033-2022 - page 9

9
Hàng chục dự án ì ạch ở “siêu dự án” khu đô thị Nam TP
Theo kết quả rà soát của Ban quản lý khu đô thị (KĐT)
mới Nam TP (gọi tắt là Ban quản lý khu Nam), trên toàn địa
bàn KĐT mới Nam TP hiện có 61 dự án chậm triển khai,
dự án chưa thực hiện xong bồi thường giải phóng mặt bằng
(GPMB).
Trong đó, 11 dự án chưa có chủ đầu tư, đã chấm dứt pháp
lý và Ban quản lý khu Nam đang xúc tiến mời gọi đầu tư.
Ba dự án thuộc quỹ đất thanh toán hợp đồng BT xây dựng
cầu Bình Tiên, sáu dự án đã hoàn tất bồi thường GPMB,
đang hoàn thiện thủ tục pháp lý; 14 dự án đã bồi thường
GPMB xong, chưa xây dựng. Đáng chú ý, bảy dự án còn lại
cần xem xét, xử lý dự án chậm triển khai.
Về nguyên nhân của việc chậm thực hiện, Ban quản lý
khu Nam lý giải: Trong những năm qua, việc triển khai các
dự án phát triển nhà ở, dự án KĐT mới gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể là các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công
tác xúc tiến, lựa chọn chủ đầu tư, về thực hiện các thủ tục
đầu tư, nghĩa vụ tài chính, thủ tục giao đất, về bồi thường
GPMB. Thậm chí hiện không có đầu mối quản lý đầu tư
xây dựng các KĐT mới khiến cho việc tiếp nhận, giải quyết
hồ sơ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, dẫn đến dự án
chậm triển khai.
Được biết Ban quản lý khu Nam đã nhiều lần có văn bản
báo cáo TP cùng các sở, ngành kiến nghị gỡ khó cho KĐT
mới Nam TP để đẩy nhanh tiến độ của “siêu dự án” này.
Cuối năm 2021, TP cũng đã tổ chức cuộc họp với Ban quản
lý khu Nam và các đơn vị có liên quan để tìm cách xúc tiến,
mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào KĐT mới Nam TP.
Năm 1994, KĐT mới Nam TP được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch với quy mô 2.975 ha. Qua nhiều năm
triển khai đầu tư xây dựng, khu Nam đã từng bước được
hình thành. Hiện nay, trên toàn khu có 94 dự án với diện
tích 2.137 ha (chiếm 82% diện tích), đã GPMB được hơn
1.800 ha, chiếm tỉ lệ 66%.
Trong đó có 55 dự án đã hoàn thành công tác bồi thường
GPMB (1.241 ha); 19 dự án GPMB đạt tỉ lệ từ 80% đến
dưới 100% (đã bồi thường 287 ha, chưa bồi thường 36 ha);
12 dự án bồi thường đạt tỉ lệ 50%-80% (đã bồi thường 100
ha, chưa bồi thường 57 ha); tám dự án bồi thường đạt tỉ lệ
dưới 50% (đã bồi thường 76 ha, chưa bồi thường 387 ha).
Năm 2012, toàn bộ 20 khu chức năng của KĐT mới Nam
TP đã được lấp đầy chủ đầu tư. Tuy nhiên, do tình hình thị
trường bất động sản khó khăn và một số chủ đầu tư hạn chế
về năng lực nên có 38 dự án với tổng quy mô 408 ha đã bị
thu hồi, hủy bỏ pháp lý đầu tư.
Riêng khu A có diện tích 408 ha, trong đó có Phú Mỹ
Hưng, được làm đầu tiên nhưng đến nay mới chỉ phủ kín
khoảng 70% dù hạ tầng đã hoàn chỉnh. Lý do là việc đầu tư
kinh doanh của chủ đầu tư còn phải tùy thuộc vào nhu cầu
thị trường.
Về xây dựng, các dự án đã san lấp hơn 1.400 ha, chiếm 52%
diện tích. Hạ tầng kỹ thuật của dự án cũng đã được đầu tư xây
dựng và đang đầu tư xây dựng công trình kiến trúc trên diện
tích hơn 1.054 ha. Mạng lưới giao thông chính của khu Nam
đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh theo quy hoạch.
Theo Ban quản lý khu Nam, những năm gần đây các
doanh nghiệp bồi thường đạt tỉ lệ rất thấp. Riêng năm 2020
chỉ bồi thường được 4,2 ha. Các dự án chưa hoàn thành bồi
thường GPMB chủ yếu không liền thửa nên rất khó triển
khai xây dựng.
VIỆT HOA
Ga Thủ Thiêm là đầu mối kết nối tuyến
đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ga Sài Gòn là một nhà ga tàu hỏa lớn của Việt Nam tọa lạc tại quận 3,
TP.HCM, cách trung tâmTP khoảng 1 km. Hằng năm, vào dịp tết Nguyên
đán và các kỳ nghỉ lễ, ga Sài Gòn là nơi rất nhiều hành khách tập trung
để về quê.
Ga Bình Triệu nằm trên trục đường Kha Vạn Cân - quốc lộ 13, cách cầu
Bình Triệu 400 m, là một trong những ga nhỏ trên tuyến đường sắt Bắc -
Nam, trực thuộc ga Sài Gòn. Hiện nay, ga Bình Triệu không còn sử dụng.
Ga Thủ Thiêm nằm trong quyết định năm 2013 của Thủ tướng về phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020, tầm
nhìn sau năm2020 và quyết định năm2013 của Bộ GTVT về việc phê duyệt
quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM xác định ga này là
ga đầu mối nhiều tuyến. Ga này là ga đầu mối kết nối tuyến đường sắt tốc
độ cao Bắc - Nam (Quy hoạchmạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050) và cũng là ga của tuyến đường sắt kết nối đến cảng
hàng không Tân Sơn Nhất thông qua đường sắt đô thị.
KIÊNCƯỜNG
T
heo Quy hoạch mạng lưới
đường sắt thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
các cơ quan chức năng sẽ xây dựng
cơ chế khai thác quỹ đất, nhất là
tại các ga đường sắt để huy động
nguồn vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng
đường sắt quốc gia. Các chuyên
gia quy hoạch cho rằng việc xã hội
hóa đầu tư, khai thác các ga nội đô
như ga Sài Gòn, ga Bình Triệu hay
ga Thủ Thiêm sau này là điều nên
làm để tận dụng quỹ đất, phần nào
phục vụ ga và phần nào khai thác
thương mại.
Làm quy hoạch
các ga nội đô
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam
Vũ Quang Khôi cho biết đơn vị này
sẽ tổ chức lập quy hoạch chi tiết các
ga đường sắt quốc gia hiện có trong
đô thị (ga nội đô), ga đầu mối đường
sắt quốc gia…
Cụ thể, quy hoạchmạng lưới đường
sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 nêu mục tiêu của việc lập
quy hoạch ga đường sắt là để quản
lý đất dành cho đường sắt theo quy
hoạch, có kế hoạch sử dụng đất và
kêu gọi xã hội hóa đầu tư. Sau đó, cơ
quan chức năng sẽ tiếp tục hoàn thiện
các cơ chế chính sách nhằm thu hút
vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh
tế; hoàn thiện cơ chế giao, cho thuê
quyền khai thác, chuyển nhượng có
thời hạn quyền kinh doanh tài sản
kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong
quy hoạch ga cũng sẽ xác định rõ
phần nào phục vụ chạy tàu, phần
nào có thể kêu gọi đầu tư khai thác,
kinh doanh.
Trong quy hoạch mạng lưới đường
sắt này thì giai đoạn đến năm 2030,
Tìm cách khai thác
quỹ đất ga đường sắt
nội đô
Mục tiêu của việc lập quy hoạch ga đường sắt là để quản lý đất
dành cho đường sắt theo quy hoạch, có kế hoạch sử dụng đất
và kêu gọi xã hội hóa đầu tư...
tuyến Thủ Thiêm - Long Thành được
quy hoạch tuyến mới. Đồng thời đến
năm 2050 sẽ có đường sắt tốc độ cao
Bắc - Nam (điểm cuối tại ga Thủ
Thiêm) và có ga Bình Triệu làm ga
đầu mối hành khách. Vì vậy, theo các
chuyên gia, với riêng TP.HCM, việc
khai thác tốt hơn các ga nội đô như Sài
Gòn, Thủ Thiêm, Bình Triệu là điều
nên làm. Tuy nhiên, việc khai thác
như thế nào, kết hợp thương mại và
việc tổ chức chạy tàu, đón khách…
cần phải có quy hoạch ga chi tiết.
Khai thác tốt tiềm năng
quỹ đất ga nội đô
“Như chúng ta thấy ga Sài Gòn
ở quận 3, trung tâm TP, nơi kết nối
nhiều tuyến đường giao thông trọng
điểm nên đây là nơi có thể làm trung
tâm thương mại thúc đẩy phát triển
khu vực xung quanh” - ông Khương
VănMười, nguyên Chủ tịchHội Kiến
trúc sư TP.HCM, cho biết.
Theo ông Mười, thời gian trước
đây, khi dự án đường sắt trên cao
Bình Triệu - Hòa Hưng (ga Sài Gòn
hiện nay) được nêu ra thì đã có đề
xuất nâng cốt nền ga Sài Gòn lên
để bằng với ga Bình Triệu và khi
nâng nền thì tầng dưới của ga có
thể làm trung tâm thương mại, rất
thuận lợi.
Tuy nhiên, đến nay số phận đường
sắt trên cao Bình Triệu - Hòa Hưng
vẫn chưa biết sẽ đi về đâu vì hiện
Quy hoạch mạng lưới đường sắt
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 không nhắc đến đường sắt
này. Đoạn trên cao này có làm hay
không có thể phụ thuộc vào quyết
định của TP.HCM.
GS-TS Bùi Xuân Phong, Chủ tịch
Hội Kinh tế và vận tải đường sắt Việt
Nam, cho biết trước đây câu chuyện
ga Sài Gòn cũng được đưa ra góp ý
nhiều như phần nhà ga phục vụ chạy
tàu bao nhiêu, còn lại để làm trung
tâm thương mại phục vụ kinh doanh.
“Như bên Nhật Bản, mỗi nhà
ga là trung tâm thương mại nhỏ
nhưng hiện nay ở Việt Nam còn
chưa có quy định để làm điều này.
Ngoài ra, chúng ta phải lưu ý cả câu
chuyện kết nối đường sắt quốc gia
và đường sắt nội đô” - ông Phong
lưu ý thêm.
Theo ông Phong, trong Quy
hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050,
quy hoạch cũng cho biết về cơ chế
chính sách sẽ thực hiện rà soát, sửa
đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm,
định mức... Điều này để tạo hành
lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động
đầu tư, quản lý, khai thác, bảo trì kết
cấu hạ tầng đường sắt, trong đó ưu
tiên hoàn thiện chính sách pháp luật
liên quan đến đầu tư, vận hành, khai
thác đường sắt tốc độ cao, đường
sắt đô thị.•
Những ga nội đô như ga Sài Gòn cần được tính toán để khai thác thươngmại, tạo nguồn thu tốt hơn. Ảnh: THYNHUNG
Các chuyên gia quy hoạch
cho rằng việc xã hội hóa
đầu tư, khai thác các ga
nội đô như Sài Gòn, Bình
Triệu hay Thủ Thiêm
sau này là điều nên làm
để tận dụng quỹ đất,
phần nào phục vụ ga
và phần nào khai thác
thương mại.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook