051-2022 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứNăm10-3-2022
phường 14, quận Gò Vấp, bà Nga
được biết số tiền này chuyển từ
Ngân hàng Shinhan Bank (ngân
hàng bà Nga mở tài khoản) qua số
tài khoản mang tên LTT tại Ngân
hàng MBBank.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
bà Nga cho biết mới đây bà đã
liên hệ với Ngân hàng MBBank
để yêu cầu phong tỏa tài khoản
người đã nhận 346 triệu đồng của
bà nhưng ngân hàng này cho biết
không thể phong tỏa theo yêu cầu
cá nhân. Đồng thời, ngân hàng
này hướng dẫn bà liên hệ Ngân
hàng Shinhan Bank để được hỗ
trợ giải quyết.
“Ngân hàng MBBank hướng
dẫn tôi liên hệ với Ngân hàng
Shinhan Bank để làm việc. Khi
nào Ngân hàng Shinhan Bank
gửi công văn sang Ngân hàng
MBBank đề nghị hỗ trợ phong
tỏa tài khoản thì lúc đó, hai ngân
hàng sẽ phối hợp xử lý phong tỏa
tài khoản. Giờ tôi chỉ muốn các
cơ quan chức năng, ngân hàng hỗ
trợ phong tỏa tài khoản đó để số
tiền không bị chuyển đi nơi khác.
Đó là tất cả số tiền tôi dành dụm
nhiều năm để dành cho thời gian
nghỉ hưu” - bà Nga chia sẻ.
Khi nào được phong tỏa
tài khoản
Liên quan đến vụ việc này, trao
đổi với PV, ông PhạmNhấtAnh Pha,
chuyên gia tín dụng một ngân hàng
thương mại cổ phần tại TP.HCM,
cho biết theo quy định của ngành
ngân hàng, các ngân hàng không
thể phong tỏa tài khoản của một
cá nhân theo yêu cầu của một cá
nhân khác vì khách hàng không
có quyền đó.
Trong trường hợp này, bà Nga
cũng không thể yêu cầu ngân hàng
cho xem số dư, thông tin tài khoản
đã nhận 346 triệu đồng. Về nguyên
tắc, thông tin của khách hàng được
ngân hàng bảo mật tuyệt đối. Trừ
trường hợp có các quyết định, văn
bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền yêu cầu.
Cũng theo ông Phạm Nhất Anh
Pha, trong trường hợp này, số tiền
bị mất trong tài khoản liên quan
đến một vụ lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và đang được cơ quan
công an thụ lý giải quyết. Do
đó, để phong tỏa được tài khoản
đã nhận 346 triệu đồng, ngăn
chặn việc số tiền bị tẩu tán hoặc
chuyển sang tài khoản khác thì
phải có văn bản từ phía cơ quan
công an, đề nghị tạm thời phong
tỏa tài khoản để phục vụ cho quá
trình điều tra.
PV cũng đã liên hệ với Công
an quận Gò Vấp để biết thêm
thông tin về vụ việc trên nhưng
chưa nhận được phản hồi từ cơ
quan này.•
HỮUĐĂNG-NGUYỄNTÂN
T
rên báo
Pháp Luật TP.HCM
số
ra ngày 9-3 có bài viết
“Mất
gần 350 triệu đồng với chiêu
trò nâng cấp SIM 4G”
. Bài viết
thông tin việc bà Lê Thị Kiều Nga
(ngụ phường 14, quận Gò Vấp,
TP.HCM) bị mất gần 350 triệu
đồng trong tài khoản khi bị các
đối tượng lừa đảo thông qua việc
nâng cấp SIM 4G.
Liên quan đến vụ việc này, nhiều
bạn đọc thắc mắc việc người bị lừa
mất tiền biết được số tài khoản và
ngân hàng nhận số tiền này nhưng
tại sao không lấy lại được tiền.
Người bị hại phải làm thế nào để
nhận lại số tiền bị lừa.
Biết được tài khoản
người nhận tiền
Cụ thể, vào ngày 11-2, bà Nga
được một người phụ nữ gọi đến tự
xưng là nhân viên của nhà mạng
MobiFone, gọi tới để nâng cấp SIM
4G cho khách hàng.
Sau khi được nhân viên này đọc
đúng họ tên, số CCCD nên bà đã
tin tưởng và làm theo hướng dẫn.
Nhân viên này yêu cầu bà Nga chỉ
cần đọc dãy số khi có tin nhắn gửi
đến là đã có thể hoàn tất thủ tục
nâng cấp SIM 4G.
Sau khi làm theo hướng dẫn,
bà Nga phát hiện tài khoản ngân
hàng của mình bị mất 346 triệu
đồng. Được sự hỗ trợ từ Công an
BàNga trình bày sự việc với PV
Pháp Luật TP.HCM
. Ảnh: NGUYỄNTÂN
Vụ lừa nâng cấp SIM4Gmất
gần 350 triệu: Có lấy lại được tiền?
Để phong tỏa tài khoản đã nhận tiền chiếmđoạt, cần phải có văn bản từ cơ quan
công an thì ngân hàngmới có cơ sở phong tỏa.
Điều 17 Thông tư 23/2014 (được sửa đổi, bổ sung
bởi Thông tư 02/2019) của Ngân hàng Nhà nước quy
định tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện
phong tỏamột phầnhoặc toànbộ số tiền trên tài khoản
thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
- Khi phát hiện có sựnhầm lẫn, sai sót khi ghi cónhầm
vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Hoặc theo
yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so
với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị
phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá
số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
- Có thông báo bằng văn bản củamột trong các chủ
tài khoảnvềviệcphát sinh tranhchấpvề tài khoản thanh
toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Như vậy, trong trường hợp này, bà Nga đã bị các
đối tượng lừa đảo chiếm đoạt 346 triệu đồng trong
tài khoản thì để phong tỏa được tài khoản của người
nhận, phải có văn bản từ phía cơ quan công an. Khi
đó, ngân hàng mới có căn cứ để phong tỏa tài khoản
của một cá nhân.
Luật sư
LÊ DŨNG
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
PLO.VN
hôm nay có gì?
ĐỜI SỐNG
Cận cảnh ga metro Bến Thành
trước ngày hoàn trả mặt bằng
Nhiều năm nay, mặt tiền đường
Lê Lợi, quận 1 được rào chắn để
tiến hành thi công tuyến metro
số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau
gần sáu năm triển khai thi công,
đến nay ga trung tâm Bến Thành,
tuyến metro số 1 đang bắt đầu
chạy đua nước rút và chuẩn bị bàn
giao mặt bằng khu vực đường Lê
Lợi cho quận 1. Dự kiến mặt bằng
khu vực đường Lê Lợi, quận 1 sẽ
được hoàn trả trước ngày 30-4.
Khu vực rào chắn để thi công ga
trung tâmBến Thành, tuyếnmetro
số 1. Ảnh: CTV
PHÁP LUẬT
Người Trung Quốc thuê nhà
cho đồng hương trốn để
theo dõi cổ phiếu
TAND TP.HCMmở phiên xử sơ
thẩm đã tuyên phạt Bai Shenghe
(sinh năm 1990, quốc tịch Trung
Quốc) hai năm tù về tội tổ chức
cho người khác ở lại Việt Nam trái
phép. Bai Shenghe đã thuê nhà
cho ba người Trung Quốc ở lại
TP.HCM để theo dõi, mua bán cổ
phiếu trên mạng Internet.
PLO TIVI
Những người phụ nữ
nhọc nhằn mưu sinh ngày 8-3
Với nhiều người phụ nữ, ngày
8-3 cũng là ngày bình thường, bởi
họ vẫn đầu tắt mặt tối từ sáng sớm
đến đêm khuya với ước mong kiếm
đủ tiền để trang trải cuộc sống.
GIẢI TRÍ
Sở TT&TT TP.HCM phạt Quách
Ngọc Tuyên 7,5 triệu đồng
Ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh
Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM, cho
biết diễn viên Quách Ngọc Tuyên
bị phạt 7,5 triệu đồng vì cung cấp,
chia sẻ thông tin không đúng sự
thật về trường hợp từ thiện.
DiễnviênQuáchNgọcTuyên.Ảnh:NVCC
PV
Dựng rạp cưới trênvỉahè có bị phạt?
Gia đình tôi có ý định sử dụng một
phần vỉa hè trước nhà để dựng rạp đám
cưới cho con. Xin hỏi trường hợp dựng
lều, rạp trên vỉa hè để tổ chức đám tiệc có bị phạt?
Bạn đọc
Ngoc Thinh
(TP.HCM)
Luật sư Từ Tiến Đạt,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
Liên quan đến vấn đề sử dụng tạm thời một phần hè phố
không vào mục đích giao thông, hiện nay được quy định
tại Nghị định 11/2010 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định 100/2013).
Theo đó, Điều 25a Nghị định 100/2013 quy định việc sử
dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao
thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Theo đó, hè phố được sử dụng tạm để tổ chức đám cưới
và điểm giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời
gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ.
Điều 25a cũng quy định vị trí hè phố được phép sử dụng
tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ
các điều kiện: Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ
có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 m; hè phố có kết cấu chịu lực
phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
Việc sử dụng tạm thời hè phố để tổ chức đám cưới, hộ
gia đình phải thông báo cho UBND cấp xã, phường trước
khi sử dụng.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, người dân được
phép sử dụng hè phố để tạm thời tổ chức đám cưới. Tuy
nhiên, việc sử dụng phải đáp ứng các điều kiện và quy
định theo quy định trên.
ĐẶNG LÊ
Ngườidânđượcphépdựngrạpđámcướirahèphốnhưngphải
tuânthủcácquyđịnhcủaphápluật.Ảnh:PLO
Ba trường hợp được phong tỏa tài khoản
Phải có văn bản từ phía
cơ quan công an, khi đó
ngân hàng mới có căn cứ
để phong tỏa tài khoản
của một cá nhân.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook