6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 8-11-2021
Tiêu điểm
“Quy định tùy nghi tuy
có khả năng dẫn đến sự
không thống nhất trong
nhận thức và áp dụng
biện pháp miễn TNHS
nhưng cũng góp phần
răn đe, phòng ngừa
hành vi đưa hối lộ…”
TS
Lê Nguyên Thanh
Chủđộngkhai
báođưahối lộ:
Người dính tội,
người đượcmiễn
Tùy từng vụ án cụ thể, đối chiếu với quy định pháp
luật mà có người dính tội, có người lại được miễn
dù cùng tình tiết chủ động khai báo trước khi bị
phát giác.
MINHCHUNG
N
gày 6-11, TAND TP Hà Nội
tuyên phạt Phan VănAnh Vũ
bảy năm sáu tháng tù về tội
đưa hối lộ, cựu phó tổng cục trưởng
Tổng cục Tình báo, Bộ Công an
Nguyễn Duy Linh 14 năm tù về
tội nhận hối lộ.
Trước đó, hồi tháng 6-2017, khi
bị điều tra trong vụ án khác, Vũ chủ
động khai đã đưa hối lộ 5 tỉ đồng và
4,5 triệuUSDchoLinh; nhưngsau đó
lại nhiều lần không thừa nhận hành
vi này cho đến khi ra tòa…
Khi nào dính tội
đưa hối lộ?
Theo khoản 7 Điều 364 BLHS thì
người đưa hối lộ chủ động khai báo
trước khi bị phát giác
thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự (TNHS).
Tuy nhiên, cùng tình tiết chủ động
khai báo trước khi bị phát giác nhưng
có vụ thì cơ quan điều tra (CQĐT)
đề nghị miễn tội, VKS yêu cầu khởi
tố; có vụ thì CQĐT đề nghị truy tố,
VKS lại miễn tội…
Chẳng hạn, trong vụ đánh bạc
ngàn tỉ đồng liên quan đến hai cựu
tướng công an và 90 đồng phạm tại
tỉnh Phú Thọ, bị cáo Nguyễn Văn
Dương khai đã đưa hối lộ cho ông
PhanVănVĩnh (cựu tổng cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) 2,7
tỉ đồng và 1 triệu USD, đưa cho ông
Nguyễn Thanh Hóa (cựu cục trưởng
C50, Bộ Công an) 22 tỉ đồng.
Ngoài ra, Dương còn khai đã cho
ông Vĩnh một đồng hồ Rolex trị giá
7.000 USD. Ông Vĩnh thì nói rằng
đã mua đồng hồ này và đã trả cho
Dương 1,1 tỉ đồng.
CQĐT từng đề nghị truy tốDương
tội đưa hối lộ nhưng sau đóVKSND
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án đưa - nhận hối lộ vàmôi giới hối lộ ngày 6-11. Ảnh: TP
Tuy chủ động khai báo nhưng lại nhiều lần
phủ nhận
Suốt quá trình điều tra, truy tố và nửa đầu ngày xét xử vụ án đưa - nhận
hối lộ, hai bị cáo Phan Văn Anh Vũ và Nguyễn Duy Linh khẳng định chỉ
đưa - nhận quà là xì gà, thuốc lá chứ không phải tiền.
Trong đó, Anh Vũ cho rằng phải khai đưa tiền là do bị phạm nhân đánh
đập, ép nghe theo điều tra viên (CQĐT đã kết luận lời khai này là không
có căn cứ).
Bất ngờ xảy ra ở phần cuối xét hỏi ngày 5-11, sau nửa ngày không nhận
tội, bị cáo Linh thừa nhận trong năm lần nhận quà, có một lần nhận 5 tỉ
đồng như cáo trạng truy tố. Về phía mình, bị cáo Vũ cũng thừa nhận cáo
buộc của VKS, không tranh luận gì thêm.
Thế nào là chủ động
khai báo trước khi bị
phát giác?
Khoản6Điều2Nghị quyết 03/2020
củaHội đồng thẩmphánTANDTối cao
hướng dẫn áp dụngmột số quy định
của BLHS trong xét xử tội phạm tham
nhũng và tội phạm khác về chức vụ.
Theo hướng dẫn này thì chủ động
khai báo trước khi bị phát giác quy
định tại khoản 7 Điều 364 và khoản
6 Điều 365 BLHS là trường hợp hành
vi phạm tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ
chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát
hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người
đưa hối lộ, người môi giới hối lộ đã
tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối
lộ, môi giới hối lộmàmình thực hiện.
tỉnhPhúThọmiễnTNHS choDương
với lý do để thực hiện chính sách
khoan hồng của Nhà nước theo điểm
c khoản 2 Điều 29 và đoạn 2 khoản
7 Điều 364 BLHS.
Còn trong vụVNPharma, suốt quá
trình tố tụng CQĐT đề nghị miễn
TNHS cho cựu phó tổng giám đốc
VNPharmaNgôAnhQuốc về tội đưa
hối lộ theo khoản 6 Điều 289 BLHS
1999 (tương ứng khoản 7 Điều 364
BLHS 2015) vì đã chủ động tự thú
khi vụ án chưa được phát hiện, góp
phần hiệu quả vào việc phá án. Tuy
nhiên, VKSNDTối cao yêu cầu khởi
tố. Sau đó hai cấp tòa đều tuyên án
Quốc năm năm tù về tội đưa hối lộ.
Chủ động khai báo: Không
đương nhiên thoát tội
TS Phan Anh Tuấn, Trưởng bộ
môn Luật hình sự Trường ĐH Luật
TP.HCM, cho biết khoản 7Điều 364
BLHS (tội đưa hối lộ) chia thành hai
trường hợp:
Trường hợp 1: Người bị ép buộc
đưa hối lộ và đã chủ động khai báo
trước khi bị phát giác thì được coi là
không có tội. Trong trường hợp này,
người có hành vi đưa hối lộ nhưng
theo quy định được loại trừ tội phạm
và do đó không phạm tội đưa hối lộ.
Trường hợp 2: Người đưa hối
lộ tuy không bị ép buộc và đã chủ
động khai báo trước khi bị phát giác
thì có thể được miễn TNHS. Trong
trường hợp này, người thực hiện
hành vi đưa hối lộ vẫn có tội. Tuy
nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể,
các cơ quan tiến hành tố tụng có thể
áp dụng biện pháp xử lý khoan hồng
là miễn TNHS cho người phạm tội
đưa hối lộ.
Miễn TNHS là biện pháp khoan
hồng của Nhà nước đối với người
phạm tội nếu hành vi phạm tội thỏa
những điều kiện thuộc các trường
hợp được miễn TNHS như tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
(Điều 16 BLHS), các trường hợp
miễn TNHS theo Điều 29 BLHS,
đại xá, miễn TNHS đối với người
chưa thành niên phạm tội (khoản 2
Điều 91 BLHS)…
“Do đó, dựa vào sự đánh giá của cơ
quan tiến hành tố tụng trong từng vụ
án cụ thể, đối chiếu với các quy định
của pháp luật hình sự mà trên thực
tế có thể xảy ra nhiều trường hợp.
Đó là: Cùng tình tiết chủ động khai
báo trước khi bị phát giác nhưng có
vụ thì CQĐT đề nghị miễn TNHS,
VKS lại yêu cầu khởi tố để truy cứu
TNHS; có vụ thì CQĐTđề nghị truy
cứu TNHS, VKS lại miễn TNHS để
thực hiện chính sách nhân đạo của
Nhànước…” -TSPhanAnhTuấnnói.
Có khả năng dẫn đến sự
không thống nhất
TS Lê Nguyên Thanh, Trưởng bộ
môn Tội phạmhọc Trường ĐHLuật
TP.HCM, phân tích: Chủ động khai
báo trước khi bị phát giác được hiểu
là trường hợp người đưa hối lộ chưa
bị phát hiện (chưa ai biết) nhưng đã
tự mình đến cơ quan có thẩm quyền
để khai báo toàn bộ sự việc đưa hối
lộ do mình thực hiện. Điều đó cũng
có nghĩa là người đưa hối lộ không
tự mình đến khai báo thì cơ quan
có thẩm quyền chưa thể biết được
việc này.
Theo khoản 7 Điều 364 BLHS,
người đưa hối lộ tuy không bị ép
buộc nhưng đã chủ động khai báo
trước khi bị phát giác thì có thể được
miễn TNHS…
Như vậy, tùy trường hợp mà cơ
quan có thẩm quyền có thể áp dụng
biện pháp miễn TNHS cho người
đưa hối lộ hay không.
Theo TS Lê Nguyên Thanh, việc
quy định tùy nghi tuy có khả năng
dẫn đến sự không thống nhất trong
nhận thức và áp dụng biện phápmiễn
TNHS nhưng cũng có ý nghĩa tích
cực là góp phần răn đe, phòng ngừa
hành vi đưa hối lộ (do có nguy cơ
bị truy cứu TNHS), đồng thời động
viên người đưa hối lộ chủ động khai
báo trước khi bị phát giác.
Để có cơ sở thuyết phục hơn trong
việc áp dụng biện pháp miễn TNHS
cho người đưa hối lộ, cơ quan có
thẩm quyền cũng cần đánh giá mức
độ đầy đủ và giá trị thông tin mà
người đưa hối lộ đã chủ động khai
báo; tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi đưa hối lộ trong từng
vụ án cụ thể…
Nếu cơ quan, người có thẩmquyền
vô tư, khách quan khi quyết định áp
dụng biện pháp miễn TNHS trong
trường hợp này thì không ngại việc
lạm dụng hoặc tùy tiện.•
Ra mắt Hội Thừa phát lại TP.HCM
Ngày 6-11, Đại hội Hội Thừa phát lại (TPL) TP.HCM lần
thứ nhất đã bầu ra Ban chấp hành hội nhiệm kỳ 2021-2026
gồm bảy ủy viên là các ông, bà: Trương Lâm Danh, Nguyễn
Thị Hạnh, Vũ Thị Trường Hạnh, Vũ Thị Hoa, Lê Mạnh Hùng,
Nguyễn Tiến Pháp, Võ Đình Thắng.
Trong đó, ông Lê Mạnh Hùng được bầu giữ chức chủ
tịch hội. Phó chủ tịch hội là bà Vũ Thị Trường Hạnh và ông
Nguyễn Tiến Phát.
Ngoài ra, đại hội cũng bầu ông Nguyễn Đức Chính (nguyên
Thứ trưởng Bộ Tư pháp) làm chủ tịch danh dự của hội.
Đại hội đã thông qua điều lệ hội gồm tám chương, 25 điều.
Hội TPLTP.HCM là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các
TPL đang hành nghề tại TP.HCM, tự nguyện thành lập nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các TPL là hội viên của
hội. Hội được thành lập với mục đích duy trì sự ổn định, đoàn
kết và phát triển hoạt động TPL tại TP.HCM; xây dựng các giá
trị chuẩn mực của TPL, xây dựng đội ngũ TPL có phẩm chất
đạo đức tốt, trung thực, trình độ chuyên môn cao, tinh thần
trách nhiệm cao, tự nguyện hoạt động cho sự phát triển chế
định TPL.
Ngoài ra, hội ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng
cường hoạt động bổ trợ tư pháp và yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; hoạt
động theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều lệ hội
được UBND TP.HCM phê duyệt.
MAI LINH - MINH CHUNG