018-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu21-1-2022
Tiêu điểm
Hoãnxửvụ cựuphóđội trưởngđội hìnhsự tổ chức đánhbạc
Ngày 20-1, TAND TP.HCM hoãn xử vụ Đoàn Hồng Phúc
(sinh năm 1982, cựu phó đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự
Công an quận Tân Phú, TP.HCM) cùng 14 đồng phạm tổ
chức đánh bạc và đánh bạc vì sát ngày mở phiên tòa có bị
cáo nộp đơn xin hoãn và có bị cáo đang mắc COVID-19.
Tòa dự kiến sẽ mở lại phiên xử trong tháng 2.
Theo hồ sơ, Phúc là cảnh sát hình sự quận Tân Phú và
được giao quản lý một số tụ điểm kinh doanh trò chơi điện
tử, máy bắn cá trên địa bàn.
Năm 2018, Ngô Nhựt Thanh (sinh năm 1972) quen biết
với Phúc. Sau đó, Thanh rủ Phúc cùng một số người tổ chức
đánh bạc.
Ngày 5-5-2020, Phòng nghiệp vụ Công an TP.HCM bắt
quả tang Thanh cùng đồng bọn tổ chức và trực tiếp tham gia
đánh bạc cùng các con bạc với hình thức binh xập xám ở nhà
trên đường Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân
Phú. Công an thu giữ gần 160 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, công an phát hiện đường dây này còn
tổ chức đánh bạc dưới hình thức đá gà ăn tiền qua mạng
Internet rồi chia tiền thu lợi theo tỉ lệ.
Theo kết luận, từ tháng 10-2019 đến tháng 5-2020, tổng số
tiền thắng thua mà nhóm tổ chức đánh bạc đã đánh bạc với
con bạc gần 4,4 tỉ đồng, số tiền con bạc đánh bạc hơn 130 tỉ
đồng.
HOÀNGYẾN
“Thẩm phán được bổ
nhiệm để làm nhiệm
vụ xét xử, còn hội thẩm
được bầu theo nhiệm kỳ
của HĐND. Do vậy, áo
choàng của hội thẩm
nên khác với áo choàng
của thẩm phán.”
ThS
Võ Văn Tài
Thẩmphán
mặc áo choàng,
hội thẩmcũng
nên như thế
Nhiều ý kiến ủng hộ việc trang bị áo choàng cho
hội thẩmđể thể hiện quyền lực tư pháp; cũng
nhiều ý kiến cho rằng trang phục của hội thẩm
phải gần gũi vàmang tính nhân dân.
MINHCHUNG
T
ại phiên họp thứ bảy của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội (QH) diễn
ra vào chiều 19-1, TANDTối cao
đã trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị quyết
1214/2016củaỦybanThườngvụQH.
Theo đó, TAND Tối cao đề xuất
sửa đổi, thay thế trang phục xét xử
của hội thẩmnhân dân (HTND) từ bộ
comple thành áo choàng và bổ sung
phù hiệu HTND.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch
QH Nguyễn Khắc Định cho rằng do
còn ý kiến khác nhau, Thường vụQH
thống nhất tiếp tục giao TAND Tối
Theo TANDTối cao, trang phục xét xử khác nhau giữa thẩmphán và hội thẩmnhân dân tạo ra sự phân biệt
về vị trí, vai trò trongHĐXX. Ảnhminh họa: TRẦN LINH
Áo choàng của hội thẩm nhân dân cần khác
áo choàng của thẩm phán
Theo BLTTHS năm 2015 thì HTND cùng ngồi xét
xử với thẩm phán. Khi nghị án, thẩm phán và HTND
phải biểu quyết theo đa số về từng vấn đề của vụ án.
Vì vậy, nếu trang phục của thẩm phán và HTND
khác nhau quá rõ ràng thì sẽ có cảm giác bị phân
biệt và cũng không được đẹp mắt. Tuy nhiên, thực
tế thì trang phục cũng không ảnh hưởng nhiều đến
việc thực hiện chức năng, nhiệmvụ xét xử của HTND.
Mặt khác, cũng nên lưu ý rằng thẩmphán vàHTND
có địa vị pháp lý khác nhau. HTND được HĐND cùng
cấp bầu theo nhiệm kỳ, đại diện cho người dân thực hiện quyền tư pháp.
HTND đánh giá về vụ án với kiến thức, tâm lý, tình cảm của đa số dân
chúng. Vì thế, đôi khi có sự khác biệt về quan điểm đánh giá, giải quyết vụ
án giữa HTND và thẩm phán. Nhưng sự khác biệt đó là cần thiết để đảm
bảo sự thấu tình, đạt lý trong bản án.
Do đó, cũng không nên cố gắng làm cho HTND giống như thẩm phán
từ kiến thức, kỹ năng đến trang phục. Nếu “biến” HTND thành một thẩm
phán sẽ mất ý nghĩa của chế độ xét xử có HTND tham gia.
Tóm lại, việc đề nghị trang phục áo choàng cho HTND cũng có ý nghĩa
nhất định vềmặt hình thức nhưng cần có điểm khác nhau nào đó để phân
biệt với trang phục của thẩm phán, ví dụ khác nhau về màu sắc cổ áo, tay
áo hoặc viền áo…
TS
LÊ NGUYÊN THANH
,
HTND TAND TP.HCM, giảng viên Khoa luật hình
sự Trường ĐH Luật TP.HCM
Đồng bộ trang phục sẽ
xa cách với nhân dân
Tính tôn nghiêm hay sự chuyên
nghiệp của phiên tòa không đến từ
trang phục mà
đếntừviệcHTND
nắmđượcvấnđề
tranh chấp, am
hiểu vụ án, có
kiến thức pháp
luật,kiếnthứcxã
hội,amhiểudân
sinh…đủđểđặt
câuhỏi, làmrõvấnđề, giải quyết vụán
một cách đúng đắn, hợp tình, hợp lý.
Sự am hiểu về mọi mặt của HTND
đối với vấn đề được xét xử quyết định
sự chuyên nghiệp cũng như tính tôn
nghiêm của phiên tòa. Ngoài ra, cơ
chế xét xử có sự tham gia của HTND
còn hàm ý rằng tiếng nói của HTND
là tiếng nói đại diện cho nhân dân.
Do vậy, việc đồng bộ trang phục
của HTND sẽ tạo nên sự xa cách với
nhân dân và việc này là không nên.
TS
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP,
Trưởng Phòng thanh tra - pháp chế
Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM
cao nghiên cứu thêm để trình lại vào
một dịp khác.
Pháp Luật TP.HCM
xin giới thiệu
quan điểm của các thẩm phán, giảng
viên, luật sư, HTND xung quanh đề
xuất này của TAND Tối cao.
Thẩmphán
ĐỖQUỐCĐẠT
,
Chánh
ánTANDhuyệnBìnhChánh,TP.HCM:
Nâng cao chất lượng
phiên tòa
Tôiđồngtình
với đềxuất này,
bởiraphiêntòa,
cùngmộtHĐXX,
ngồi chungbàn
trên bục xét xử
mà thẩm phán
mặc trangphục
này,HTNDmặc
trangphụckia, nhìnkhông thốngnhất.
Tại sao khi xét xử, thẩm phán và
HTND ngang quyền mà thẩm phán
mặc áo choàng cònHTNDthì không?
Nếumặcáochoàng,HTNDsẽthểhiện
sự đồng nhất với thẩm phán, chủ tọa;
ngang quyền với thẩm phán.
Áo choàng cấp cho HTND có thể
màu sắc, có đặc điểm… khác với áo
choàng của thẩm phán nhưng nên là
mộtkiểuchungvớiáochoàngcủathẩm
phán thì sẽđẹphơn, trangnghiêmhơn,
tạo sự thống nhất.
Khimặc áochoàng,HTNDsẽ nhận
thứcđượctráchnhiệm,vaitròcủamình
ngày càng nâng lên. Điều này sẽ phục
vụ cho quá trình cải cách tư pháp, ít
nhất là về mặt hình thức.
Theo tôi,HTNDcó thể kiêmnhiệm
nhiềunhiệmvụchuyênmônkhácvàsẽ
ănmặc phù hợp với công việc của họ.
Nhưngkhi đến tòa, khoác lênngười bộ
áo choàng, HTNDsẽ toàn tâm, toàn ý
cho việc xét xử, qua đó nâng cao chất
lượng phiên tòa…
ThS
VÕVĂNTÀI
,
PhóTrưởngKhoa
kiểm sát hình sự TrườngĐào tạo, bồi
dưỡngnghiệpvụkiểmsáttạiTP.HCM:
Thể hiện quyền lực
tư pháp
Đề xuất trang bị áo choàng cho
HTND là rất
hợp lý; căn cứ
Hiếnphápnăm
2013, Điều 24
BLTTHS 2015
(tòaánxétxửtập
thểvàquyếtđịnh
theo đa số…).
Cạnh đó, theo
Điều 46 và Điều 326 BLTTHS 2015
thì HTND ngang quyền với thẩm
phán, được biểu quyết tất cả vấn đề
liênquanđếnvụ ánhình sự.Tương tự,
với các vụ án dân sự, hành chính…,
HTND ngang quyền với thẩm phán
như đã nêu.
HTNDlà thànhviêncủaHĐXX, về
pháp luật tố tụng là ngang quyền với
thẩmphánnênviệc trangbị áochoàng
cho HTND là điều nên làm. Việc này
sẽ thể hiện tính trang nghiêm, đặc biệt
là HTND mặc áo choàng sẽ thể hiện
được quyền lực tư pháp, một người
nhân danh nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam để đưa ra các phán quyết.
Tuy nhiên, áo choàng của HTND
nên có sự khác biệt với thẩm phán,
bởi thẩm phán là một chức danh tư
pháp, được bổ nhiệm theo một quy
trình chặt chẽ, hoạt động xét xử là
hoạt động chuyên môn, suốt đời của
thẩm phán.
Trongkhi đó,HTNDđượcbầu theo
nhiệm kỳ của HĐND. Do vậy, khi
thiết kế, áo choàng của HTND nên
có những đặc trưng để phân biệt với
áo choàng của thẩm phán.
Luậtsư
TRẦNCAOĐẠIKỲQUÂN
,
Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai:
Tạo sự đồng bộ,
thống nhất
HTNDđượcbầu (hoặccử) theoquy
địnhcủapháp luật để làmnhiệmvụxét
xử. HTND là người đại diện cho tiếng
nói của người dân thamgiaHĐXXđể
xác định sự thật
vụán,đưaracác
phán quyết có
tính chất ràng
buộc pháp lý…
Khi xét xử,
HTND ngang
quyềnvới thẩm
phán nên việc quy định thống nhất về
trangphục củaHĐXXtrước hết là tạo
sựđồngbộ,trangnghiêmcủaphiêntòa.
Đồng thời việc khoác lên người bộ
áo choàng khi xét xử sẽ giúp HTND
ý thức được vai trò, trách nhiệmquan
trọng của mình. Điều này là phù hợp
với công cuộc cải cách tư pháp trong
tình hình mới.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook