13
PHẠMANH
T
ừ ngày 4-1, học sinh
(HS) từ khối lớp 7 đến
lớp 12 tại TP.HCM được
đến trường học trực tiếp. Các
trung tâm ngoại ngữ - tin học,
ngoài giờ, kỹ năng sống cũng
được UBND TP.HCM cho
phép hoạt động lại nếu đủ
điều kiện phòng chống dịch
COVID-19. Thế nhưng, đến
nay hầu hết các cơ sở này
vẫn cửa đóng then cài hoặc
chỉ hoạt động cầm chừng.
Nơi vẫn đóng cửa,
nơi e dè
Khi nghe tin các trung tâm
ngoại ngữ, ngoài giờ và dạy
kỹ năng sống trên địa bàn
TP.HCM được hoạt động lại
sau thời gian dài tạm ngưng
hoạt động vì dịch COVID-19,
nhiềuphụhuynhvuimừng.Họ
nghĩ rằng sẽ có nơi để đăng
ký cho con học với mục đích
chính là gửi con để yên tâm
đi làm, nhất là với trẻ ở tuổi
mầm non và tiểu học.
Tuy nhiên, rảo qua nhiều
trung tâm ngoại ngữ, trung
tâmdạy ngoài giờ, hầu hết đều
chưa mở cửa đón HS trở lại.
Một trong những trung tâm
ngoại ngữ có nhiều cơ sở nhất
tại TP.HCM là Trung tâmTĐ
hiện vẫn chưa mở cửa đón
HS đến học.
Một cán bộ tuyển sinh tại
trung tâm này cho biết trung
tâm chỉ mở các khóa học
online. Do quy định của TP
là muốn hoạt động trực tiếp,
người làm việc và học tập
đảm bảo phải tiêm ít nhất
một liều vaccine sau 14 ngày
hoặc đã khỏi bệnhCOVID-19.
Trong khi đó, đối tượng học
của trung tâm có nhiều khóa
học dành cho trẻ nhỏ, từmầm
non, tiểu học.
“Hơn nữa, thời điểm này
cũng cận tết, việc hoạt động
trực tiếp trở lại khó đảm bảo
sự xuyên suốt. Do đó, trung
tâm dự kiến từ ngày 6-2, tức
sau tết Nguyên đán mới mở
cửa đón HS” - cán bộ này
cho biết.
Tương tự, Trung tâm ngoại
ngữ DM vẫn chưa thể hoạt
động lại thời gian này vì
vướng các quy định về phòng
chống dịch COVID-19. Do
đó, trung tâm dự kiến sẽ
đồng loạt khai trương các
cơ sở trở lại từ ngày 6-2 (sau
tết Nguyên đán). Tuy nhiên,
thời gian học cụ thể cho học
viên phải chờ quyết định từ
Sở GD&ĐT TP.HCM.
Một trong những nơi có
nhiều khóa học năng khiếu,
hoạt động ngoài giờ thu hút
đông HS là Nhà thiếu nhi
TP.HCM nhưng đến nay nơi
này cũng chỉ mở lác đác vài
khóa học dành cho trẻ lớn.
Cụ thể, theo thông báo mới
nhất, Nhà thiếu nhi TP.HCM
bắt đầu chiêu sinh từ ngày
8-1 các lớp năng khiếu như
bóng rổ, nhảy hiện đại, võ
thuật… Thời gian học đa số
chỉ vào hai ngày cuối tuần
với mức học phí bằng 50%
học phí các khóa học trước
dịch. Tuy nhiên, nơi này lưu
ý chỉ nhận trẻ 12-15 tuổi và
phải tiêm đủ hai mũi vaccine
phòng COVID-19.
Cô giáo “biến” nhà
thành nơi giữ trẻ
Hiện chỉ có HS từ lớp 7 đến
lớp 12 được đến trường học
trực tiếp. Thêm vào đó, các
trung tâm ngoại ngữ, ngoài
giờ và dạy kỹ năng sống vẫn
chưa hoạt động lại nên phụ
huynh có con nhỏ tiếp tục đau
Một trung tâmngoại ngữởTPThủĐức, TP.HCMvẫnđóngcửa trongnhiều tháng trời. Ảnh: PHẠMANH
Trẻ mầm non trở lại trường từ tháng 2
trên tinh thần tự nguyện
UBNDTP.HCMvừaquyết định từ tháng2đến tháng7-2022,
trẻ mầm non sẽ đến trường tham gia các hoạt động trực
tiếp trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ, người chăm sóc
trẻ. Thời gian dự kiến kết thúc năm học cho bậc mầm non
là ngày 29-7.
Theo thống kê của SởGD&ĐTTP.HCM, nămhọc 2021-2022
toànTP có khoảng 1.360 trường và hơn 1.800 nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo tư thục với khoảng 355.000 em.
Tại Việt Nam, gần 2% dân số mắc COVID-19 nhưng chưa
có ghi nhận một cách đầy đủ về tình hình hậu COVID-19
trong cộng đồng. Trong khi đó, TP.HCM hiện có hơn
300.000 người bệnh đã xuất viện, nhu cầu được chăm sóc về
sức khỏe hậu COVID-19 là vấn đề đáng quan tâm.
Đây là vấn đề được ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám
đốc Sở Y tế TP.HCM, đưa ra tại hội nghị triển khai các
hoạt động trọng tâm của ngành y tế năm 2022 tổ chức
chiều 12-1.
Theo phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, riêng tại BV Nhân
dân Gia Định, thống kê trong 40 ngày (từ 1-12-2021 đến
10-1-2022), có 1.021 bệnh nhân hậu COVID-19 đến thăm
khám ở tất cả chuyên khoa. Đa phần vì mệt mỏi, khó
thở, suy nhược tinh thần.
Trong đó, trên 510 bệnh nhân (chiếm 50%) gặp vấn
đề về hô hấp, 182 bệnh nhân gặp vấn đề thần kinh, 134
trường hợp tim mạch, 80 trường hợp về nội tiết, 66 trường
hợp về tiêu hóa, 49 trường hợp cơ xương khớp.
Thực tế, hậu COVID-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân
nặng và lớn tuổi, mà còn ghi nhận ở người trẻ 30-40 tuổi,
mắc COVID-19 nhẹ.
Theo ông Nguyễn Anh Dũng, hậu COVID-19 không chỉ
tác động đến sức khỏe (triệu chứng dai dẳng, tổn thương
trên người bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhu cầu
chăm sóc và phục hồi chức năng) mà còn ảnh hưởng công
việc (khả năng trở lại làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu
công việc), tác động đến xã hội và kinh tế (ảnh hưởng tài
chính của cá nhân và xã hội, thái độ của xã hội với người
bệnh, hệ thống an sinh xã hội).
Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng
chiến lược chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 với các
mục tiêu quan trọng trong thời gian tới như xác định mô
hình của bệnh nhân hậu COVID-19 trên địa bàn, ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc sức khỏe hậu
COVID-19, nâng tầm năng lực chăm sóc của ngành y tế,
đặc biệt là y tế cơ sở. Chiến dịch này nhằm quản lý, chăm
sóc, điều trị sớm người mắc di chứng, đảm bảo về sức
khỏe thể chất, tinh thần cho người bệnh.
Mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19
của TP cũng thực hiện theo mô hình tháp ba tầng. Trong
đó, tầng 1 là cấp y tế cơ sở (tiếp nhận bệnh nhân nhẹ),
tầng 2 là bệnh viện tuyến quận, huyện (chăm sóc người
bệnh mức độ trung bình), tầng 3 là bệnh viện chuyên
khoa sâu và đa khoa tuyến cuối (tiếp nhận bệnh nhân
nặng, nguy kịch). Hai tầng đầu tập trung mục tiêu chẩn
đoán sớm, điều trị kịp thời từ sớm, hạn chế nguy cơ
chuyển nặng.
PV
Đời sống xã hội -
ThứSáu14-1-2022
Phụ huynh đau đầu tìm nơi gửi
con nhỏ
Các trung tâmngoài giờvẫnđóng cửa, nhiềuphụhuynhphải gửi connhỏ theonhómtựphát để yên tâmđi làm.
đầu với việc vừa đi làmvừa lo
trông giữ con. Họ buộc phải
tìm đủ cách để có thể gửi con
trong thời gian đi làm.
Biết được nhu cầu này,
nhiều giáo viên, nhất là giáo
viên mầm non đứng ra thông
báo nhận giữ trẻ tại nhà với
các dịch vụ đầy đủ như ở
trường, lớp.
Chia sẻ với
Pháp Luật
TP.HCM
, cô giáoTD (phường
HiệpBìnhPhước,TPThủĐức)
cho biết: Từ tháng 11-2021, cô
D cùng với một đồng nghiệp
nhận giữ trẻ nhỏ tại nhà, chủ
yếu 2-6 tuổi, đa số đều ở trong
xóm. Cô nhận 2-7 bé, giữ từ
thứ Hai đến thứ Bảy, từ 7 giờ
đến 17 giờ 30, học phí 2,5-2,7
triệu đồng/tháng.
“Tụi mình chủ yếu ở nhà
nên vừa giữ các bé, cho các
bé chơi các trò chơi nhỏ, bé
lớn sẽ kèm thêm học bài và
nấu cho các bé ăn hai bữa
là trưa, xế. Mình làm vậy
vừa hỗ trợ cho phụ huynh,
đa số thân quen mình mới
nhận, vừa để có thêm thu
nhập trang trải tiền nhà và
sinh hoạt, cũng phần nào đỡ
nhớ tụi nhỏ khi nghỉ dạy quá
lâu” - cô D giãi bày.
Tương tự, tại một số chung
cư, nhiều phụ huynh có con
trong độ tuổi chưa đến trường
cũng lập các nhóm để cùng
gửi con cho cô giáo mầm
non trông giữ tại nhà hoặc
gửi chung cho cô giúp việc
trông giữ trong ngày để đi làm.
ChịTrịnhThịTú (ngụ chung
cư ZenTower, quận 12) cho
biết con của chị học lớp 1
nhưng lịch học online hằng
ngày lại vào chiều tối, từ 18
giờ. Ban ngày, vợ chồng chị
đều đi làm khá xa nên không
thể mỗi ngày đưa con đi theo.
Vì vậy, chị cùng các phụ
huynh có con nhỏ khác gửi
con cho cô giáo trong chung
cư trông giữ. Thời gian từ thứ
Hai đến thứ Sáu, phí gần 2
triệu đồng/tháng, gồm cả ăn
trưa cho con.
“Giờ đành ráng gửi vậy thôi,
chỉ cần con chơi an toàn là
được. Vì cùng block chung
cư quen biết nhau, có cô giúp
việc hỗ trợ với cô giáo nên
cũng yên tâm. Giờ tôi chỉ
mong các trường cho trẻ đi
học lại hoặc có phương án hỗ
trợ cho phụ huynh chứ thế này
cực cả cha mẹ lẫn thiệt thòi
cho các con” - chị Tú nói.•
TP.HCM: Chămsóc bệnhnhânhậuCOVID-19 theomôhình tháp3 tầng
Giờ tôi chỉ mong
các trường cho trẻ
đi học lại hoặc có
phương án hỗ trợ
cho phụ huynh chứ
thế này cực cả ba
mẹ lẫn thiệt thòi
cho các con.
Kỹ thuật viên tại BV 1Ahỗ trợ bệnh nhân COVID-19 tập vận động.
(Ảnh bệnh viện cung cấp)