2
Thời sự -
ThứHai 8-11-2021
Liên quan về tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM, nhiều
đại biểu (ĐB) Quốc hội TP.HCM khẳng định đây là tín hiệu
mừng, thể hiện sự san sẻ, quan tâm của trung ương.
+ ĐB Đỗ Đức Hiển nhận thấy việc tăng tỉ lệ điều tiết cho
TP.HCM vào thời điểm vừa trải qua một thời gian dài phòng
chống dịch COVID-19 là hết sức có ý nghĩa, tạo thêm
nguồn lực để TP sớm vượt qua khó khăn, khôi phục, phát
triển kinh tế - xã hội. Đây sẽ là một quyết sách đúng đắn,
kịp thời trong tổng thể các chính sách mà Đảng, Nhà nước
đã xác định để xây dựng, phát triển TP.
+ ĐB Trương Trọng Nghĩa khẳng định: “Việc tăng tỉ lệ
điều tiết ngân sách cho TP là phù hợp với các nghị quyết
của Đảng”. Theo ông Nghĩa, Bộ Chính trị đã giao cho TP
vai trò đầu tàu kinh tế và động lực tăng trưởng. Chưa kể,
Nghị quyết Đại hội XII, XIII của Đảng đều chỉ rõ là phân
bổ nguồn lực quốc gia, trong đó có chuyện phân bổ ngân
sách, là phải hợp lý, bảo đảm hiệu quả và giúp cho các địa
phương phát huy thế mạnh của mình.
Tuy nhiên, thời gian qua, sự phân bổ ngân sách lại không
tương xứng nên TP không có đủ điều kiện cần thiết để làm
tròn vai trò, trọng trách được giao. Nếu tăng tỉ lệ điều tiết
ngân sách thì TP sẽ làm được vai trò là đầu tàu, động lực
tăng trưởng, tạo được sự tác động lan tỏa, lôi kéo mạnh mẽ
trong cả nước và khu vực.
+ Tương tự, ĐB Trần Hoàng Ngân nhìn nhận với một
TP là đô thị đặc biệt, năng suất lao động cùng hiệu quả tài
chính cao, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Nếu
tỉ lệ điều tiết ngân sách được tăng lên, TP sẽ có nguồn lực
để đầu tư vào hạ tầng, nhất là giao thông, xã hội, vấn đề nhà
ở, chỉnh trang đô thị, giải tỏa nhà trên kênh rạch và cả việc
xây dựng nhà ở, khu lưu trú cho công nhân, người lao động,
nâng cao được hệ thống y tế, hệ thống giáo dục...
LÊ THOA
Thu ngân sách ở TP
Hà Nội và TP.HCM
đã chiếm gần 50%
tổng số thu cả nước.
Bộ trưởngBộ Tài chính:Chínhph
điều tiết ngân sách của TP.HCM
Dự toán ngân sách và phân bổ
ngân sách năm2022 sẽ được
Quốc hội thảo luận trong tuần
này, đáng chú ý là tăng tỉ lệ điều
tiết ngân sách cho TP.HCM.
CHÂNLUẬN
“T
ỉ lệ điều tiết 21% dù
chưa đáp ứng như đề
nghị là 23% nhưng
trong bối cảnh tác động rất
lớn của COVID-19, cân đối
ngân sách nhà nước (NSNN)
nói chung và ngân sách trung
ương (NSTƯ) nói riêng rất
khó khăn. TP.HCM cần chia
sẻ khó khăn chung của cả
nước” - Bộ trưởng Bộ Tài
chính Hồ Đức Phớc nêu quan
điểm khi trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
.
Tăng tỉ lệ điều tiết
cho TP.HCM
. Phóng viên
:
Thưa Bộ
trưởng, trong giai đoạn ổn
định ngân sách tới đây, Bộ
Tài chính dự kiến báo cáo
Chính phủ trình Quốc hội
tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách
cho TP.HCM như thế nào?
+
Bộ trưởng
HồĐức Phớc
:
Nghị quyết 122/2020củaQuốc
hội đã quyết định, năm 2022
là năm đầu thời kỳ ổn định
ngân sách. Điều đó có nghĩa
là dự toán ngân sách năm
2022, Quốc hội sẽ quyết định
tỉ lệ điều tiết và số bổ sung
từ NSTƯ cho ngân sách của
từng địa phương, trong đó
có TP.HCM để áp dụng cho
thời kỳ ổn định ngân sách
tiếp theo.
Tuynhiên,năm2021và2022
có biến động bất thường do
tác động của dịch COVID-19,
ảnh hưởng đến cân đối thu
chi NSNN. Vì vậy, trong báo
cáo dự toán NSNN và phân
bổ NSTƯ năm 2022, Chính
phủ trìnhQuốc hội là xác định
Tăng tỉ lệ làđúngđịnhhướngvànghị quyết củaĐảng
tỉ lệ điều
tiết và số
bổ sung
cân đối
chongân
sách địa
phương
áp dụng
riêngcho
năm 2022 và sẽ xác định lại tỉ
lệ điều tiết, số bổ sung cân đối
trong giai đoạn 2023-2025 sau
khi tình hình đi vào ổn định.
Thực hiệnquyđịnh củaLuật
NSNN, dự toán thu ngân sách
trên địa bàn TP.HCM năm
2022 được xây dựng trên cơ
sở pháp luật thuế, phí, tình
hình phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn TP, dự toán
chi ngân sách TP năm 2022
tính theo nguyên tắc, tiêu chí
và định mức phân bổ tại Nghị
quyết 973/2020 vàNghị quyết
01/2021 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội thì tỉ lệ điều tiết
của TP.HCM là 19%.
Căn cứ khả năng cân đối
NSTƯnăm2022,Chínhphủđã
trình Quốc hội bổ sung 4.919
tỉ đồng (chi đầu tư phát triển
là 4.783 tỉ đồng, chi thường
xuyên là 136 tỉ đồng), theo
đó tỉ lệ điều tiết của TP năm
2022 là 21%, tăng 3% so với
giai đoạn trước (18%).
. Giai đoạn ổn định ngân
sách vừa qua, tỉ lệ điều tiết
ngân sách cho TP.HCMđược
Quốc hội rút xuống còn 18%.
Theo Bộ trưởng, điều này ảnh
hưởng thế nào tới sự phát
triển, chủ động ngân sách
trong việc thu hút nguồn lực
của TP.HCM?
+ Tỉ lệ điều tiết của ngân
sách TP.HCM giai đoạn
2011-2016 tính theo định
mức phân bổ là 20%; để tỉ
lệ điều tiết không giảm lớn,
Chính phủ đã trình Quốc hội
bổ sung 2.859
tỉ đồng để tỉ lệ
điều tiết là 23%.
Giai đoạn 2017-2021, tính
theo địnhmức phân bổ là 17%,
Chính phủ đã trình Quốc hội
bổ sung 1.823
tỉ đồng để tỉ lệ
điều tiết là 18%.
Chúng tôi rất chia sẻ với
TP.HCM. Việc tỉ lệ điều tiết
giảm trong các giai đoạn ổn
định ngân sách vừa qua là
theo đúng quy định của Luật
NSNN nhưng vẫn đảm bảo
mức ngân sách của TP.HCM
giai đoạn sau cao hơn giai
đoạn trước, không để ảnh
hưởng đến cân đối nguồn
lực của địa phương.
Bên cạnh đó, khi xây dựng
cơ chế cũng như trong cân đối
NSNN, chúng tôi đều hướng
tới tạo các chính sách đặc thù
thêm cho TP.HCMđể có điều
kiện phát triển và chủ động.
Ví dụ như Chính phủ đã
trình Quốc hội ban hành
Nghị quyết 54/2017 trong
đó có nhiều cơ chế đặc thù về
tài chính - ngân sách; ủng hộ
TP trong việc cải thiện môi
trường đầu tư - kinh doanh,
đối thoại doanh nghiệp, tháo
gỡ kịp thời các vướng mắc;
ủng hộ và hỗ trợ một phần
kinh phí xây dựng khu công
nghệ cao, có những cơ chế
đặc thù để thu hút các tập
đoàn hàng đầu thế giới vào
đầu tư và kinh doanh tại đây...
. Theo Bộ trưởng, tỉ lệ
18% để lại nhưng bài học gì
cho việc dự toán ngân sách
đối với các địa phương có
điều kiện tương đồng như
TP.HCM, rộng ra là đối với
16 địa phương có điều tiết
về trung ương?
+Hiến pháp 2013 quy định
Quốc hội quyết định về ngân
sách và NSTƯ giữ vai trò chủ
đạo. Luật NSNN quy định
việc điều tiết về NSTƯ sau
một thời kỳ ổn định thì phải
tăng tỉ lệ nộp về trung ương.
Và ngược lại các địa phương
nhận ngân sách từ trung ương
sau một thời kỳ ổn định thì
giảm tỉ lệ nhận về.
Đó là nguyên tắc chung để
NSTƯ giữ vai trò chủ đạo,
đồng thời tạo sự chủ động
cho ngân sách địa phương,
qua đó đánh giá mức độ phân
đấu và phát triển của các địa
phương, tạo động lực để địa
phương chủ động thu hút đầu
tư, giải phóng nguồn lực, tạo
động lực để sản xuất, kinh
doanh phát triển.
Đất nước ta có 63 tỉnh,
thành với diện tích, dân số,
đặc điểm địa lý, điều kiện cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội...
rất khác nhau; nhất là sự khác
biệt về tiềm năng phát triển
và quy mô kinh tế. Điều này
kéo theo đó là khả năng thu
NSNN rất khác nhau.
Cụ thể là thuNSNN trên địa
bàn của riêng TP Hà Nội và
TP.HCM đã chiếm gần 50%
tổng số thu cả nước. Nếu tính
chung cả 16 địa phương trọng
điểm thu thì số thu chiếm tới
khoảng 80% tổng số thu ngân
sách của cả nước.
Trong khi đó, chúng ta
lại có những địa phương là
địa bàn khó khăn, biên giới,
hải đảo... thu NSNN cả năm