274-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy27-11-2021
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự
chủ động cho người quyết định đầu tư, chủ đầu tư trong quá trình thực
hiện các thủ tục đầu tư xây dựng. Đồng thời bãi bỏ, đơn giản hóa, tích hợp
nhiều thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng; bãi bỏ nhiều ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng như cắt giam, đơn gian hoa số lượng
lớn các điêu kiên đầu tư kinh doanh.
Từ đầu năm 2021 đến nay, bộ đã bãi bỏ ba ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện; cắt giam, đơn gian hoa 59/172 điêu kiên đâu tư kinh doanh đôi
vơi chín nganh, nghê (đat 34,3%); cắt giam, đơn gian hoa chín thu tuc hanh
chinh…Ngày 22-11-2021, bộđã trình và đượcThủ tướngphêduyệt phương
án c t giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
TRỌNGPHÚ- CHÂNLUẬN
S
áng 26-11, Bộ trưởng Bộ Xây
dựng Nguyễn Thanh Nghị đã
chủ trì hội nghị đối thoại doanh
nghiệp cải cách thủ tục hành chính
trong đầu tư xây dựng và các lĩnh
vực liên quan.
Dịp này, nhiều chuyên gia cho
rằng việc cải cách mạnh mẽ thủ tục
hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đất
đai, xây dựng chính là gói hỗ trợ tốt
nhất, với chi phí rẻ nhất, giúp doanh
nghiệp (DN) khôi phục, bứt phá giai
đoạn hậu dịch COVID-19.
Doanh nghiệp ngại nhất
thủ tục hành chính
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng
ban Pháp chế (VCCI), kết quả khảo
sát hơn 2.000 DN có thực hiện xây
dựng công trình trong hai năm qua
cho thấy họ gặp nhiều khó khăn khi
thực hiện các thủ tục hành chính để
triển khai dự án. Trong đó tỉ lệ DN
gặp khó khăn nhiều nhất là thực hiện
các thủ tục trong lĩnh vực đầu tư,
đất đai, xây dựng và môi trường…
Cụ thể, có khoảng 50%DN vướng
thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng;
48%vướng thủ tục liên quan đến quy
hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
43,7% vướng thủ tục thẩm định thiết
kế cơ sở, thiết kế xây dựng; 42,9%
vướng thủ tục thẩm định báo cáo tác
động môi trường.
Chỉ tính riêng thủ tục cấp phép
xây dựng, DN phải mất tới gần 30
ngày để hoàn thiện. Mỗi DN cần ba
COVID-19 buộc nhà
quản lý cải cách thủ
tục đầu tư, xây dựng
Giai đoạn phục hồi kinh tế cho thấy rõ yêu cầu cấp thiết phải đẩy
mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng.
lần đến cơ quan nhà nước để hoàn
thiện thủ tục, có DN mất tới 8-9 lần.
“Các loại thủ tục này liên quan đến
nhiều ngành, nhiều cấp, nếu không
có sự phối hợp giữa các cơ quan thì
sẽ khiến thời gian triển khai dự án
kéo dài, gây khó khăn, làm tăng chi
phí cho DN” - ông Tuấn nói.
Cùng nội dung này, bà Nguyễn
Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu
môi trường kinh doanh và năng lực
cạnh tranh thuộc Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương (CIEM),
nhận định dù nhiều năm qua Bộ Xây
dựng đã có rà soát, khắc phục sự
chồng chéo với các lĩnh vực khác
nhưng vẫn còn hạn chế.
“Ngân hàng Thế giới đánh giá
các DN mất khoảng 166 ngày với
10 bước để hoàn thành thủ tục
triển khai dự án. Quy trình này ở
Singapore chỉ mất chín bước với
thời gian 35,5 ngày” - chuyên gia
này dẫn chứng. Theo đó, bà đề nghị
Bộ Xây dựng thiết kế quy trình làm
thủ tục một cửa, giúp DN không
phải đi lại nhiều cơ quan; đồng
thời đẩy nhanh việc số hóa thực
hiện thủ tục hành chính.
Cơ hội lịch sử để cải cách
thủ tục
Tại hội nghị, ông PhạmTấn Công,
Chủ tịch VCCI, nhấn mạnh cải cách
hành chính nhất là trong lĩnh vực
đầu tư, đất đai, xây dựng là giải pháp
nằm trong tầm tay của các cơ quan
quản lý nhà nước để tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi. Giải pháp này
giúp DN tiết kiệm rất nhiều chi phí,
giải phóng nhiều nguồn lực, tạo đà
phục hồi, bứt phá nhanh hơn trong
giai đoạn tới.
“Tôi cho rằng đây là gói hỗ trợ tốt
nhất, thực chất nhất với chi phí rẻ
nhất cho DN. COVID-19 là cơ hội
lịch sử, tạo áp lực lớn để chúng ta
cải cách thủ tục hành chính mạnh
mẽ, thực chất và sâu rộng hơn” - ông
nhấn mạnh.
Ông Phạm Đức Hiếu, Ủy viên
thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội, nhấn mạnh thời gian là yếu tố
rất quan trọng với DN. “Khi dịch
COVID-19 xảy ra, nhiều DN nghĩ
đến làm nhà máy khẩu trang nhưng
nếu thủ tục kéo dài sáu tháng là đã
đủ mất cơ hội rồi, nói chi đến vài
năm” - ông nói và nhấn mạnh tình
hình mới đòi hỏi các cơ quan nhà
nước phải đẩy mạnh cải cách hành
chính và không thể không làm.
Theo đó, ông đề nghị cần phải thay
đổi tư duy trong việc giải quyết thủ
tục hành chính trên môi trường số
hóa bằng cách thiết kế lại quy trình
thủ tục phù hợp, thuận lợi hơn thay
vì chỉ đưa văn bản hành chính lên
mạng như hiện nay. Ông cũng đề
nghị Bộ Xây dựng cần là cơ quan
tiên phong đứng ra điều phối, giải
quyết các thủ tục trong lĩnh vực đầu
tư, xây dựng.
Ghi nhận những ý kiến tâm huyết,
trách nhiệm và thực chất tại hội nghị,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn
Thanh Nghị khẳng định đây là cơ
sở để bộ và các cơ quan quản lý nhà
nước tiếp tục đề xuất những giải
pháp cải cách phù hợp, hiệu quả và
khả thi hơn.
“Bộ Xây dựng luôn nhận thức rằng
thủ tục hành chính trong lĩnh vực
được quản lý vẫn phải tiếp tục được
cải cách và dư địa cải cách vẫn còn
rất lớn” - Bộ trưởng Bộ Xây dựng
nhìn nhận.•
Công trình cầu Thủ Thiêm2 làmột trong những dự án được tiếp tục thi công khi trong suốt thời gian TP.HCMsiết chặt
giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: NGUYỆTNHI
Phát hiệnnhiềunơi khai thác khoáng sản trái phép thi công cao tốcBắc -Nam
Ngày 26-11, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết
ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã ký
công văn gửi Sở TN&MT, Sở GTVT và UBND các
huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm
Thuận Nam, Hàm Tân về tăng cường quản lý khai thác
khoáng sản trái phép phục vụ đất đắp cho dự án đường
bộ cao tốc Bắc - Nam.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận giao UBND huyện Hàm
Thuận Bắc rà soát toàn bộ hồ sơ liên quan giải quyết cho
Ban quản lý dự án 7, nhà thầu thi công thuê diện tích đất
của người dân tại xã Hồng Liêm và xã Hàm Chính để làm
bãi chứa vật liệu và tập kết thiết bị phục vụ thi công đường
cao tốc.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở TN&MT, qua kiểm tra
phát hiện các khu vực này đã tác động khai thác khoáng
sản trái phép nên yêu cầu huyện Hàm Thuận Bắc mời
làm việc bên cho thuê và bên thuê để làm rõ và xử lý
theo quy định. Kết quả thực hiện gửi về Sở TN&MT
trước ngày 5-12.
Theo báo cáo của Sở TN&MT, trung tuần tháng 10-
2021, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã kiểm tra tại
xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc và ghi nhận tại
khu vực mới bị tác động khai thác khoáng sản đất dăm
sạn bồi nền trái phép trên diện tích khoảng 3.700 m
2
, độ
sâu 1-2,5 m.
Đến ngày 21-10, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh
kiểm tra tại xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc cũng
phát hiện xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản cát lẫn
dăm sạn bồi nền trái phép.
“Từ thực tế trên cho thấy có dấu hiệu các đơn vị thi
công lợi dụng việc thuê bãi tập kết vật liệu, đổ thải, tập
kết máy móc thiết bị để hoạt động khai thác khoáng sản
trái phép. Việc để xảy ra tình trạng như trên phải trong
thời gian dài, chính quyền địa phương đã tổ chức kiểm
tra nhưng chưa xử lý, còn thiếu trách nhiệm trong công
tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Do đó, tỉnh yêu cầu
chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức kiểm
điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan”
- văn bản của Sở TN&MT yêu cầu.
PHƯƠNG NAM
Xử lý nhiều trường hợp vi phạm
Theo báo cáo của SởTN&MT tỉnh BìnhThuận, thời gian qua
các ngành chức năng đã kiểm tra, phát hiện và xác lập hồ sơ
xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Cụ thể, trường hợp khai thác
đất dăm sạn bồi nền trái phép tại xã HàmCường, huyện Hàm
Thuận Nam của Công ty cổ phần Phúc Lộc đã bị tỉnh xử phạt
223 triệu đồng. Trường hợp khai thác đất dăm sạn bồi nền tại
xã Sông Phan, huyện HàmTân của Công ty cổ phần 412 bị xử
phạt 127 triệu đồng. Trường hợp khai thác đất dăm sạn bồi
nền tại xã Hải Ninh, huyện B c Bình của Công ty TNHH Thủy
Tiên bị xử phạt 208 triệu đồng... Tuy nhiên, đến nay tình hình
vẫn chưa được kiểm soát.
Phải thay đổi tư duy
trong việc giải quyết thủ
tục hành chính trênmôi
trường số hóa bằng cách
thiết kế lại quy trình thủ
tục phù hợp, thuận lợi hơn.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook