6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-11-2021
nghệ giao thông vận tải phía Nam
(Bộ GTVT) tiếp tục khẳng định quá
trình thực hiện giám định đảm bảo
chính xác, khoa học và đầy đủ căn
cứ pháp lý.
Theo VKS, tuyến cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi là công trình
trọng điểm quốc gia, chi phí đầu tư
rất lớn (hơn 34.500 tỉ đồng được
phê duyệt) nhưng chủ đầu tư, ban
quản lý dự án, nhà thầu thi công, tư
vấn giám sát… đều không tuân thủ
các quy định của pháp luật về xây
dựng, tổ chức thi công, nghiệm thu
hạng mục, nghiệm thu công trình.
Kết luận giámđịnh cho thấy chiều
dày lớp bê tông nhựa tại nhiều vị trí
không đảm bảo, hệ số thấm không
đạt, độ rỗng dư dao động rất lớn;
các lớp bê tông nhựa và đá dăm gia
cố nhựa có hiện tượng bong tróc
cốt liệu; cường độ chịu tải của mặt
đường không đảm bảo…
Về lý thuyết, tuyến cao tốc được
thiết kế có tính toán dự báo giao
thông là ≥ 20 năm, trong đó thời
hạn tính toán cho mặt đường là ≥
10 năm. Thế nhưng chỉ sau hai năm
đưa vào khai thác, quãng đường dài
65 km đã có tới 380 điểm hỏng,
tức trung bình cứ 170 m thì có một
điểm hư hại.
Tại tòa, giám định viên hơn một
lần nói giật mình, đồng thời đưa
ra hình ảnh cho thấy chất lượng
của tuyến cao tốc rất kém. “Vật
liệu rất rời rạc, vậy thì chịu lực
làm sao được!” - giám định viên
thốt lên và cho hay nhiều vị trí trên
tuyến thể hiện vật liệu bị nứt, vỡ,
nguy hiểm hơn là không có lưới
chống nứt…
Đáng chú ý, nhiều luật sư và bị
cáo tỏ ra hồ nghi với kết luận của
cơ quan giám định. Một luật sư đặt
câu hỏi rằng cả công trình đồ sộ
như vậy nhưng lại chỉ có hai giám
định viên thực hiện giám định thì
liệu kết quả có đảm bảo? Ngay lập
tức chủ tọa ngắt lời, yêu cầu luật sư
có thể đặt câu hỏi chứ không được
bình luận như vậy.
Sẽ xử lý cựu chủ tịch VEC
ở giai đoạn 2
Vụ án này, ngoài 36 bị cáo đang bị
xét xử, nhiều bị cáo được xác định
có trách nhiệm liên quan nhưng đã
được cơ quan điều tra tách vụ án.
Trong đó, cơ quan tố tụng nhận
định ông Mai Tuấn Anh (cựu chủ
tịch HĐQT, cựu tổng giám đốc
VEC) đã không kiểm tra, giám
sát, không thực hiện đúng chỉ đạo
và báo cáo Bộ GTVT liên quan
đến yêu cầu kiểm soát chặt chẽ,
phương án khắc phục nguồn vật
liệu từ các mỏ đá kém chất lượng
của dự án. Hành vi của ông Tuấn
Anh có dấu hiệu thiếu trách nhiệm
trong công tác, ảnh hưởng đến chất
lượng công trình xây dựng không
đảm bảo.
Tuy nhiên, ông Tuấn Anh còn
TUYẾNPHAN
N
gày 26-11, TAND TPHà Nội
tiếp tục xét xử 36 bị cáo trong
vụ án vi phạm quy định về
đầu tư công trình xây dựng gây
hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại
dự án đường cao tốc Đà Nẵng -
Quảng Ngãi.
Ở ngày làm việc thứ tư, các luật
sư đặt nhiều câu hỏi đối với bị cáo,
giám định viên và đại diện Tổng
công ty Đầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC) - nguyên
đơn dân sự.
Cao tốc ngàn tỉ nhưng
thi công ẩu
Trả lời trước HĐXX, giám định
viên thuộc Phân viện Khoa học công
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TP
Vụ cao tốc Đà Nẵng
- Quảng Ngãi:
Cứ 170m
lại có 1
điểmhỏng
Quãng đường dài 65 km thuộc cao tốc
Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tới 380 điểm
hỏng chỉ sau hai năm đưa vào khai thác,
tức trung bình cứ 170 m thì có một
điểm hỏng.
liên quan đến giai đoạn 2 của dự
án đang tiến hành giám định chất
lượng công trình xây dựng. Do vậy,
để đánh giá, xem xét xử lý, Cơ quan
CSĐTBộCông an ra quyết định tách
hành vi liên quan đến các sai phạm
có dấu hiệu thiếu trách nhiệm của
ông này để xử lý trong giai đoạn 2
của vụ án.
Tương tự, ông Trần Văn Tám
(cựu tổng giám đốc VEC) cũng
được xác định có liên quan đến quá
trình thực hiện giai đoạn 2 của dự
án (đoạn 75 km sử dụng vốn vay
của World Bank) với vai trò là lãnh
đạo VEC phụ trách trực tiếp, đồng
thời là chủ tịch Hội đồng nghiệm
thu cơ sở dự án. Hành vi của ông
Tám sẽ được xét trách nhiệm trong
giai đoạn 2 của vụ án.
Hồi tháng 7-2020, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương quyết định kỷ luật
cảnh cáo đối với ông Mai Tuấn
Anh và ông Trần Văn Tám. Theo
cơ quan kiểm tra, Ban Thường vụ
Đảng ủy VEC đã vi phạm quy chế
làm việc và các nguyên tắc tổ chức
sinh hoạt Đảng, để nội bộ lãnh đạo
tổng công ty mất đoàn kết nghiêm
trọng; thiếu trách nhiệm, buông
lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm
tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi
phạm, khuyết điểm trong công tác
cán bộ, trong thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng và trong quản lý,
khai thác các tuyến đường cao tốc,
gây hậu quả nghiêm trọng. Sau kết
luận này, ông Mai Tuấn Anh đã bị
điều chuyển công tác.•
Cũng theo cơ quan tố tụng, đối với hành vi vi phạm
pháp luật liên quan đến bên thi công (bên B) tại gói
thầu số 2 và số 6 dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng
Ngãi là các gói thầu có liên danh với nhà thầu quân đội
để thi công. Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định
tách vụ án hình sự để Cơ quanĐiều tra hình sự BộQuốc
phòng thụ lý điều tra theo quy định.
Cạnh đó, vụ án còn liên quan đếnmột số người nước
ngoài tại nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát, đã về
nước trước khi khởi tố vụ án. Cơ quan CSĐT Bộ Công
an đã có yêu cầu tương trợ tư pháp gửi Bộ Tư pháp các
quốc gia này, đềnghị phối hợp xácminh, cung cấpnhân
thân, lai lịch để làm căn cứ giải quyết vụ án nhưng đến
khi hết thời hạn điều tra vẫn chưa có kết quả trả lời.
Để đảm bảo tiến độ vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công
an đã ra quyết định tách vụ án hình sự liên quan đến
hành vi vi phạmpháp luật của nhóm trên xử lý sau theo
quy định pháp luật.
Chuyển vụ án cho cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng
Hành vi của ông Mai
Tuấn Anh có dấu hiệu
thiếu trách nhiệm trong
công tác, ảnh hưởng đến
chất lượng công trình
xây dựng không đảm
bảo, cơ quan điều tra đã
tách ra để xử lý trong
giai đoạn 2 của vụ án.
Lùi ngày xét xử vụ cấp bằng giả chấn động tại Trường ĐH Đông Đô
Ngày 26-11, thông tin cho biết TAND TP Hà Nội vừa
quyết định lùi ngày xét xử vụ án giả mạo công tác xảy ra
tại Trường Đại học (ĐH) Đông Đô đến ngày 23-12 tới.
Trước đó, vụ án dự kiến được đưa ra xét xử vào ngày
26-11 nhưng nhiều luật sư bào chữa có đơn xin hoãn
phiên tòa nên tòa quyết định như trên.
Vụ án có 10 bị cáo, đều là cựu cán bộ, lãnh đạo Trường
ĐH Đông Đô, trong đó có Dương Văn Hòa (cựu hiệu
trưởng), Trần Kim Oanh (cựu phó hiệu trưởng kiêm phó
viện trưởng Viện Đào tạo liên tục), Lê Ngọc Hà (cựu phó
hiệu trưởng)…
Tổng số có 24 luật sư đăng ký bào chữa cho 10 bị cáo.
Đáng chú ý, tòa đã triệu tập 30 người liên quan và 200
người làm chứng đến phiên tòa.
Theo cáo trạng, Trường ĐH Đông Đô chưa làm thủ tục
đề nghị và chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo văn
bằng 2, trong đó có ngành tiếng Anh.
Quá trình tuyển sinh đào tạo, Trần Khắc Hùng (hiện
đang bỏ trốn, chủ tịch HĐQT trường) thấy nhiều người có
nhu cầu lấy văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh nên đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo ban giám hiệu, Viện
Đào tạo liên tục, Viện 4.0… thực hiện cấp văn bằng 2 giả
của hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh cho người có nhu
cầu lấy bằng không qua tuyển sinh, đào tạo theo quy định.
Từ tháng 4-2018 đến tháng 3-2019, Hùng và đồng phạm
đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường
hợp, thu lợi bất chính hơn 7,1 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra đã làm rõ 210 trường hợp được cấp văn
bằng, giấy chứng nhận giả và đã được sử dụng. Còn 221
trường hợp chưa xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.
Trong số 210 trường hợp được cấp bằng và chứng chỉ
giả đã được làm rõ, 76 người
đã sử dụng vào mục đích cá
nhân. Cụ thể, 67 người làm
nghiên cứu sinh, hai người
học thạc sĩ, bốn người kê khai
hồ sơ công chức và viên chức,
ba người thi công chức hoặc
thi thăng hạng.
Trong vụ án này, cơ quan
điều tra xác định Trường ĐH
Đông Đô chưa làm thủ tục đề
nghị Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh, đào tạo bằng ĐH
thứ hai nhưng từ năm 2015 đến 2017, Vụ Kế hoạch - Tổ
chức đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh văn bằng 2 hệ chính
quy cho trường này.
Cùng với đó, Vụ Giáo dục ĐH đã xét duyệt, đăng tải
trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đề án
tuyển sinh các năm 2017, 2018, 2019 có chỉ tiêu văn bằng
2 hệ chính quy.
Năm 2018, đoàn kiểm tra số 1 của Bộ GD&ĐT đã làm
việc nhưng không phát hiện Trường ĐH Đông Đô chưa
được phép đào tạo văn bằng 2 ngành
ngôn ngữ Anh.
Do đó, cơ quan điều tra đã có công
văn kiến nghị bộ trưởng Bộ GD&ĐT
xem xét, xử lý nghiêm đối với các cá
nhân có trách nhiệm theo quy định
của pháp luật và chỉ đạo khắc phục
sai phạm.
TUYẾN PHAN
Bị cáoDương VănHòa (trái) và
PhạmVân Thùy. Ảnh: Bộ Công an