033-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm17-2-2022
biên giới rạch Chắc Ri (thuộc tổ 6,
khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh
Nguơn, TPChâu Đốc) thì phát hiện
bốn người đi trên một vỏ lãi chạy từ
hướng Campuchia về Việt Nam có
biểu hiện nghi vấn nên ra tín hiệu
dừng để kiểm tra. 
Thấy lực lượng chức năng, bốn
người này cho phương tiện quay đầu,
cập bờ, rồi để lại phương tiện và bỏ
chạy về phía Campuchia. Một người
đã ném lại một túi nylon bên ngoài
được quấn băng keo màu vàng, bên
trong có 470.000 USD (gồm 47 cọc
tiền USD, mỗi cọc 100 tờ, mệnh
giá 100 USD/tờ), tương đương gần
11 tỉ đồng.
Lực lượng chức năng đã lập biên
bản vi phạm hành chính (vắng chủ)
và tạm giữ toàn bộ tang vật gồm
tiền USD và phương tiện (vỏ lãi)
để xử lý. 
Đếnngày6và9-7-2021, Sang, Linh
ra đầu thú. Riêng Lê vàMinh sau đó
bị bắt và điều tra do liên quan vụ án
buôn lậu 51 kg vàng xảy ra ngày
30-10-2020.
Tại cơ quan công an, Lê và Minh
đã tự thú trước đó có tham gia vận
chuyển tiền cùng với Sang và Linh
như trên. 
Cả bốn người khai rằng nhận chỉ
đạocủaMườiTường, quaCampuchia
gặp hai người Campuchia nhận tiền
USD để mang vềViệt Nam giao cho
Mười Tường. Khi cả bốn đang trên
đường vận chuyển tiền về thì bị lực
lượng chức năng phát hiện… 
Đàn em thành khẩn,
ăn năn
Tại phiên tòa hôm qua, Sang,
Lê, Minh và Linh thừa nhận hành
vi phạm tội như cáo trạng truy tố.
Cụ thể, Sang khai làm thuê cho
Mười Tường. Tháng 11-2018, Sang
bắt đầu tham gia vận chuyển tiền tệ
trái phép, khoảng 5-6 lần/tháng. Vụ
lần này, Mười Tường kêu Sang “tập
hợp anh em” để qua Campuchia lấy
“hàng”. Sau đó, thông qua báo đài,
Sang mới biết mình vận chuyển trái
phép 470.000 USD. Đặc biệt, Sang
còn đứng tên giùm bà chủ nhiều
nhà, đất, xe.
Còn Linh, Lê và Minh khai là
nhận thông báo đi nhận hàng từ
Sang. Trong vụ vận chuyển này,
Minh được phân công chạy vỏ lãi.
Khi bị phát hiện, Linh ôm bọc tiền
bỏ chạy nhưng vấp té, sợ bị bắt nên
Linh đã bỏ lại bọc tiền và chạy về
hướng Campuchia.
Bị cáo Lê khai: “Hôm đó, bị cáo
đang đi bán vé số thì Sang kêu về
đi qua Campuchia có công chuyện,
sau đó vận chuyển “hàng” về. Thông
thường, bị cáo nhận tiền công từ
một người khác nhưng bị cáo biết
tiền đó là của Mười Tường đưa”.
Cả bốn bị cáo bày tỏ sự ăn năn hối
lỗi, mong tòa xemxét giảmnhẹ hình
phạt. “Bị cáo đã biết được hành vi
của mình là phạm pháp. Trước đó,
bị cáo không biết việc vận chuyển
nghiêm trọng như vậy; nếu biết thì
dù có được trả công 100 triệu đồng,
bị cáo cũng không làm. Mong tòa
xem xét giảm nhẹ để bị cáo sớm
được trở về chăm sóc mẹ già” - bị
cáo Lê nói.
Mười Tường phủ nhận
hành vi phạm pháp
Tại phiên tòa, bốn phụ nữ làm
thuê tại nhà của Mười Tường trình
bày rằng họ biết Sang, Lê, Minh,
HẢI DƯƠNG
N
gày 16-2, TAND tỉnh An
Giang mở phiên tòa xét xử
sơ thẩm Nguyễn Thị Kim
Hạnh (Mười Tường, 53 tuổi), Phạm
Thanh Sang, HồTuấn Linh, Nguyễn
Văn Lê, Nguyễn Văn Minh về tội
vận chuyển trái phép tiền tệ qua
biên giới. Cả năm bị cáo cùng ngụ
huyện An Phú, An Giang.
Tại phiên tòa hôm qua, sau khi
VKS công bố xong cáo trạng, HĐXX
xét hỏi các bị cáo. Hôm nay, phiên
tòa tiếp tục.
Bỏ bọc tiền gần 11 tỉ đồng
chạy lấy người
Theo cáo trạng, khoảng 9 giờ 20
ngày 24-6-2019, Đồn biên phòng
Vĩnh Nguơn phối hợp với Bộ chỉ
huy Bộ đội biên phòng tỉnh An
Giang tuần tra tại khu vực vành đai
Các bị cáo tại phiên tòa hômqua, 16-2. Ảnh: HD
Trùm buôn
lậu Mười
Tường khai
gì trước tòa?
Bị cáo Sang khai rằng đã nhận lệnh từ
Mười Tường đi “triệu tập anh em” qua
Campuchia vận chuyển tiền về nhưng
Mười Tường lại cho rằngmình bị
vu khống.
Linh tham gia vận chuyển hàng lậu
cho Mười Tường từ Campuchia về
Việt Nam. Hằng tháng, Mười Tường
đưa tiền cho họ để trả tiền công cho
Sang, Lê, Minh. Riêng ngày 24-6-
2019, họ không biết nhóm của Sang
tham gia vận chuyển trái phép tiền
cho Mười Tường.
Tuy nhiên, Mười Tường lại
không thừa nhận hành vi phạm tội
và cho rằng các bị cáo vu khống
mình. Cụ thể, Mười Tường chỉ
thừa nhận có thuê Lê và Minh làm
công cho mình. Tiền công của Lê
và Minh do Mười Tường đưa trực
tiếp hoặc giao người giúp việc
đưa; còn Sang thì Mười Tường
không thuê.
Mười Tường khai Sang là cháu
bà con với mình nhưng cả hai đã
có mâu thuẫn trước đó: “Bị cáo đã
không nói chuyện và liên lạc với
Sang từ lâu. Do đó, không có chuyện
bị cáo gọi điện thoại cho Sang kêu
đi vận chuyển tiền. Bị cáo chỉ tin
tưởng người thân như chồng, con,
chị, em nên không thể nào giao tài
sản cho người ngoài đứng tên giùm.
Lời khai của các bị cáo khác không
đúng, đổ oan cho bị cáo”.
Trong khi đó, một người giúp việc
trong nhà Mười Tường cho biết có
một lần nhận tiền từ Mười Tường
để đưa cho Lê và Sang. Còn Sang
khẳng định Mười Tường kêu mình
đi vận chuyển tiền và không có mâu
thuẫn gì với người này.•
Không xử lý hành vi xuất nhập cảnh trái phép
Đối với Trần Hoàng Yên, Nguyễn Thị Thu Hà, Mai Thị Ngọc Phấn, Lê Thị
Bạch Vân, Nguyễn Tường CẩmTú, cơ quan điều tra nhận định rằng chưa
đủ cơ sở xác định đồng phạm với Mười Tường trong việc tham gia vận
chuyển trái phép 470.000 USD.
Tuy nhiên, hiện những người này cùng Minh, Lê đã bị khởi tố điều tra
về tội buôn lậu trong vụ án khác cũng có liên quan đến Mười Tường nên
cơ quan điều tra không đề cập xử lý thêm.
Cơ quan điều tra cũng nhận định Sang, Linh, Lê vàMinh có hành vi xuất
nhập cảnh trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
nên chỉ cần công khai giáo dục tại phiên tòa là thỏa đáng.
“Nếu biết việc vận chuyển
nghiêm trọng như vậy thì
dù có được trả công 100
triệu đồng, bị cáo cũng
không làm. Mong tòa
giảm nhẹ để bị cáo sớm
được về chăm sóc mẹ già”
- bị cáo Nguyễn Văn Lê.
“Nổ” giúp đặt quảng cáo ngoài trời tại trụ sở công an giá 68.000 USD
Ngày 16-2, TAND TP.HCM sau một buổi xét hỏi đã
quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ Phạm Văn Hiếu
(sinh năm 1974) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản để làm rõ nhiều vấn đề.
Đầu phiên xử, luật sư của Hiếu đề nghị hoãn xử và có
biện pháp mạnh để triệu tập bị hại, nhân chứng đến tòa để
hỏi, làm rõ nhiều việc. Trong quá trình điều tra, luật sư
đã yêu cầu cho đối chất giữa bị cáo và những người này
nhưng không được đồng ý. Bị hại có đơn xin xét xử vắng
mặt do hoàn cảnh nhà có người già, con nhỏ, tình hình
dịch bệnh COVID-19 phức tạp. Bị hại có luật sư bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp tham gia phiên xử. Nhân chứng
cho rằng do bận công tác liên tục nên xin vắng mặt.
Tại tòa, bị cáo Hiếu cho rằng các hành vi cáo trạng nêu
không rõ ràng, muốn tranh luận trực tiếp với đại diện
VKS. Còn luật sư cho rằng việc xác định Hiếu bỏ trốn để
phát lệnh truy nã trước đó là không đúng.
Theo cáo trạng, Hiếu nói với chị PNAT rằng Hiếu công
tác tại Thanh tra quận 3, quen nhiều cán bộ tại quận và các
sở, ban, ngành tại TP.HCM.
Khoảng tháng 8-2019, Hiếu cho chị T biết Công an quận 3
đang có chủ trương cho thuê một phần diện tích thuộc khuôn
viên trụ sở để đặt bảng quảng cáo ngoài trời. Hiếu hứa hẹn
giúp chị đặt được bảng quảng cáo tại đây với giá 68.000 USD.
Chị T tin lời nên chiều 25-9-2019, tại một nhà hàng, chị
T ký “hợp đồng tư vấn” với Hiếu, nội dung thực hiện dịch
vụ pháp lý hoàn thành việc bổ sung bảng quảng cáo thương
mại vào quy hoạch địa điểm quảng cáo trên địa bàn quận 3,
xin giấy phép xây dựng bảng quảng cáo, làm việc với bên
cho thuê đất, xin cấp phép nội dung quảng cáo. Người bạn đi
cùng chị T ký xác nhận vào hợp đồng là người làm chứng.
Sau khi ký hợp đồng, chị T đã thanh toán cho Hiếu 50.000
USD. Tối cùng ngày, chị T nhắn tin qua ứng dụng Viber yêu
cầu Hiếu viết giấy xác nhận đã nhận 50.000 USD của chị.
Ngày 26-9-2019, Hiếu đã viết giấy nhận tiền, chụp ảnh rồi
gửi hình ảnh giấy nhận tiền cho chị T qua ứng dụng Viber.
Nhận tiền xong, Hiếu tránh mặt chị T. Tìm hiểu, chị T
biết Công an quận 3 chưa có chủ trương cho thuê địa điểm
để đặt bảng quảng cáo. Hiếu gọi điện thoại, nhắn tin đe
dọa chị T và gia đình nên chị làm đơn tố cáo.
Tại phiên xử, Hiếu cho rằng mình không nhận tiền của
chị T. Bị cáo và chị T làm bạn đã bảy năm đến ngày bị
bắt. Theo cáo trạng, từ năm 2017 đến tháng 12-2019, Hiếu
làm việc tại Thanh tra quận 3.
Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, tòa từng trả hồ
sơ cho VKS để điều tra bổ sung xem ngoài Hiếu còn có
đồng phạm khác giúp sức hay không; Hiếu có dùng tiền
để hối lộ nhằm đạt được việc xin cấp giấy phép quảng cáo
không đúng quy định hay không; đồng thời làm rõ nguồn
gốc số tiền 50.000 USD mà bị hại giao cho Hiếu.
VKS xác định lại là không có cơ sở xác định đồng
phạm, cũng không có cơ sở xác định hành vi đưa hối lộ.
Còn số tiền là của bị hại dành dụm trong nhiều năm, theo
lời bị hại khai.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook