018-2022 - page 9

9
VIẾT LONG- THYNHUNG
H
ai tháng qua, Thường
trực Chính phủ đã hai
lần cho ý kiến về Luật
Giao thông đường bộ (GTĐB)
và Luật Bảo đảm trật tự, an
toàn GTĐB. Trong đó, Chính
phủ tiếp tục đề xuất tách Luật
GTĐB và xem xét chuyển
công tác đào tạo, sát hạch và
cấp giấy phép lái xe (GPLX)
từ Bộ GTVT sang Bộ Công
an. Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
về vấn đề này, nhiều
ý kiến không đồng tình với
cả hai nội dung trên.
Bộ GTVT đang làm tốt
Theo ông Bùi Văn Xuyền,
nguyên Ủy viên thường trực
Ủy ban Pháp luật của Quốc
hội, nguyên đại biểu Quốc
hội khóa XIV, tại kỳ họp thứ
10 Quốc hội khóa XIV, nhiều
đại biểu phát biểu không đồng
tình việc tách Luật GTĐB.
Nguyên nhân, theo ông
Xuyền, qua nghiên cứu hệ
thống pháp luật các quốc gia,
kinh nghiệm thực tiễn cho
thấy Luật GTĐB là kết cấu
hạ tầng, phương tiện, người
tham gia giao thông và quy tắc
giao thông. Các thành tố này
thống nhất, gắn kết chặt chẽ,
bảo đảm chất lượng an toàn
GTĐB, tách ra thì trở nên khô
cứng và vô nghĩa.
“Cạnh đó, nếu tách luật này,
tới đây các luật đường sắt,
đường thủy nội địa, đường
hàng không có tách ra nữa
không? Vì nếu quản lý tài xế
đường bộ thì cũng cần quản
lý người lái tàu hỏa, tàu thủy,
phi công…” - ông Xuyền băn
khoăn.
Về việc chuyển thẩm quyền
quản lý đào tạo, sát hạch và
cấp GPLX từ Bộ GTVT sang
Bộ Công an, ông Xuyền cho
TP.HCM có bảng điện tử thông tin
phương tiện vi phạm tốc độ
Ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành
giao thông đô thị TP.HCM, cho biết hiện trung tâm đã lắp đặt
bảng thông tin phương tiện vi phạm tốc độ tại 10 vị trí.
Cụ thể, đường
hầm sông Sài
Gòn có hai
vị trí cho hai
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, qua lấy ý kiến thăm dò
các đại biểu Quốc hội, có 62,79% đại biểu không đồng ý việc
tách Luật GTĐB thành Luật GTĐB và Luật Bảo đảm trật tự, an
toànGTĐB; 66,74%đại biểu không đồng ý thay đổi thẩmquyền
quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công
an và lùi thời gian trình luật sang Quốc hội khóa XV.
“Tóm lại, ngành
công an nên tập
trung vào công việc
chính là bảo đảm
an ninh trật tự, đấu
tranh phòng chống
tội phạm, vấn đề này
cũng còn nhiều việc
phải làm…” - ông
Xuyền nói.
Nên để Bộ GTVT tiếp tục đào tạo,
cấp bằng lái xe
Nhiều ý kiến không đồng tình với việc tách Luật Giao thông đường bộ và xemxét chuyển công tác đào tạo,
sát hạch và cấp giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
chiều lưu thông. Các tuyến đường khác trên địa bàn TP như
Nguyễn Văn Linh (quận 7), cầu Phú Mỹ, TP Thủ Đức và các
tuyến quốc lộ như quốc lộ 22, quốc lộ 1, xa lộ Hà Nội và cầu
Cát Lái. Các bảng điện tử này sẽ được liên kết trực tiếp với
thiết bị đo tốc độ trên một số tuyến đường tại TP.
Các phương tiện khi lưu thông trên các tuyến đường có
gắn thông báo đo tốc độ, trường hợp vượt tốc độ quy định sẽ
được hiển thị lên các bảng này để tài xế biết. Các dữ liệu vi
phạm này được chuyển tự động cho PC08 Công an TP.HCM
để phối hợp xử lý.
Theo ông Tấn, 10 điểm kiểm tra tốc độ này đã được lắp đặt
và đưa vào vận hành từ lâu. Trung tâm mới bổ sung các bảng
thông tin phương tiện vi phạm để tài xế biết được mình đã vi
phạm ở đâu, nhằm tuyên truyền hơn nữa việc tuân thủ quy
định tốc độ khi lái xe.
ĐÀO TRANG
Xe công nghệ 2 bánh được hoạt động
tối đa
Sở GTVT TP.HCM vừa cho biết căn cứ Thông báo
06 ngày 15-1 của UBND TP về cấp độ dịch trên địa bàn
TP.HCM, theo đó TP.HCM đạt cấp độ 1 theo đánh giá
cấp độ dịch. Do đó, từ ngày 19-1, Sở GTVT điều chỉnh
phương án tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên địa
bàn TP.
Cụ thể, vận tải hành khách đường bộ và đường thủy
hoạt động theo bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GTVT an
toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19 (trừ giãn
cách người trên phương tiện). Đối với hoạt động mô tô hai
bánh sử dụng công nghệ, không hạn chế số lượng xe của
từng đơn vị.
THÁI NGUYÊN
Bảng thông tin
phương tiện vi
phạmtốc độ được
lắp đặt tại đường
hầmsông Sài Gòn.
Ảnh: ĐÀOTRANG
rằng cần phải hiểu tổ chức
giao thông là lĩnh vực dân sự,
công an là lực lượng vũ trang.
Theo đó, những vấn đề dân sự
đang làm tốt để cho dân sự
làm, công an không nên quản
lý những vấn đề này. Còn chỗ
nào Bộ GTVT làm chưa tốt
thì tiếp tục sửa đổi, bổ sung,
chấn chỉnh để quản lý cho
tốt hơn. “Tất nhiên hiện nay
lĩnh vực này có những tồn tại,
hạn chế nhưng cái này không
phải lỗi vì chuyển từ bộ này
sang bộ khác…” - ông Xuyền
nhận định.
Ngoài ra, ông Xuyền cũng
chỉ ra các bất cập khi chuyển
công tác trên cho lực lượng vũ
trang. Chẳng hạn làm “phình”
bộ máy, từ đó dẫn đến tăng
gánh nặng lên ngân sách, đi
ngược lại chủ trương tinh giản
biên chế. Đặc biệt, việc công
an vừa đào tạo, sát hạch, cấp
GPLX và xử phạt trên đường
dẫn đến một vòng tròn khép
kín, tập trung vào một ngành
nên dễ dẫn đến tình trạng độc
quyền, lạm quyền…
Tương tự, PGS-TS Phạm
Xuân Mai, ĐH Bách khoa
TP.HCM, cho rằngLuật GTĐB
của các nước nói chung đều
nhằm duy trì trật tự GTĐB,
đưa ra những cảnh báo nhằm
phòng ngừa và hạn chế tai nạn
giao thông; bảo đảm an toàn
cho người, tài sản cũng như
quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân, các tổ chức hợp
pháp, tăng cường tính hiệu
quả của hệ thống đường sá.
“Tức là trong Luật GTĐB
đã có các điều luật về trật tự và
an toànGTĐB rồi, cho nên các
nước không tách ra thành hai
luật. Luật GTĐB do BộGTVT
quản lý là đúng theo thông lệ
của các nước và chức năng
của Bộ GTVT” - ông Mai nói.
ÔngMai nói thêm: Các nước
đã làm như thế thì Việt Nam
cũng nên như thế, bởi nếu tách
ra sẽ dẫn đến chồng chéo, bộ
máy phình ra, cồng kềnh và
không khớp nhau khi hai bộ
cùng quản lý một công việc,
không hội nhập được với khu
vực và thế giới.
“Nếu Bộ GTVT quản lý
Luật GTĐB bao gồm trật tự,
an toàn GTĐB thì không nên
thay đổi thẩm quyền quản lý
đào tạo, sát hạch, cấp GPLX
từ Bộ GTVT sang Bộ Công
an nữa vì lại sẽ có bất cập và
chồng chéo” - ông Mai nhấn
mạnh.
Những lý do chuyển
sang Bộ Công an
thiếu thuyết phục
Về ý kiến cho rằng ngành
công an đang quản lý dữ liệu
dân cư nên quản lý luôn lĩnh
vực trên, ông Xuyền cho rằng
đây là dữ liệu dùng chung nên
các bộ, ngành có trách nhiệm
tích hợp cơ sở dữ liệu vào. Đây
cũng không phải lĩnh vực đấu
tranh phòng chống tội phạm
mà là quản lý hành chính và
lẽ ra nên giao cho dân sự làm.
Nếu vì lý do trên thì tới đây
nhiều bộ, ngành sẽ chuyển hết
lĩnh vực sang cho Bộ Công an
quản lý, như vậy thì thành siêu
bộ, ngân sách chi tăng lên…
“Tóm lại, ngành công an
nên tập trung vào công việc
chính là bảo đảm an ninh trật
tự, đấu tranh phòng chống tội
phạm, vấn đề này cũng còn
nhiều việc phải làm…” - ông
Xuyền nói.
Đồng tình, đại biểu Lưu
Bình Nhưỡng, nguyên đại
biểu Quốc hội khóa XIV, cho
rằng việc Chính phủ dự định
trình ra Quốc hội hai dự luật
mà không điều chỉnh và tiếp
tục giao cho công an quản lý
công tác đào tạo, sát hạch và
cấp GPLX là chưa tiếp thu
theo ý kiến của đa số đại biểu
Quốc hội khóa XIV.
Nếu công an đảm nhận đào
tạo, sát hạch và cấp GPLX
có nghĩa là công an đi quản
lý nhà nước chứ không phải
là chính quyền quản lý nhà
nước. Vì công an bản chất
là công cụ của Nhà nước
để giữ an ninh trật tự, chứ
không phải cơ quan quản
lý nhà nước. Hiến pháp quy
định việc quản lý nhà nước
là vấn đề của Chính phủ và
các bộ, ngành. Trong đó, Bộ
GTVT quản lý lĩnh vực giao
thông, Bộ Xây dựng quản lý
lĩnh vực xây dựng…
Cũng theo ông Nhưỡng, Bộ
Công an cho rằng việc đào
tạo, sát hạch và cấp GPLX
là lĩnh vực quản lý hành vi
của con người, để bảo đảm
an toàn tính mạng, sức khỏe
cho người dân. Nếu như vậy,
câu hỏi đặt ra là ngành giao
thông lâu nay không quản lý
hành vi con người sao?
“Bản chất của Luật GTĐB
không chỉ điều chỉnh vấn đề
kinh tế - xã hội mà bản chất là
bảo đảm trật tự, ATGT, trong
đó có bảo đảm an toàn về con
người và hành vi con người.
Mà bất kỳ hành vi nào cũng
là hành vi của con người,
khi nói đến phương tiện, con
đường là nói đến con người…
Nên tôi cho rằng tất cả lý do
trên không phù hợp” - ông
Nhưỡng nói.
Đại diệnmột trường đào tạo,
sát hạch GPLX tại TP.HCM
cũng không đồng tình với
việc chuyển công tác đào tạo,
sát hạch GPLX qua Bộ Công
an. Theo vị này, việc lấy lý
do tai nạn giao thông nhiều
do quá trình đào tạo lái xe là
không thuyết phục, tai nạn là
do ý thức của người tham gia
giao thông. Đồng thời, vị này
cũng cho rằng việc đào tạo và
sát hạch, bồi dưỡng nghiệp vụ
song hành với nhau. Nếu tách
một trong các quy trình này sẽ
gây sự không đồng nhất, thậm
chí nó có thể gây sự xáo trộn
giữa các nghiệp vụ nói trên.•
Chính phủ tiếp tục đề xuất tách Luật GTĐB và xemxét chuyển công tác đào tạo, sát hạch
và cấp giấy phép lái xe. Ảnh: NGUYỆTNHI
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook