033-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm17-2-2022
Tập trung đẩy nhanh giải phóng mặt bằng
Công tác GPMB được xem là khâu khó khăn nhất trong quá trình triển
khai dự án. Do đó, các cơ quan, đơn vị chức năng cần phát huy vai trò và
vận dụng sáng tạo công tác dân vận để người dân, doanh nghiệp đồng
thuận, thấy được lợi ích chung mà dự án mang lại.
Các sở, ngành, địa phương cần tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ
công tác GPMB để sớm triển khai các dự án trọng điểm này.
Ông
NGUYỄNVĂN LỢI
,
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương
Bên cạnh đó, trên tuyến QL13
(đoạn chưa mở rộng) còn có hai dự
án giao thông quan trọng chống ùn
tắc giao thông là hầm chui tại ngã
nămPhước Kiến và ngã tư Chợ Đình
cũng đang được hoàn chỉnh hồ sơ,
thủ tục để triển khai. 
“Chậm nhất sẽ tiến hành khởi
công trong dịp lễ 30-4 sắp tới” - ông
Minh cho biết.
Theo lãnh đạo TP Thủ Dầu Một
và TPThuậnAn, hiện công tác kiểm
kê cơ bản đã hoàn thành, sẵn sàng
cho công tác bồi thường GPMB để
sớm khởi công dự án. Lãnh đạo hai
địa phương này cũng thể hiện quyết
tâmđẩy nhanh việc áp giá bồi thường
cho người dân, nhanh chóng giaomặt
bằng để phục vụ cho dự án.
Bên cạnh đó, dự án này cũng nhận
được sự đồng thuận cao từ nhiều
người dân, doanh nghiệp. Một số
khu vực hiện đã có thể giao cho đơn
vị thi công để tiến hành khởi công
xây dựng.
Tạo sức bật cho phát triển
kinh tế
QL13 không chỉ là trục giao
thông xương sống của hệ thống
giao thông tỉnh Bình Dương, mà
còn là tuyến đường huyết mạch nối
TP.HCM đi Bình Phước và các tỉnh
Tây Nguyên.
Tuyến đường lưu thông huyết
mạch, đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân trên địa bàn tỉnh và các
tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
QL13 qua tỉnh Bình Dương
còn hội tụ các trung tâm mua sắm
lớn như: Trung tâm thương mại
Becamex, Siêu thị Big C, Aeon
Mall… Các bệnh viện lớn như BV
quốc tế Hạnh Phúc, BV Becamex,
BV Columbia Asia. Bên cạnh đó
còn có đầy đủ các chuỗi ngân hàng,
cửa hàng tiện lợi, nhà hàng. Đặc
biệt, trục đường này cũng là nơi
tập trung các khu công nghiệp lớn
như VSIP 1, Việt Hương.
Với các ưu điểm trên, QL13 đã góp
phần giúp Bình Dương trở thành địa
phương có thế mạnh thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
Trong nhiều năm qua, QL13 đã
qua nhiều lần nâng cấp và mở rộng.
Tuy nhiên, cùng sự phát triển kinh
tế, lượng dân nhập cư đến Bình
Dương ngày càng gia tăng và nhu
cầu di chuyển cũng nhiều hơn. Đến
nay, trên QL13 đoạn qua địa bàn TP
Thủ Dầu Một, TPThuậnAn thường
LÊÁNH
S
au dịp nghỉ tết Nguyên đán,
lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã
khẩn trương đi khảo sát thực
tế tiến độ dự án mở rộng quốc lộ
(QL) 13. Từ đó, lãnh đạo tỉnh này
chỉ đạo các ngành và địa phương liên
quan nhanh chóng đẩy nhanh tiến
độ giải phóng mặt bằng (GPMB) để
khởi công đúng theo kế hoạch đề ra.
Dịp lễ 30-4 sẽ khởi công
dự án
Theo ông Võ Văn Minh, Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Dương, dự án mở
rộng QL13 đoạn từ Vĩnh Phú (TP
Thuận An) đến giao lộ Lê Hồng
Phong (TPThủDầuMột) dài 12,7 km.
Trong đó, giai đoạn 1 (đoạn từVĩnh
Phú đến cầu Ông Bố) dài 4.875 m,
giai đoạn 2 (từ cầu Ông Bố đến nút
giao thông Hữu Nghị) dài 2.868 m,
giai đoạn 3 (từ nút giao thông Tự
Do đến giao lộ Lê Hồng Phong)
dài 4.898 m.
Theo kế hoạch, toàn tuyến sẽ mở
rộng thêm hai làn xe, rộng 12-18 m,
nâng tổng số làn xe lên tám làn, bề
mặt đường rộng 39,5-40,5 m.
Song song với việc mở rộng
tuyến đường này, tại các giao lộ
có lượng phương tiện lớn thường
xuyên ùn ứ còn xây dựng thêm cầu
vượt. Cụ thể, xây dựng cầu vượt
qua nút giao thông Hữu Nghị - ngã
tư Bình Hòa với quy mô dài 880
m, rộng 17 m; cầu vượt ngã tư Hòa
Lân dài 646 m, rộng 17 m. Đồng
thời xây dựng mở rộng cầu Tân
Phú thêm một đơn nguyên hướng
từ TP.HCM đi TP Thủ Dầu Một,
nâng tổng chiều rộng cầu lên 40,5
m; xây dựng cống hộp ba làn tại
trạm thu phí Suối Giữa.
Lãnh đạo tỉnh BìnhDương khảo sát thực tế tiến độmở rộng quốc lộ 13. Ảnh: LÊ ÁNH
Bình Dương: Mở rộng quốc lộ 13,
tạo sức bật cho kinh tế
Quốc lộ 13, tuyến đường huyết mạch nối thông TP.HCM - BìnhDương - Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên
được mở rộng sẽ góp phần tạo sức bật cho kinh tế vùng.
xảy ra ùn ứ, một số đoạn đường xảy
ra tình trạng ngập úng khi mưa bão
lớn, cần phải được cải tạo sớm. 
Dự án mở rộng QL13 không chỉ
đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa áp
lực giao thông mà còn mở ra cánh
cửa để Bình Dương phát triển cả về
kinh tế - xã hội.
Theo ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư
Tỉnh ủy Bình Dương, dự án đầu tư
cải tạo, mở rộng QL13 nhằm tiếp
tục tạo ra “bộ khung kỹ thuật” để
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ đó, đáp ứng hai mục tiêu lớn là
giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến
và chuẩn bị cho phát triển đô thị. Dự
án góp phần xây dựng Bình Dương
trở thành đô thị văn minh, hiện đại
của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, có sức lan tỏa lớn, tác động
mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng
xung quanh.
“Nếu chậm chân trong đầu tư hạ
tầng, Bình Dương sẽ lỡ hai nhịp về
thu hút đầu tư và phát triển. Do đó,
chúng ta cần tập trung phát triển,
mở rộng hạ tầng giao thông nhằm
bảo đảm phát triển công nghiệp, đô
thị, dịch vụ và nhà ở công nhân. Để
bố trí lại đô thị của Bình Dương,
phục vụ phát triển trong những
năm tiếp theo, đòi hỏi hạ tầng giao
thông của tỉnh phải đi trước” - ông
Lợi nhấn mạnh.•
QL13 góp phần giúp
Bình Dương trở thành
địa phương có thế mạnh
thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
TP.HCM muốn làm việc với Bộ Xây dựng
về cải tạo chung cư cũ
Văn phòng
UBND
TP.HCM vừa
ban hành văn
bản kết luận
chỉ đạo của
Phó Chủ tịch
UBND TP
Lê Hòa Bình
về tổng hợp
các khó khăn,
vướng mắc và
đề xuất cụ thể
để chuẩn bị làm việc với Bộ Xây dựng về thực hiện cải tạo,
xây dựng mới các chung cư cũ trên địa bàn TP.
Theo đó, trên cơ sở báo cáo đề xuất của UBND các quận
có chung cư cũ đang thực hiện công tác cải tạo, xây dựng
mới, ông Bình giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan tổng hợp, hoàn thiện báo cáo của
UBND TP gửi Bộ Xây dựng.
Sở này cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu và thống nhất đăng ký
lịch làm việc giữa lãnh đạo UBND TP và lãnh đạo Bộ Xây
dựng dự kiến trong tháng 2 năm nay tại trụ sở Bộ Xây dựng
(Hà Nội).
Sau khi làm việc với Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng TP tổng
hợp, tham mưu UBND TP ban hành văn bản hướng dẫn
triển khai thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng mới các
chung cư cũ trên địa bàn TP trong năm 2022.
Để thực hiện tốt công tác trên, UBND TP yêu cầu UBND
các quận có chung cư cũ đang thực hiện công tác cải tạo,
xây dựng mới rà soát, báo cáo các khó khăn, vướng mắc và
đề xuất cụ thể từng dự án.
TP giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng,
UBND các quận có chung cư cũ và các đơn vị có liên quan
rà soát, thống kê, tổng hợp số liệu và thống nhất nguồn kinh
phí tạm cư cho các hộ dân phải di dời để thực hiện công tác
này. Sau đó trình UBND TP xem xét quyết định, thời gian
thực hiện trong tháng 2 năm nay.
PHAN CƯỜNG
Rút kinh nghiệm trong thẩm tra dự án
kênh Ba Bò
UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản về thực hiện kết
luận, kiến nghị kiểm toán năm 2020 tại Báo cáo kiểm toán
Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các đồ án quy hoạch liên quan đến
thoát nước, chống ngập úng trên địa bàn TP.
UBND TP cũng yêu cầu thu hồi nguồn vốn ngân sách
đã đầu tư sau khi hoàn thành dự án theo quy định của Sở
NN&PTNT TP đối với dự án bờ tả sông Sài Gòn (đoạn từ
rạch cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm).
Sở Xây dựng TP được UBND TP giao chủ trì nghiên cứu
điều chỉnh quy hoạch tổng thể thoát nước; mạng lưới hồ
điều tiết; tổ chức quản lý việc san lấp, lấn chiếm hệ thống
kênh rạch trên địa bàn TP.
TP giao Sở QH-KT TP thực hiện quy hoạch phân khu
được duyệt. Sở này cần xác định những vùng trũng thấp,
địa chất yếu để làm điều tiết tự nhiên.
Sở KH&ĐT TP chủ trì, tập trung tham mưu UBND TP
ban hành các chính sách nhằm thu hút các nguồn lực xã hội
đầu tư các dự án, đặc biệt là các dự án thuộc chương trình
giảm ngập, đảm bảo kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn.
TP giao Sở Tài chính chấn chỉnh rút kinh nghiệm trong
việc chậm thẩm tra - trình duyệt quyết toán dự án kênh Ba
Bò. Đồng thời thẩm tra xác định sai chi phí đầu tư đối với
dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Gò Dưa.
KIÊN CƯỜNG
Dựkiếntrongtháng2,UBNDTPsẽlàmviệc
vớiBộXâydựngvềviệccảitạo,xâymớichungcưcũ
trênđịabànTP.Ảnh:VIỆTHOA
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook