051-2022 - page 9

9
Đề xuấtQuốc hội bố trí 10.770 tỉ đồngđể nối thôngđườngHồChíMinh
Bộ GTVT vừa thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về kết quả và kế hoạch triển khai dự
án đường Hồ Chí Minh.
Theo đó, dự án đường Hồ Chí Minh dài 2.744 km, có
điểm đầu từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau),
quy mô tối thiểu hai làn xe, được khởi công xây dựng vào
năm 2000. Đến nay, dự án đã hoàn thành 2.362/2.744 km,
đạt 86,1%, đang triển khai đầu tư 211 km, còn lại khoảng
171 km chưa bố trí được vốn để thực hiện.
Để nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh, Bộ GTVT cho
rằng cần thêm khoảng 10.770 tỉ đồng để đầu tư tiếp ba dự án
thành phần gồm: Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn (Thái Nguyên
- Tuyên Quang) dài khoảng 28,5 km với tổng mức đầu tư
1.774 tỉ đồng, đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến (Phú Thọ - Hòa Bình)
dài 87,5 km với tổng mức đầu tư 5.200 tỉ đồng, đoạn Rạch
Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận (Kiên Giang) dài
khoảng 55 km với tổng mức đầu tư 3.796 tỉ đồng.
Trong ba dự án trên, Bộ GTVT đề xuất ưu tiên đầu tư
trước hai dự án là Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh
Thuận và Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn. “Vì đây là hai dự án
có ý nghĩa giáo dục truyền thống, lịch sử, góp phần tạo điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có dự án
đi qua” - Bộ GTVT lý giải.
Với những phân tích trên, Bộ GTVT thay mặt Chính phủ
kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ sớm sử dụng nguồn
vốn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021-2025 để đầu tư hai dự án trên. Đồng thời chuyển
đổi hình thức đầu tư các dự án trong giai đoạn tiếp theo
thuộc đoạn Đoan Hùng - Chợ Bến (dự án Cổ Tiết - Chợ
Bến) sang hình thức đầu tư công.
Theo Bộ GTVT, đoạn Đoan Hùng - Chợ Bến đã được bộ
nghiên cứu theo hình thức BOT. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu cho thấy do nhu cầu vận tải thấp và có các quốc lộ 32,
21A đi song hành nên phương án tài chính không khả thi,
cần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tham gia thực hiện dự
án lên đến khoảng 52% nhưng thời gian hoàn vốn vẫn kéo
dài đến 25 năm. Trong khi đó theo Luật Đối tác công tư
(PPP), vốn góp của Nhà nước không quá 50% tổng mức
đầu tư dự án.
Bộ GTVT cho biết giai đoạn 2021-2025 đơn vị tiếp tục
bố trí 11.791 tỉ đồng vốn ngân sách nhà nước cho các dự
án đường Hồ Chí Minh đang thực hiện dở dang và khởi
công mới các dự án thành phần đoạn Hòa Liên - Túy Loan
(1.902 tỉ đồng), đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (2.785 tỉ
đồng). Nếu tính cả phần vốn bố trí để thanh toán khoản
vay do Chính phủ bảo lãnh của dự án La Sơn - Túy Loan
theo hình thức BT thì tổng số vốn của giai đoạn này đã bố
trí là 16.706 tỉ đồng.
PHÚ PHONG
Hai dự luật
quy định gì?
Sau khi tách Luật GTĐB, phạm
vi điều chỉnh của Luật Trật tự, an
toàn GTĐB gồm: Quy tắc GTĐB;
điều kiện phương tiện tham gia
GTĐB; người điều khiển phương
tiện tham gia GTĐB; chỉ huy, điều
khiển GTĐB; giải quyết tai nạn
GTĐB; tuần tra, kiểm soát về trật
tự, an toànGTĐB; quản lýnhànước
về trật tự, an toàn GTĐB.
Trong khi đó, Luật Đường bộ
quy định về kết cấu hạ tầngGTĐB,
phương tiện GTĐB, vận tải đường
bộ và quản lý nhà nước về GTĐB.
VIẾT LONG
M
ới đây, Chính phủ đã dự thảo
nghị quyết của Chính phủ
về phiên họp chuyên đề xây
dựng pháp luật tháng 3. Trong dự
thảo, Chính phủ đưa ra một số quyết
định liên quan đến việc tách Luật
Giao thông đường bộ (GTĐB) 2008.
Chưa thay đổi cơ quan cấp
bằng lái xe
Cụ thể, về dự án Luật Trật tự,
an toàn GTĐB và Luật Đường bộ
(tách ra từ Luật GTĐB), Chính
phủ cơ bản thống nhất các nội
dung tiếp thu, chỉnh lý hai dự án
luật do Bộ Công an và Bộ GTVT
chủ trì, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo
của Chính phủ, Thủ tướng. Trong
đó có việc chưa thay đổi cơ quan
quản lý đào tạo, sát hạch và cấp
giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang
Bộ Công an.
Dự thảo nghị quyết của Chính
phủ giao Bộ GTVT chủ trì tiếp tục
nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý các
nội dung về phân cấp, phân quyền;
cơ chế đặc thù đầu tư, xây dựng
công trình đường bộ trong dự án
Luật Đường bộ.
Việc chỉnh lý Luật Đường bộ theo
nguyên tắc: Những gì vướng mắc,
bất cập đã phát sinh trong thực tiễn
thì cần phải sửa đổi, bổ sung. Trường
hợp sửa đổi, bổ sung mà gây mâu
thuẫn, chồng chéo với các luật khác
thì phải có biện pháp xử lý theo quy
định của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật (VBQPPL). Cạnh
đó, làm rõ cơ sở khoa học và thực
tiễn về việc xác định các khoản thu
Chínhphủđồngýchưa
chuyểnBộ Công an
cấp bằng lái xe
Chính phủ cơ bản thống nhất các nội dung tiếp thu, chỉnh lý hai
dự án luật do Bộ Công an và Bộ GTVT chủ trì, trên cơ sở ý kiến
chỉ đạo của Chính phủ,Thủ tướng.
liên quan đến đường bộ; không quy
định các vấn đề về tổ chức bộ máy
trong dự án luật.
Bộ Công an và Bộ GTVT được
giao tiếp tục phối hợp với Bộ Tư
pháp và các cơ quan liên quan rà
soát, thống nhất về phạm vi điều
chỉnh của hai dự án luật trên bảo
đảm không chồng chéo, trùng lặp;
không quy định về tổ chức bộ máy
trong các dự án luật. Các bộ cũng cần
rà soát, đề xuất xử lý các VBQPPL
có liên quan, bảo đảm tính thống
nhất, đồng bộ với hệ thống pháp
luật. Báo cáo Thủ tướng những vấn
đề mới phát sinh.
Chính phủ cũng đồng ý đề nghị
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem
xét, bổ sung hai dự án luật này vào
chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2022. Giao Bộ Tư pháp
chủ trì, phối hợp với Bộ Công an
và Bộ GTVT thực hiện quy trình
bổ sung hai dự án luật vào chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2022 theo quy định của Luật Ban
hành VBQPPL.
Nhiều ý kiến trái chiều
Trước đó, báo cáo Chính phủ, Bộ
GTVT cho biết qua lấy ý kiến của
các bộ, ngành và chuyên gia cho
thấy còn có ý kiến khác nhau về
việc tách Luật GTĐB. Trong đó, ý
kiến ủng hộ tách luật cho rằng việc
này sẽ quy định rõ trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng thừa
nhận quan điểm này chưa thể tách
triệt để các vấn đề về an toàn GTĐB,
do an toàn GTĐB còn phụ thuộc vào
các yếu tố kỹ thuật của kết cấu hạ
tầng và an toàn trong hoạt động vận
tải được quy định trong Luật Đường
bộ. Cạnh đó, việc tách luật chưa bảo
đảm tính thống nhất, đồng bộ trong
hệ thống pháp luật về GTVT (Bộ
luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng
không dân dụng Việt Nam, Luật
Đường sắt, Luật Giao thông đường
thủy nội địa).
Còn ý kiến phản đối việc tách luật
lại cho rằng để như hiện hành sẽ bảo
đảm tính thống nhất, đồng bộ trong
hệ thống pháp luật về giao thông
vận tải. Bởi các luật này đều điều
chỉnh đến bốn thành tố để tạo nên
một chỉnh thể thống nhất gồm: Kết
cấu hạ tầng giao thông, phương tiện
giao thông, người điều khiển phương
tiện giao thông, quy tắc giao thông.
“Bốn thành tố nêu trên luôn được
liên kết chặt chẽ, đồng bộ và tương
tác qua lại lẫn nhau trong mối quan
hệ biện chứng, mỗi thành tố đều là
tiền đề cho sự phát triển của các thành
tố khác…” - Bộ GTVT lý giải thêm.
Về quy định lực lượng thanh tra
đường bộ có được dừng xe vi phạm
hay không, Bộ GTVT cho rằng đây
là nhiệm vụ quan trọng của ngành
nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB.
Việc dừng xe là một biện pháp cần
thiết để ngăn chặn ngay các hành
vi gây hư hỏng, phá hoại kết cấu hạ
tầng GTĐB.
Theo Bộ GTVT, nếu quy định
thanh tra không được dừng xe sẽ
không có biện pháp để ngăn chặn kịp
thời các hành vi phá hoại đối với tài
sản được Nhà nước giao cho ngành
GTVT quản lý. “Điều này cung sẽ
không bảo đảm được nguyên tắc mọi
vi phạm hành chính phải được phát
hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị
xử lý nghiêmminh trong Luật Xử lý
vi phạm hành chính…” - Bộ GTVT
cho hay.•
Dự thảo nghị quyết của Chính phủ đồng ý chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe từ BộGTVT
sang Bộ Công an. Ảnh: HOÀNGGIANG
Dự thảo nghị quyết
của Chính phủ giao Bộ
GTVT chủ trì tiếp tục
nghiên cứu, tiếp thu,
chỉnh lý các nội dung về
phân cấp, phân quyền; cơ
chế đặc thù đầu tư, xây
dựng công trình đường
bộ trong dự án Luật
Đường bộ.
ĐoạnLaSơn-TúyLoanlàmộttrongnhữngdựánthànhphầncủa
dựánđườngHồChíMinh.Ảnh:NGUYỄNDO
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook