274-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-11-2021
Cơ quan thanh tra độc lập với cơ quan quản lý cùng cấp
Trong phần tham luận, TS Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Hành chính - tổ chức,
Viện Chiến lược và khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ, phân tích hiện nay
tổ chức cơ quan thanh tra hành chính ở tỉnh, sở, huyện có mô hình giống nhau.
Quy định này dẫn đến việc hoạt động thanh tra của các TP lớn như TP.HCM, Hà
Nội bị quá tải do nhân lực ít trong khi nhiều địa phương khác lại dư nhân lực. Cơ
cấu này làm cơ quan thanh tra thụ động về nhân sự, ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động thanh tra. Đồng thời, tổ chức cơ quan thanh tra ở địa phương phụ
thuộc lớn vào người đứng đầu địa phương. Có thực trạng là từ thanh tra viên đến
chánh thanh tra thường xuyên bị điều chuyển.
Từ những vướngmắc này,TS PhạmThị Huệ kiến nghị tổ chức các cơ quan thanh
tra có sự độc lập nhất định với cơ quan quản lý cùng cấp.
Theo đó, cấp trung ương sẽ có cơ quan Thanh tra Chính phủ thuộc Chính phủ,
có nhiệm vụ giúp Chính phủ thanh tra cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi
quản lý Chính phủ. Cơ quan thanh tra cấp khu vực có thể tổ chức theo vùng, miền
như cách tổ chức cơ quan kiểm toán hiện nay. Các cơ quan này trực thuộc và chịu
trách nhiệm trực tiếp từ Thanh tra Chính phủ.
Cơ quan thanh tra cấp tiểu khu vực tại huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh sẽ trực
thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ cơ quan thanh tra khu vực.
thẩmquyền và trách nhiệm trong tổ chức
hoạt động thanh tra, kiểm tra. “Dự luật
sẽ phải xác định rõ vị thế, thẩm quyền,
cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động cơ
quan thanh tra, không để tình trạng lúng
túng như hiện nay” - ông Long bày tỏ.
Đề xuất tách chế định
thanh tra nhân dân khỏi
Luật Thanh tra
Tại hội thảo, ThS Nguyễn Văn Trí,
Phó Trưởng Khoa luật hành chính -
nhà nước Trường ĐH Luật TP.HCM,
có tham luận: “Sửa đổi, bổ sung Luật
Thanh tra: Sự cần thiết hay không của
một số chế định trong Luật Thanh tra”.
Theo ThS Trí, Luật Thanh tra hiện
tại và dự thảo đều dành một chương
điều chỉnh về thanh tra nhân dân. Tuy
nhiên, thanh tra nhân dân là hình thức
giám sát của nhân dân, thể hiện chức
năng giám sát xã hội.
“Về bản chất, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cả tổ chức, phương thức
hoạt động của thanh tra nhân dân không
liên quan gì đến hoạt động thanh tra mà
đó là giám sát” - diễn giả khẳng định.
Do đó, ThS Trí đề xuất tách chế định
thanh tra nhân dân ra khỏi Luật Thanh
tra và điều chỉnh bằng một luật riêng,
có thể là Luật Giám sát của nhân dân.
Theo ông, việc tách biệt như trên sẽ
đảm bảo thuật ngữ thanh tra không còn
khiên cưỡng mà thuần túy là hoạt động
cơ bản trong quản lý nhà nước. Đồng
thời hoạt động giám sát của nhân dân
cũng được nâng tầm.
Nhiều diễn giả khác tại hội thảo cũng
nêu ý kiến rằng dự thảo sửa đổi, bổ sung
Luật Thanh tra nên có sự phân định rõ
ràng về khái niệm lẫn thẩm quyền, cơ
cấu, tổ chức của cơ quan thanh tra với
các cơ quan khác như kiểm toán, hoạt
động thanh tra nhân dân.•
TRÚCPHƯƠNG- THÀNHĐẠT
S
áng 26-11, Trường ĐH Luật
TP.HCM tổ chức hội thảo khoa
học “Sửa đổi, bổ sung Luật Thanh
tra: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Những hạn chế của
Luật Thanh tra 2010
Tại hội thảo, ông Trần Văn Long, Phó
Vụ trưởngVụ Pháp chế, Thanh tra Chính
phủ, cho biết: Dự thảo sửa đổi, bổ sung
LuậtThanh tra được xâydựng theohướng
cáchoạt động thanh tra sẽđược tăngcường
tính chuyên nghiệp, vừa bảo đảm tính
chủ động và tự chịu trách nhiệm của các
cơ quan thanh tra, vừa bảo đảm sự lãnh
đạo, chỉ đạo của thủ trưởng các cơ quan
quản lý nhà nước. Ông Long nhận định
Luật Thanh tra đã được triển khai thực
hiện suốt 10 năm qua. Luật có những
bất cập và hạn chế nhất định được thể
hiện ở một số khía cạnh.
Về tổ chức, đã có cơ quan thanh tra ở
các bộ, ngành nhưng thực tế vẫn cần tổ
chức các cơ quan thanh tra địa phương
để thực hiện chức năng thanh tra. Một
bất cập nữa là có sự chồng chéo giữa cơ
quan thanh tra với cơ quan kiểm toán.
Trong thực tiễn, có rất nhiều hoạt động
kiểm tra thường xuyên của chủ thể quản
lý nhưng lại được coi việc đó là thanh tra.
Từ đó, ông Long nhấn mạnh cần làm rõ
Ông Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ
(phải)
, chỉ ra những điểmmới trong dự thảo sửa đổi,
bổ sung Luật Thanh tra. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Sửa Luật Thanh tra:
Bảo đảm tính chủ động
của cơ quan thanh tra
Cần phân định rõ khái niệm lẫn thẩmquyền, cơ cấu, tổ chức của
cơ quan thanh tra với các cơ quan khác như kiểm toán, kiểm tra và
hoạt động thanh tra nhân dân…
Dự thảo sửa đổi, bổ sung
Luật Thanh tra được xây
dựng theo hướng vừa bảo
đảm tính chủ động của các cơ
quan thanh tra, vừa bảo đảm
sự lãnh đạo của thủ trưởng
các cơ quan nhà nước.
1 lần chơi đá gà, đeo phải
án chung thân
Ngày 26-11, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc
thẩm bị cáo Trần Văn Hiếu (sinh năm 1988, ngụ tỉnh
Bến Tre) tội giết người. Phiên tòa phải hoãn để triệu
tập thêm người làm chứng.
Trước đó, TAND TP.HCM đã tuyên án tù chung
thân, đồng thời buộc Hiếu bồi thường cho gia đình bị
hại gần 300 triệu đồng. Hiếu kháng cáo xin giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Hiếu giữ nguyên kháng
cáo. Luật sư của bị cáo đề nghị bổ sung người làm
chứng vì có sự mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo và
lời khai của người làm chứng. Cụ thể, tòa sơ thẩm vẫn
chưa làm rõ giữa bị cáo và bị hại ai là người tìm và
dùng cuốc để tấn công đối phương trước.
Rất nhiều người chứng kiến vụ việc nhưng hồ sơ
chỉ thể hiện có một người làm chứng và người này
không chứng kiến đầy đủ.
Bên cạnh đó, luật sư phía bị cáo cũng đề nghị triệu
tập giám định viên để làm rõ một số tình tiết trong kết
quả giám định pháp y tử thi.
HĐXX không chấp nhận đề nghị triệu tập giám
định viên vì cho rằng không cần thiết phải giải
thích cơ chế gây thương tích; hơn nữa bị hại cũng
đã tử vong.
Theo án sơ thẩm, khoảng 16 giờ ngày 1-1-2020,
Hiếu và Nguyễn Văn Phong cùng một số người khác
chơi đá gà ăn tiền tại bãi đất trống ở xã Tân An Hội,
huyện Củ Chi, TP.HCM.
Do mâu thuẫn khi trả tiền cá cược nên Phong bỏ về
nhà, kể lại sự việc cho Trần Duy Xuân (anh em cột chèo)
nghe. Sau đó, cả hai đi tìm Hiếu nhưng không gặp.
Khoảng 17 giờ cùng ngày, Hiếu cầm theo hai con
dao đi tìm Phong và Xuân. Một lát sau, Hiếu thấy
Xuân nên đến gần nói chuyện. Cả hai xảy ra mâu
thuẫn, Hiếu đâm Xuân một nhát rồi bỏ đi.
Xuân chạy ra sau nhà Phong lấy cuốc đánh khiến
Hiếu bị thương. Hiếu tiếp tục dùng hai tay hai con
dao đâm nhiều nhát khiến Xuân ngã xuống đất và
tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện.
CÙ HIỀN
Sắp xử nhóm người sát hại
đại ca Quân “xa lộ”
Theo dự kiến, TAND TP.HCM sẽ xét xử 12 bị cáo
vụ sát hại Mai Văn Quân (sinh năm 1966, biệt danh
Quân “xa lộ”) từ ngày 14 đến 16-12.
Nạn nhân được biết đến là đại ca giang hồ khu giáp
ranh Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai. Có 10 luật sư
tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho người liên quan.
VKS truy tố Võ Thùy Linh, Hồ Thanh Phương
cùng chín đồng phạm tội giết người có tổ chức,
mang tính côn đồ theo khoản 1 Điều 123 BLHS, có
khung hình phạt 12-20 năm tù, tù chung thân hoặc
tử hình. Riêng bị cáo Hồ Thanh Đạt có thêm tình tiết
tái phạm nguy hiểm.
Vụ án xuất phát từ mâu thuẫn trong việc tranh
chấp mua bán căn nhà 100 tỉ đồng tại quận 1 rồi
đăng bài, ảnh nói xấu lừa nhau trên mạng xã hội
Facebook, Zalo. Người mua nhờ Linh đứng ra giải
quyết giùm.
Tối đó, giữa Mai Văn Quân và nhóm Linh nhắn
tin qua lại và thách thức gặp nhau để giải quyết
trước một quán karaoke ở đường Khổng Tử, phường
Trường Thọ, TP Thủ Đức. Nhóm Linh hẹn thêm
người mang theo mã tấu, dao tự chế… tập trung tại
ngã tư gần đó.
Khi đến nơi, thấy Quân đang cầm khúc cây, cả
nhóm lao vào đâm chém. Sau khi gây án, Linh thuê
xe cùng mọi người đi Vũng Tàu, Phan Thiết trốn.
Trên đường đi, Linh dẫn đi ăn uống, mua sắm đồ và
thuê chỗ nghỉ cho cả nhóm.
Trước khi quay lại TP.HCM, Linh còn đưa cho Tư
mượn 60 triệu đồng để đưa cho nhóm tiếp tục bỏ trốn.
Nạn nhân sau khi được đưa đi cấp cứu đã tử vong vào
ngày 7-11-2019.
Về dân sự, mẹ của bị hại yêu cầu bồi thường 230
triệu đồng mai táng phí, tổn thất tinh thần và cấp
dưỡng nuôi hai con nhỏ đến 18 tuổi; tổng cộng hơn
1,2 tỉ đồng. Hiện các bị cáo chưa bồi thường.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook