16
Họ đã nói
Quốc tế -
ThứHai 8-11-2021
Việt Nam phản đối Trung Quốc
xâm phạm chủ quyền
Trong cuộc họp báo ngày 4-11, phó phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam
có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định
chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa là phù hợp với luật
pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
“Việc các tàu TQ hoạt động trong phạm vi lãnh hải Sinh
Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các
quy định của UNCLOS 1982 và đi ngược lại tinh thần, nội
dung Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông. Việt Nam
yêu cầu TQ rút tàu cá khỏi các vùng biển trên, tôn trọng chủ
quyền Việt Nam” - bà Hằng nêu rõ.
Dần rõmưuđồ TrungQuốcmở rộng
kiểmsoát BaĐầu
Ý đồ kiểm soát đá Ba Đầu nằmhoàn toàn trong chiến lược mở rộng kiểm soát quân sự của Trung Quốc
trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
ĐỖTHIỆN-VĨ CƯỜNG
H
ồi tháng 10, nhiều hình
ảnh vệ tinh được công
bố cho thấy các tàu
cá của Trung Quốc (TQ) đã
quay lại khu vực đá Ba Đầu
thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam với số lượng
ngày càng tăng. Trả lời
phỏng vấn của
Pháp Luật
TP.HCM
, ThS Nguyễn Thế
Phương, giảng viên ngành
quan hệ quốc tế thuộc ĐH
Kinh tế - Tài chính (UEF),
đã có một số nhận định về
mặt pháp lý đối với sự hiện
diện của các tàu TQ và đưa
ra một số kịch bản khả dĩ
trong tính toán quân sự của
Bắc Kinh ngoài thực địa.
Trung Quốc vi phạm
chủ quyền Việt Nam
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
hình ảnh vệ tinh cuối tháng
trước và đầu tháng này cho
thấy hàng chục, thậm chí có
lúc lên đến hàng trăm tàu
cá TQ đã trở lại đá Ba Đầu
ở Trường Sa của Việt Nam.
Các hành vi này xét về luật
pháp quốc tế đã vi phạm như
thế nào?
+ThS
NguyễnThếPhương
:
Trước hết, chúng ta cần phải
rõ quy chế pháp lý của khu
vực đá Ba Đầu và khi dựa vào
kết quả vụ kiện Philippines
với TQ năm 2016 thì ở đây
có mấy điểm như sau:
Thứ
nhất,đá
BaĐầu
đ ư ợ c
x ế p
vàoloại
thựcthể
c h ì m
ở triều
c a o .
T h ự c
thể chìm ở triều cao không
phải là một lãnh thổ đất liền
và do đó không có bất kỳ một
biện pháp chiếm đóng, kiểm
soát nào có thể xác lập chủ
quyền riêng rẽ với các thực
thể này.
Thứ hai, một thực thể chìm
ở triều cao nằm trong phạm
vi 12 hải lý của một thực thể
nổi ở triều cao khác thì chủ
quyền của thực thể chìm ở
triều cao sẽ thuộc về quốc gia
có chủ quyền với cái thực thể
nổi ở triều cao đó.
Thứ ba, khi mà thực thể
chìm ở triều cao nằm hoàn
toàn ngoài phạm vi 12 hải lý
Trong trường hợp
xấu nhất là nổ ra
xung đột nóng thì
TQ có thể thông qua
Ba Đầu vô hiệu hóa
nhanh hơn các cụm
cứ điểm của Việt
Nam xung quanh,
đặc biệt là ở
Sinh Tồn Đông.
Một nhómtàu cá TrungQuốc tiến về phía quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AFP
Kịch bản có khả năng xảy
ra cao nhất hiện nay là TQ sẽ
tăng cường hiện diện và kiểm
soát trên đá Ba Đầu tương tự
những gì họ đã làm ở bãi cạn
Scarborough đang tranh chấp
với Philippines. Đây là nguy cơ
rất thường trực khi TQ triển
khai ngày càng nhiều tàu đến
Ba Đầu và Việt Nam cũng như
cácnướckháccầnphảitheodõi
một cách sát sao để có những
bước đi phù hợp.
ThS
NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
,
ĐH Kinh tế - Tài chính (UEF)
nhưng nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế hay thềm lục
địa của một quốc gia thì quốc
gia đó được hưởng quyền chủ
quyền và quyền tài phán đối
với thực thể đó theo nội dung
Điều 56 và Điều 77 Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS) 1982.
Cuối cùng, khi thực thể chìm
ở triều cao nằmở khoảng cách
lớn hơn hoặc vượt ra ngoài
khu vực thuộc quyền tài phán
quốc gia thì thực thể đó làmột
phần của đáy biển sâu và là
đối tượng được điều chỉnh bởi
Phần 11 của UNCLOS - tức
không có quốc gia nào có thể
thực hiện chủ quyền hoặc bất
kỳ quyền chủ quyền nào liên
quan tới thực thể đó.
Một điểm cũng cần nhấn
mạnh là luật quốc tế coi trọng
cái gọi là chiếm hữu thực sự
một cách hòa bình và sẽ xem
xét thực tiễn quốc gia vào quá
trình giải quyết tranh chấp
lãnh thổ. Nói cách khác, luật
sẽ xem xét pháp lý của bên
nào mạnh hơn thì sẽ xác định
chủ quyền của bên đó.
Như vậy, chiếu theo các
thông tin trên cùng một số
bằng chứng pháp lý, lịch sử
và về việc đá Ba Đầu hiện
nằm trong phạm vi 12 hải lý
của đảo Sinh Tồn Đông thì
Việt Nam là bên có cơ sở
pháp lý mạnh nhất để khẳng
định chủ quyền đối với đảo
Sinh Tồn Đông và các thực
thể chìm ở triều cao xung
quanh. Vì vậy, tàu TQ đã vi
phạmnghiêm trọng chủ quyền
của Việt Nam.
Mưu đồ của
Trung Quốc
.
Hồi tháng 4 vừa qua, phía
TQ giải thích các tàu cá của
nước này vào khu vực đá Ba
Đầu để tránh trú thời tiết xấu
nhưng rõ ràng không phải
như vậy. Ngoài ra, TQ cũng
ngày càng tăng hiện diện tàu
tại đây kể cả về số lượng và
tần suất. Xin ông chia sẻ góc
nhìn về tầm quan trọng và ý
nghĩa chiến lược của đá Ba
Đầu thuộc cụm Sinh Tồn của
quần đảo Trường Sa của Việt
Nam, đồng thời xin ông cho
biết âm mưu thật sự của TQ
đang thực hiệnởBaĐầu làgì?
+
Sự xuất hiện của các tàu
TQở đá BaĐầu không phải là
chuyện mới. Lần đầu tiên các
chuyên gia phát hiện sự tập
trung lớn về số lượng của các
tàucánày là từ tháng3-2020và
từ đó đến nay, các tàu TQ vẫn
tiếp tục xuất hiện ởBa Đầu rất
thường xuyên với lần tập trung
đôngnhất rơi vàokhoảng tháng
3, tháng 4 năm nay.
Dĩ nhiên, các học giả cũng
đặt một dấu chấm hỏi rất lớn
cho lời giải thích từ phía TQ
rằng các tàu này chỉ neo vào
để lánh bãomà nhiều khả năng
là để phục vụ cho một mục
đích khác. TQ lâu nay không
hề giấu giếm tham vọng mở
rộng lãnh thổ ở Biển Đông
và họ cũng đang cải tạo (một
cách trái phép - PV) bảy thực
thể thuộc quần đảoTrường Sa
của Việt Nam. Tôi cho rằng
trong tương lai hoàn toàn có
khả năng TQ tiến hành cưỡng
chiếm thêm 2-3 thực thể nữa
và đá Ba Đầu có vẻ như đang
bị TQ nhắm tới.
Việc chiếm được thực thể
này trước hết sẽ giúp cho
TQ có khả năng kiểm soát
được 100% cụm Sinh Tồn
theo hướng Bắc - Nam. Bình
thường, các tàu bè muốn vào
Sinh Tồn một cách thuận lợi
thì phải đi qua một cái eo nhỏ
nằm ở phía tây nam. Việc
kiểm soát Ba Đầu sẽ giúp
TQ kiểm soát được hướng
tiếp cận đó. Tiếp theo, chiếm
được Ba Đầu sẽ giúp TQ tạo
được một cứ điểm hậu cần
lớn tiếp theo bên cạnh đá
Gạc Ma để có thể triển khai
lực lượng ra xung quanh, bổ
sung nguồn lực cho đá Tư
Nghĩa và hỗ trợ thêm cho các
căn cứ quân sự đã xây dựng
trái phép trên đá Vành Khăn.
Trong trường hợp xấu nhất là
nổ ra xung đột nóng thì TQ
có thể thông qua Ba Đầu vô
hiệu hóa nhanh hơn các cụm
cứ điểm xung quanh.
Dù vậy, cũng cần làm rõ
trong ngắn hạn thì khả năng
TQ cưỡng chiếm và bồi đắp
trái phép đáBaĐầu vẫn không
cao do gặp nhiều bất lợi. Việc
chiếm Ba Đầu lúc này sẽ leo
thang căng thẳng quá mức
cần thiết, vì tranh chấp Biển
Đông đang là vấn đề không
chỉ có Việt Nam và ASEAN
theo dõi sát sao mà còn rất
nhiều quốc gia ngoài khu vực
khác, đặc biệt là Mỹ. Lúc đó,
không chỉ mâu thuẫn giữa TQ
và các nước xung quanh gia
tăng mà đối đầu Mỹ - Trung
cũng sẽ trầm trọng hơn.
Các nước nên làm gì?
.
Thưa ông, giải pháp để
có thể đối phó với TQ luôn
được dư luận và giới quan
sát rất quan tâm. Đứng từ
góc độ Việt Nam và góc độ
cộng đồng quốc tế, chúng
ta cần phải có những chiến
lược nào để ngăn TQ tiếp tục
ngang ngược tại khu vực Ba
Đầu nói riêng và Biển Đông
nói chung?
+
Tôi nghĩ Việt Nam cần
phải tăng cường năng lực nhận
thức hàng hải tại các khu vực
tranh chấp. Năng lực nhận
thức là khả năng Việt Nam
có thể theo dõi thực địa 24/24
giờ để có thể nắm được các
quốc gia xung quanh TQ và
các quốc gia bên ngoài khu
vực đang làmgì ở Biển Đông.
Việc có được đầy đủ thông
tin về những gì đang xảy
ra trên thực địa sẽ tạo điều
kiện cho Việt Nam ngăn cản
những hành vi phi pháp của
TQ hoặc đưa ra những cách
tiếp cận mới để giải quyết
vấn đề cho phù hợp, không
để lợi ích của mình trên Biển
Đông bị sứt mẻ.
Ngoài ra, do Việt Nam là
nước có nguồn lực còn hạn
chế nên đối với tăng cường
năng lực nhận thức hàng hải
cũng cần phải mở rộng hợp
tác với các nước xung quanh,
cụ thể là xây dựng một mạng
lưới liên kết rộng cho vấn đề
kiểm soát và theo dõi thực
địa. Ở đây có một số quốc
giaASEAN rất mạnh về vấn
đề này như Singapore hoặc
Malaysia, nên việc Việt Nam
cùng một số nước tạo thành
mạng lưới sẽ sử dụng tối đa
nguồn lực cũng như giúp các
nước gắn kết lợi ích với nhau
kỹ hơn.
Một vấn đề khác là các
quốc gia ASEAN cần phải
giải quyết được bất đồng nội
bộ về mặt tranh chấp lãnh thổ
với nhau trước để có được
lập trường chung. Việc đem
được lập trường chung này
ra nói chuyện với TQ giúp
các nước có tranh chấp có
một vị thế lớn hơn trên bàn
đàm phán. Trên thực tế thì
Việt Nam với Philippines,
Indonesia hay Malaysia đều
đã thiết lập những cơ chế để
giải quyết các tranh chấp hàng
hải song phương, song các cơ
chế đó hiện vẫn đi khá chậm
và nên được đẩy nhanh trong
tương lai.
Cuối cùng, Việt Nam cần
chú trọng mở rộng hợp tác
với các nước ngoài khu vực.
Đây là điểm mà tôi cho rằng
Việt Nam hiện nay làm khá
tốt khi đã tăng cường thành
công quan hệ an ninh quốc
phòng cũng như công nghệ
với các quốc gia ngoài khu
vực như Hàn Quốc, Nhật và
Mỹ. Việt Nam phải biết tận
dụng các mối quan hệ này
để tăng cường nguồn lực của
mình vì họ là những quốc gia
có nguồn lực lớn và sẽ hỗ trợ
tái cân bằng với TQ về mặt
hàng hải.
.
Xin cám ơn ông.•