8
Đô thị -
ThứBảy6-11-2021
Chiều dài tuyến kè hơn 5.160 m
Dự án kè bờ sông Cần Thơ được phê duyệt vào ngày 13-4-2016, tổng
chiều dài toàn tuyến là 5.160 m.
Trong đó, đoạn kè bảo vệ bờ phải từ cầu Cái Sơn (phường An Bình, quận
Ninh Kiều) đến tiếp giáp dự án kè chống sạt lở khu vực chợ Mỹ Khánh,
huyện Phong Ðiền có chiều dài 2.710 m. Ðoạn kè bảo vệ bờ trái từ gầm
cầu Cái Răng đến rạch Ba Láng (phường Lê Bình, quận Cái Răng) kéo dài
về huyện Phong Ðiền với chiều dài 2.450 m.
Dự án có bốn gói thầu và đã triển khai thực hiện được 38,5% giá trị dự
án, đã giải ngân hơn 272 tỉ đồng (đạt 53,5%). Về công tác bồi thường hỗ
trợ, ngành chức năng đã phê duyệt 521/546 trường hợp, đã chi trả cho 404
trường hợp với số tiền hơn 230 tỉ đồng.
HẢI DƯƠNG
T
hủ tướng Chính phủ đã có quyết
định điều chỉnh chủ trương thực
hiện dự án kè bờ sông Cần Thơ
- ứng phó biến đổi khí hậu TP Cần
Thơ (vay vốn ODA của Cơ quan
phát triển Pháp - AFD).
Theo đó, dự án có tổng mức đầu
tư sau khi được điều chỉnh là gần
1.100 tỉ đồng (tăng thêm hơn 284
tỉ đồng, trong đó vốn đối ứng tăng
thêm từ ngân sách của TP Cần Thơ
là hơn 283 tỉ đồng). Đồng thời, Thủ
tướng cũng đồng ý điều chỉnh thời
gian thực hiện dự án gia hạn đến hết
ngày 31-12-2023.
Dự án trọng điểm
của TP Cần Thơ
Dự án kè bờ sông Cần Thơ - ứng
phó biến đổi khí hậu TP Cần Thơ do
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
TP Cần Thơ làm chủ đầu tư. Dự án
được phê duyệt ban đầu là hơn 810
tỉ đồng, thời gian thực hiện đến năm
2020. Đây là một trong những dự án
trọng điểm với mục tiêu làm thay đổi
diện mạo đô thị sông nước của TP
Cần Thơ. Khi hoàn thành, dự án sẽ
góp phần bảo vệ các công trình hạ
tầng cũng như đảm bảo an toàn cho
cư dân trong vùng dự án.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự
án đã gặp nhiều khó khăn làm ảnh
hưởng đến tiến độ thực hiện, chậm
so với kế hoạch ban đầu và phải điều
chỉnh mức vốn đầu tư như trên.
Lý giải về nguyên nhân dự án
Dự án kè bờ sông
Cần Thơ đội vốn
hơn 280 tỉ
Dự án kè bờ sông CầnThơ đượcThủ tướng phê duyệt điều chỉnh
đầu tư tăng thêmhơn 284 tỉ đồng, nâng tổng vốn đầu tư lên gần
1.100 tỉ đồng.
phải tăng vốn hàng trăm tỉ đồng, bà
Bùi Thị Kiều, Phó Giám đốc Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng TP
Cần Thơ, cho biết do hạn chế về
nguồn vốn nên đến năm 2018 dự
án mới được bố trí vốn đối ứng để
thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư.
“Thời điểm thực hiện dự án trễ nên
giá trị bồi thường, hỗ trợ đã tăng so
với dự toán ban đầu. Dự án còn gặp
khó do tình hình biến đổi khí hậu,
sạt lở hai bên bờ sông diễn biến phức
tạp dẫn đến địa hình dòng sông thay
đổi” - bà Kiều thông tin.
Bà Kiều cho biết để đảm bảo chất
lượng công trình thì phải tiến hành
khảo sát, cập nhật bổ sung địa hình
lòng sông và điều chỉnh thiết kế của
các gói thầu cho phù hợp và cũng
phát sinh chi phí nhưng phần này
đã có kinh phí dự trù bù vào. Còn
số tiền vừa được Thủ tướng phê
duyệt điều chỉnh chủ yếu là phục
vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư.
“Hiện ban quản lý dự án đã có
tờ trình gửi Sở NN&PTNT về việc
thẩm định điều chỉnh dự án. Sau đó,
UBND TP sẽ trình Bộ Tài chính để
hoàn tất thủ tục gia hạn thời gian
giải ngân dự án” - bà Kiều cho hay.
Nhiều nguyên nhân
khiến dự án chậm tiến độ
Về tiến độ dự án, bà Kiều cho biết
khó khăn nhất hiện nay là khâu giải
phóng mặt bằng, tái định cư, đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến dự án
bị chậm tiến độ.
Cụ thể, nhu cầu tái định cư cho
người dân là khoảng 336 nền nhưng
chỉ mới bố trí được 21 nền thuộc
địa bàn huyện Phong Điền. Còn ở
khu vực quận Ninh Kiều và quận
Cái Răng hiện vẫn chưa bố trí được.
Theo bà Kiều, các khu tái định cư
thuộc địa bàn quận Cái Răng và quận
Ninh Kiều vẫn đang trong quá trình
thực hiện, sớm nhất cũng phải đến
quý I-2022 mới bắt đầu có đất nền
để bàn giao cho bà con.
“Không có đất nền bàn giao, không
có mặt bằng thì nhà thầu không thi
công được. Phía chủ đầu tư chúng
tôi cũng rất sốt ruột, mong muốn
đảm bảo tiến độ dự án, đúng cam
kết với đơn vị cho vay nhưng lại phụ
thuộc hết vào đơn vị giải phóng mặt
bằng” - bà Kiều chia sẻ.
Bà Kiều thông tin thêm hiện nay,
tổng giá trị mặt bằng đã bàn giao
cho nhà thầu là 60,3%. Tuy nhiên,
nhà thầu chỉ có thể thi công khoảng
40%, còn lại là mặt bằng “da beo”
không thể đưa máy móc, thiết bị vào
thi công được.
Đại diện chủ đầu tư cho biết thêm
thời gian qua, TPCần Thơ thực hiện
giãn cách xã hội phòng chống dịch
COVID-19 nên từ giữa tháng 7 công
trình cũng phải tạm dừng thi công.
Hiện các gói thầu xây lắp đã triển
khai thi công trở lại tại các địa bàn
kết thúc phong tỏa, giãn cách. •
Các công nhân đang tích cực thi công tuyến kè bờ sông Cần Thơ đoạn phường An Bình, quậnNinh Kiều. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Thủ tướng Chính phủ
cũng đồng ý điều chỉnh
thời gian thực hiện
dự án gia hạn đến hết
ngày 31-12-2023.
Người dân sắp được thuê xe đạp
công cộng ở TP.HCM
Ông Đỗ Bá
Dân, Chủ tịch
HĐQTCôngty
CP Tập đoàn
Trí Nam, chủ
đầutưdựánxe
đạp công cộng
ởTP.HCM,cho
biết công ty đã
nhậpvề500xe
đạp vào cuối
tháng 10.
Số xe này
đ a ng được
lưu kho và nhân viên công ty đang tiến hành kiểm tra, bảo
dưỡng, lắp SIM, cài đặt hệ thống khóa tích hợp đồng bộ với
máy quản lý tự động.
Ông Nam cho biết đến nay xe đạp công cộng đã sẵn sàng
hoạt động. Đơn vị đang chờ mặt bằng hoàn thiện là cho xe
chạy. Dự kiến trong tháng 11 sẽ tiến hành khai trương.
Theo Sở GTVTTP.HCM, việc thí điểm cho thuê xe đạp công
cộng ở trung tâm TP sẽ góp phần hạn chế xe cá nhân, hỗ trợ
kết nối giao thông công cộng trên địa bàn TP.
Trước đó, theo đề xuất của Sở GTVT TP, dự án này sẽ được
triển khai thí điểm trên hai tuyến đường là Điện Biên Phủ và
Võ Thị Sáu (quận 3) với 388 xe đạp bố trí tại 43 vị trí, thời
gian thí điểm trong 12 tháng.
Trạm xe đạp công cộng được bố trí tại các vỉa hè một số
tuyến đường và gần trạm xe buýt. Diện tích trung bình cho
một vị trí đậu là 20-30 m
2
với 10-20 xe.
Để sử dụng dịch vụ, người dân sẽ tải miễn phí và cài ứng
dụng Mobike trên điện thoại. Theo đó, người dân có thể thông
qua ứng dụng để tìm xung quanh điểm có xe đạp gần nhất.
Người dùng xe có thể thanh toán qua các kênh như tài khoản
ngân hàng, thẻ tín dụng, nộp tiền trực tiếp. Giá vé dự kiến
là 5.000 đồng/30 phút, 10.000 đồng/60 phút và sẽ miễn phí
trong 15 phút sử dụng đầu tiên để khuyến khích người dân sử
dụng.
ĐÀO TRANG
Dừng xe khách, taxi, xe hợp đồng
đi và đến TP Phan Thiết
Ngày 5-11, ông Nguyễn Tấn Lê, Giám đốc Sở GTVT tỉnh
Bình Thuận, đã ký thông báo hỏa tốc điều chỉnh tổ chức
hoạt động vận tải hành khách đường bộ theo cấp độ dịch
trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở GTVT, hiện toàn bộ TP Phan Thiết áp dụng các
biện pháp hành chính theo cấp độ dịch là cấp 3. Vì vậy,
Sở GTVT tỉnh tạm thời dừng toàn bộ hoạt động của các
phương tiện vận tải hành khách công cộng.
Cụ thể, tạm dừng hoạt động phương tiện vận tải hành
khách tuyến cố định liên tỉnh và nội tỉnh; taxi, xe vận
chuyển khách du lịch, xe hợp đồng đi/đến TP Phan Thiết và
các bến xe khách trên địa bàn TP từ 0 giờ ngày 5-11 đến khi
có thông báo mới.
Đối với hoạt
động vận tải hành
khách công cộng
tại các huyện và
thị xã La Gi, tiếp
tục thực hiện theo
hướng dẫn của Sở
GTVT tỉnh Bình
Thuận (xác định
cấp độ dịch theo
địa bàn cấp xã).
Quá trình thực hiện, Sở GTVT sẽ tiếp tục theo dõi, cập
nhật diễn biến tình hình, văn bản chỉ đạo của cấp trên và
công bố của cơ quan y tế để điều chỉnh cho phù hợp, đảm
bảo hiệu quả phòng chống dịch COVID-19 và đáp ứng yêu
cầu đi lại của nhân dân.
Tính đến tối 4-11, toàn tỉnh Bình Thuận đã có 6.005
ca mắc COVID-19, trong đó TP Phan Thiết là địa
phương có số ca mắc nhiều nhất tỉnh với 2.306 ca. Đến
trưa 5-11, toàn tỉnh Bình Thuận có 298 ca nghi nhiễm
thì TP Phan Thiết có đến 209 ca, trong đó có 170 ca
nghi nhiễm cộng đồng.
PHƯƠNG NAM
Người thuê xe đạp có thể thanh toán qua các kênh
như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, nộp tiền
trực tiếp…Ảnh: ĐT
Một chốt kiểmsoát ở TP Phan Thiết,
Bình Thuận. Ảnh: PN