự kiện thể thao
Thế vận hội mùa đông 2022
(dự kiến sẽ diễn ra vào tháng
2-2022).TQkhôngmuốn lặp lại
sự hỗn loạn ở sự kiện Thế vận
hội mùa hè tại Tokyo vừa qua,
theo
CNN
.
Tiêu điểm
Việc TQ tiếp tục
theo đuổi chiến
lược “zero COVID”
không có lợi cho
hoạt động của chuỗi
cung ứng toàn cầu.
mọi địa phương phải kiên
quyết tuân thủ chính sách
ngăn chặn nguồn lây từ bên
ngoài (nhập cảnh) lẫn bên
trong (bùng dịch).
Tại sao truyền thông
“soi” “zero COVID”
của TQ?
Lý giải việc truyền thông tập
trung “soi” chiến lược “zero
COVID” của TQ, có ý kiến
cho rằng nguyên nhân chính
là lý do kinh tế, mà cụ thể là
để khôi phục chuỗi cung ứng
toàn cầu càng sớm càng tốt.
Không thể phủ nhận vai trò
TQ là nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới, là công xưởng lớn
nhất thế giới, là trung tâm của
các mắt xích quan trọng nhất
của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trao đổi với báo
Wall Street
Journal,
chuyên gia Alicia
García-Herrero, nhà kinh tế
trưởng phụ trách khu vực châu
Á - Thái BìnhDương tại Ngân
hàng Natixis (Pháp), cho rằng
việc TQ tiếp tục theo đuổi
chiến lược “zero COVID”
không có lợi cho hoạt động
của chuỗi cung ứng toàn cầu
vốn đang bị rối loạn sau dịch.
New York Times
dẫn ý kiến
nhiều chuyên gia - cả ởTQ lẫn
nước ngoài - cho rằng cách
tiếp cận này không bền vững
và sẽ chỉ khiến TQ ngày càng
bị cô lập hơn cả về ngoại giao
và kinh tế.
TQ sẽ không thể không
thừa nhận khoản tốn kém
khổng lồ khi theo đuổi chiến
lược “zero COVID”. Tăng
trưởng kinh tế chậm lại, du
lịch gần như đóng băng. TQ
cũng có thể phải chịu hệ lụy
về ngoại giao. Chủ tịch Tập
CậnBình đã không rời TQhay
đón tiếp quan chức các nước
đến thăm trong 21 tháng qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã
chỉ trích nặng việc ông Tập
không dự Hội nghị khí hậu
COP26 ở Scotland.
Tuy nhiên, có vẻ TQ sẽ
còn duy trì chiến lược này.
Một số quan chức y tế TQ
có đề xuất nên nới lỏng tạm
thời hoặc nới lỏng một phần
khi tỉ lệ tiêm chủng cả nước
đạt 85%. Tuy nhiên, đánh giá
chung của nhiều nhà phân tích
là phần lớn các hạn chế khó
có thể được giảm bớt trong
vòng 12 tháng tới.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook