257-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 8-11-2021
NGUYỄNCHÂU
T
hực hiện chỉ đạo của
UBND TP.HCM về kế
hoạch hành động ứng phó
với biến đổi khí hậu (BĐKH)
giai đoạn 2021-2030, tầmnhìn
đến năm 2050 trên địa bàn
TP, các sở, ngành, đơn vị liên
quan đã triển khai thực hiện
nhiều chương trình, giải pháp.
Các giải pháp trọng
tâm ứng phó biến đổi
khí hậu
Để ứng phó với BĐKH,
bảo vệ môi trường và phòng
chống thiên tai, UBND TP
giao Sở TN&MT hướng dẫn
và điều phối việc tổ chức thực
hiện kế hoạch hành động theo
quy định. Đồng thời, tham gia
góp ý, thực hiện kiểm tra giám
sát phương án triển khai các
nhiệm vụ, chương trình thuộc
kế hoạch hành động.
Sở còn được giao nhiệm vụ
xây dựng khung báo cáo giám
sát, đánh giá kết quả (định kỳ,
đột xuất) việc triển khai kế
hoạch hành động.
Theo đó, Sở TN&MT đã
cùng Phân viện Khoa học khí
tượng thủy văn và BĐKH xây
dựng, cập nhật kế hoạch, hành
động ứng phó với BĐKH giai
đoạn 2021-2030, tầmnhìn đến
năm 2050 trên địa bàn TP.
Đồng thời, tham mưu UBND
TP ban hành Quyết định 3273
về phê duyệt kế hoạch hành
động này.
Kế hoạch này được xây
dựng dựa trên cơ sở kết quả
đánh giá các kịch bản BĐKH,
đánh giá công tác triển khai
kế hoạch hành động ứng phó
với BĐKH trên địa bàn giai
đoạn 2017-2020. Đồng thời,
dựa trên việc xác định các khu
vực dễ bị tổn thương nhằm đề
Mưa xuất hiện ở Nam bộ trong những
ngày tới
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, thời tiết
Nam bộ trưa chiều hôm nay (8-11), khoảng 13-14 giờ các
tỉnh miền Tây Nam bộ sẽ xuất hiện mưa dông. Còn các tỉnh
miền Đông Nam bộ mưa muộn hơn vào khoảng 15-16 giờ.
Mưa gia tăng và rải rác, có nơi mưa vừa và dông, cục
bộ mưa to tập trung ở các tỉnh phía bắc miền Đông Nam
bộ và khu vực dọc biên giới Tây Nam của miền Tây Nam
bộ. Lượng mưa phổ biến trong khoảng 10-20 mm, có nơi
trên 30 mm/24 giờ. Trong cơn dông cần đề phòng các hiện
tượng thời tiết nguy hiểm như sét, lốc và gió giật mạnh.
Theo dự báo, trong những ngày tới tại Nam bộ: Áp cao
lạnh lục địa tiếp tục được tăng cường xuống phía Nam, ảnh
hưởng đến khu vực Bắc Trung bộ sau là Trung Trung bộ.
Khoảng ngày 9 đến 10-11, rãnh áp thấp xích đạo được thiết
lập trở lại và có trục ở khoảng 4-7 vĩ độ bắc và có xu hướng
nâng dần trục lên phía bắc.
Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục qua Bắc Trung bộ
tiếp tục lấn tây sau hoạt động ổn định và hạ trục xuống phía
nam qua Trung Trung bộ. Khoảng ngày 14 đến 15-11, suy
yếu và rút dần.
Theo đó, thời tiết Nam bộ trong những ngày tới, mây thay
đổi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác, có nơi
mưa vừa, cục bộ mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng gió
giật mạnh và lốc xoáy.
NGUYỄN CHÂU
TP Quảng Ngãi sẽ xây trung tâm
hành chính 780 tỉ
Ngày 7-11, thông tin từ UBND TP Quảng Ngãi (tỉnh
Quảng Ngãi) cho biết: Chủ trương xây dựng trung tâm hành
chính vừa được HĐND TP thông qua.
Dự kiến Trung tâm hành chính TP Quảng Ngãi sẽ được
xây dựng tại xã Tịnh An với diện tích 7,9 ha, phía bắc giáp
với quốc lộ 24B, phía nam giáp với đường Hoàng Sa.
Dự án trung tâm hành chính vừa thông qua thuộc nhóm
B, có tổng mức đầu tư 780 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách
tỉnh hỗ trợ 375 tỉ đồng, ngân sách TP 405 tỉ đồng, thời gian
thực hiện dự án trong vòng bốn năm. UBND TP Quảng
Ngãi là chủ đầu tư và trực tiếp quản lý dự án.
Theo UBND TP Quảng Ngãi, việc đầu tư khu hành chính
tập trung là cần thiết. Bởi hiện nay, trụ sở làm việc của các
cơ quan trong hệ thống chính trị, hành chính của TP nằm rải
rác, phân tán nhiều nơi.
Cùng với đó, nhiều phòng, ban sử dụng nhà cũ xây dựng
lâu năm, một số công trình xuống cấp trầm trọng, không
đảm bảo an toàn và yêu cầu để làm trụ sở làm việc.
Khu trung tâm hành chính tập trung các cơ quan hành
chính sẽ tạo thuận lợi cho việc điều hành, giảm chi phí hành
chính, thuận tiện cho các tổ chức, công dân giao dịch, đáp
ứng mục tiêu hiện đại hóa công sở.
THANH NHẬT
TP.HCMthực hiện các kế hoạch về vệ sinhmôi trường, chămsóc cây xanh, phát triểnmảng xanh
để chống biến đổi khí hậu. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Viện Môi trường
và Tài nguyên (ĐH
Quốc gia TP.HCM)
đã tham gia đào tạo
nguồn nhân lực có
trình độ cao, đáp
ứng yêu cầu phát
triển ngành
môi trường.
Tăng cường quản lý nhà nước về
biến đổi khí hậu
Mục tiêu của TP.HCM trong giai đoạn 2021-2025 là tập trung
hoàn thiện cơ chế chính sách về ứng phó với BĐKH; kế thừa
và triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, dự án ưu tiên
nhằm nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH, giảm thiểu thiệt
hại do BĐKH gây ra.
Nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH thông qua việc tăng
cường công tác quản lý nhà nước về BĐKH, thúc đẩy lồng ghép
thích ứng BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch của TP.
Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích
ứng của cộng đồng, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh
trước những thay đổi của khí hậu.
Triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,
tận dụng các cơ hội của BĐKH để phát triển nền kinh tế theo
hướng carbon thấp.
TP.HCM lên kế hoạch ứng phó
với biến đổi khí hậu
Sở TN&MT TP.HCMđã cùng Phân viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu xây dựng kế hoạch
ứng phó với biến đổi khí hậu trong các giai đoạn tới.
xuất các giải pháp thích nghi
và giảm thiểu với tác động
tiêu cực của BĐKH.
Theo Sở TN&MT, kế hoạch
trên đã đánh giá được xu thế
và dự báo về các yếu tố khí
hậu trên địa bàn TP đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050
như nhiệt độ, lượng mưa, độ
ẩm tương đối, gió, bốc hơi,
mực nước, hạn hán, xâm nhập
mặn và bão, áp thấp nhiệt đới.
Bên cạnh đó, căn cứ vào
kết quả dự báo của BĐKH,
ngành môi trường có thể đánh
giá được tác động BĐKH đến
từng khu vực (theo phạm vi
quận, huyện) và ngành, lĩnh
vực như nông nghiệp, năng
lượng - công nghiệp - thương
mại, xây dựng, giao thông, du
lịch, tài nguyên đất, nước…
SởTN&MTvà đơn vị tư vấn
cũng xây dựng kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH giai
đoạn 2021-2030, tầmnhìn đến
năm 2050 với giải pháp trọng
tâm nhằm thích ứng và giảm
nhẹ về BĐKH cho các ngành/
lĩnh vực trên theo ba giai đoạn
(2021-2025, 2026-2030 và
2031-2050). Tương ứng với
mỗi chương trình, nhiệm vụ,
dự án sẽ có đơn vị chủ trì và
đơn vị phối hợp thực hiện.
Đồng thời, sở sẽ đại diện
ban chỉ đạo tham gia góp ý
và kiểm tra, giám sát phương
án triển khai các nhiệm vụ,
chương trình, dự án thuộc kế
hoạch hành động của TP.
Đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành
môi trường
Một trong những giải pháp
mà UBND TP.HCM đưa ra là
tăng cường công tác, sắp xếp
cán bộ có đủ năng lực, chuyên
môn và có đủ khả năng quản
lý, điều hành các chương trình,
dự án môi trường nhằm tránh
thất thoát, lãnh phí nguồn lực.
Đồng thời, thường xuyên cập
nhật thông tin, nâng cao nhận
thức và năng lực, trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ, quản
lý nhà nước; tích hợp các yếu
tố BĐKH vào quản lý đô thị.
Theo đó, Viện Môi trường
và Tài nguyên (ĐH Quốc gia
TP.HCM) đã tham gia đào
tạo nguồn nhân lực có trình
độ cao, đáp ứng yêu cầu phát
triển ngành môi trường TP.
Theo GS-TS Lê Thanh Hải,
Viện trưởng Viện Môi trường
và Tài nguyên, thời gian qua,
công tác ứng phó với BĐKH,
phòng tránh thiên tai, quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường đã được ngành chức
năng quan tâm nhiều hơn, có
bước chuyển biến tích cực
và đạt được một số kết quả
quan trọng.
Trong đó, Viện Môi trường
và Tài nguyên đã có những
đóng góp cho xã hội khi tham
gia công tác nghiên cứu khoa
học, đào tạo và cấp giấy chứng
nhận trong lĩnh vựcmôi trường,
tài nguyên và BĐKH. Viện tạo
ra một môi trường thuận lợi
cho sự hợp tác, liên kết giữa
các nhà quản lý và các đồng
nghiệp khoa học trong cùng
lĩnh vực. Từ đó, góp phần tích
cực xây dựng và phát triển mô
hình ĐH định hướng nghiên
cứu ứng dụng trong hệ thống
ĐH Quốc gia TP.HCM.
Ông Hải cho biết Viện Môi
trường và Tài nguyên là cơ
sở đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao, đáp ứng yêu cầu
phát triển ngành môi trường.
Toàn viện hiện có hơn 200 cán
bộ, giảng viên và công nhân
viên. Đến nay đã đào tạo cho
đất nước hơn 1.000 thạc sĩ,
khoảng 50 tiến sĩ khoa học
chuyên ngành.
“Viện đã đóng vai trò quan
trọng trong việc nghiên cứu,
chuyển giao những tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ vào việc
cải thiện, quản lý, sử dụng
hợp lý để bảo vệ tài nguyên
môi trường và ứng phó với
BĐKH” - GS-TS Lê Thanh
Hải chia sẻ.
Theo PGS-TS Nguyễn
Hồng Quân, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu phát triển kinh
tế tuần hoàn (ĐH Quốc gia
TP.HCM), để giảm phát thải,
ứng phó với BĐKH, chúng
ta nên lồng ghép các chương
trình giảmphát thải vào những
dự án, mô hình sản xuất trên
các lĩnh vực như công nghiệp,
nông nghiệp.
“Chúng ta cũng có thể lồng
ghép dự án vào các chương
trình công của TP như mua
sắm tiêu dùng xanh, trồng
cây xanh…” - PGS-TS Quân
chia sẻ.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook