051-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm10-3-2022
Chăm sóc y tế cho người
yếu thế nhiễm bệnh
Theo TS Cao Vũ Minh, giảng
viên Khoa luật hành chính - nhà
nước Trường ĐH Luật TP.HCM,
một khi thừa nhận COVID-19 là
bệnh thông thường thì hệ quả tất
yếu là phải rút COVID-19 ra khỏi
bệnh truyền nhiễm nhóm A.
“Xem COVID-19 là bệnh thông
thường có nghĩa là chi phí điều trị sẽ
do người bệnh tự chi trả. Trong bối
cảnh này sẽ có người bệnh đủ khả
năng chi trả nhưng cũng sẽ có một
bộ phận không nhỏ gặp không ít khó
khăn về chi phí điều trị. Do đó, vấn
đề chi phí điều trị sẽ là bài toán khó
giải” - TS Cao Vũ Minh đặt vấn đề.
Để giải quyết vấn đề trên, TS Cao
Vũ Minh kiến nghị rằng các chính
sách an sinh xã hội, bảo hiểm y
tế có thể được vận dụng linh hoạt
trong việc hỗ trợ người gặp khó
khăn. Điều này đồng nghĩa chính
sách y tế không thể cào bằng mà
phải được cân nhắc.
“Trong hai năm qua, ngân sách
nhà nước cũng đã chi quá nhiều cho
vấn đề điều trị COVID-19 dẫn đến
có nguy cơ thâm hụt. Do đó, thay vì
rải mành mành, hãy tập trung chăm
sóc cho những đối tượng yếu thế khi
phải điều trị bệnh” - TS Minh nói.
Không đeo khẩu trang
có bị phạt?
Nếu coi COVID-19 là bệnh thông
thường thì có còn bắt buộc phải đeo
khẩu trang, khai báo y tế…như trước
đây không. Và nếu vi phạm 5K,
gồm cả không đeo khẩu trang nơi
công cộng thì có bị xử phạt không.
Traođổivớibáo
PhápLuậtTP.HCM
,
bà Nguyễn Thị Kim Liên (Trưởng
phòng Công tác thi hành pháp luật
và Quản lý xử phạt vi phạm hành
chính, SởTưphápTP.HCM) cho rằng
khi xem COVID-19 là bệnh thông
thường, việc tuân thủ 5K sẽ dần là
ý thức của mỗi cá nhân để bảo vệ
sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
“NếuCOVID-19đượcxemlàbệnh
thông thường, không còn là dịch bệnh
truyền nhiễm thì rõ ràng COVID-19
khôngcònđượcxemlàdịchbệnhnguy
hiểm. Như vậy, nếu bệnhCOVID-19
được đưa ra khỏi nhómbệnh chịu sự
điềuchỉnhcủaLuật Phòngchốngbệnh
truyền nhiễm thì việc xử lý các hành
vi vi phạm liên quan đến phòng bệnh
COVID-19 đương nhiên cũng thay
đổi, sẽ không còn đặt ra như hiện
nay” - bà Liên phân tích.
Theo bà Liên, khi COVID-19
trở thành bệnh thông thường, vấn
đề kiểm soát đối với F0, F1 như
khai báo y tế, cách ly tập trung, xét
nghiệm, đeo khẩu trang… có thể sẽ
không bị bắt buộc. Điều này cũng
đồng nghĩa với những hành vi mà
hiện nay xem là vi phạm thì khi đó
sẽ không bị xử phạt hành chính nữa.
TRÚCPHƯƠNG
V
iệt Nam nằm trong tốp sáu
nước bao phủ vaccine cao
nhất thế giới. Việt Nam đã
tiêm mũi tăng cường cho người
từ 18 tuổi trở lên và chuẩn bị tiêm
vaccine cho trẻ 5-11 tuổi. Như vậy,
với diện phủ vaccine lớn như hiện
nay thì với tất cả biến chủng, số
lượng bệnh nhân chuyển nặng và
tử vong sẽ giảm. Vì vậy, việc xem
COVID-19 là bệnh thông thường
cũng có những sự hợp lý nhất định.
Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ chuẩn
bị hành trang pháp lý như thế nào
khi thừa nhận COVID-19 là bệnh
thông thường.
Khi xemCOVID-19 là bệnh thông thường, việc tuân thủ 5K sẽ dần là ý thức củamỗi cá nhân. Ảnh: HOÀNGGIANG
Khi COVID-19
là bệnh bình
thường: Không
đeo khẩu trang
cóbị phạt?
Khi đưaCOVID-19 ra khỏi nhómbệnh
truyềnnhiễmthì việc xử lý cáchành
vi vi phạmliênquanđếnphòngbệnh
COVID-19đươngnhiêncũng thayđổi, kể
cả việc khôngđeokhẩu trangnơi công cộng.
Một số hành vi khác vẫn
có thể bị xử phạt
Ở góc độ khác, TS Cao Vũ Minh
cho rằng nếu đưa COVID-19 ra
khỏi nhómA bệnh truyền nhiễm thì
COVID-19 vẫn được xem là bệnh
truyền nhiễm. Do đó, các quy định
về áp dụng các biện pháp chống dịch,
chống bệnh truyền nhiễmnhìn chung
vẫn nên giữ nguyên giá trị pháp lý.
Theo TS Minh, một số hành vi
vi phạm chỉ áp dụng đối với bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm A như
hành vi che giấu, không khai báo
hoặc khai báo không kịp thời hiện
trạng bệnh truyền nhiễm nhóm A;
cố ý khai báo, thông tin sai sự thật
về bệnh truyền nhiễm nhómA; cố ý
làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm nhómAđược quy định trong
Nghị định 117/2020/NĐ-CPsửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 124/2021 sẽ
không còn được áp dụng để xử lý
đối với hành vi liên quan đến phòng
bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, các quy định còn lại
trongNghị định 117/2020 là áp dụng
chung cho mọi bệnh truyền nhiễm.
Chính vì vậy, các biện pháp phòng
dịch, phòng bệnh truyền nhiễm như
đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữkhoảng
cách, khai báo y tế vẫn được áp dụng
đối với COVID-19 ngay cả khi xem
COVID-19 là bệnh thông thường.
“Đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ
khoảng cách, khai báo y tế là nghĩa
vụ của mọi người trong việc phòng
bệnhCOVID-19 nên nếu vi phạm thì
các cơ quan nhà nước hoàn toàn có
quyền xử phạt” - TS Cao Vũ Minh
khẳng định.•
Có xem COVID-19 là bệnh thông thường hay không
thì việc thực hiện5Kvẫn luôn là cần thiết. XemCOVID-19
là bệnh nguy hiểm hay bệnh thông thường chỉ là xác
định cách thức điều chỉnh của pháp luật, còn về bản
chất thì đây vẫn là bệnh truyền nhiễm.
Đã là bệnh truyền nhiễm thì những biện pháp cần
thiết nhưđeo khẩu trang, khửkhuẩn, giữkhoảngcách…
vẫn là chốt chặn an toàn trong việc phòngbệnh. Mặc dù
độc lực của COVID-19 có thể giảmdo phát huy tác dụng
của chiếc khiênbảo vệ là vaccine thì người khôngnhiễm
bệnh vẫn sẽ hạnhphúc hơnngười nhiễmbệnh, đặc biệt
là vấnđề sức khỏehậuCOVID-19 vẫngây ranhiềuhệ lụy.
Chúng ta đang bắt đầu giai đoạn bình thường mới
có nghĩa là bình thường trong trạng thái mới. Nếu như
trước đây, một người không đeo khẩu trang, không khử
khuẩn được xem là bình thường thì với trạng thái mới,
việc đeo khẩu trang, khử khuẩn mới được xem là bình
thường. Vì lẽ đó, thực hiện 5K luôn cần thiết trong việc
bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng cần ban hành
những cơ sở pháp lý phù hợp nhằm cân bằng giữa lợi
ích kinh tế và vấn đề phòng chống dịch bệnh. Theo đó,
những biện pháp cực đoan kiểu ngăn sông cấm chợ,
dựngpháođài bất khả xâmphạmnênđược loại bỏ.Thay
vào đó là những điều khoản mang tính thích ứng cao
có giá trị trong việc phòng chống dịch. Cuối cùng thì ý
thức của con người mới là chìa khóa quan trọng nhất
trong việc phòng bệnh COVID-19. Do đó vẫn cần tuyên
truyền, phổ biến cho người dân để họ không lơ là, chủ
quan trong cuộc chiến vốn dĩ còn nhiều cam go này.
TS
CAOVŨ MINH
,
giảng viên Khoa luật hành chính
- nhà nước Trường ĐH Luật TP.HCM
Vẫn nên duy trì thực hiện 5K trong điều kiện bình thường mới
Khi COVID-19 trở thành
bệnh thông thường, vấn
đề kiểm soát đối với F0,
F1 như khai báo y tế, cách
ly tập trung, xét nghiệm,
đeo khẩu trang…có thể
sẽ không bị bắt buộc, đồng
nghĩa với việc không bị xử
phạt hành chính nữa.
Người TrungQuốc thuê nhà chođồnghương trốnđể theodõi cổphiếu
Ngày 9-3, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Bai Shenghe (quốc tịch Trung Quốc (TQ)) hai năm tù về
tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam (VN) trái phép.
HĐXX nhận định bị cáo thành khẩn, ăn năn hối cải, hợp
tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án
nên được xem xét giảm nhẹ.
Theo hồ sơ, từ tháng 5 đến tháng 8-2020, ba người TQ
là Zha Xin, Zhou Wei và Deng Jun Ling nhập cảnh trái
phép vào VN bằng đường tiểu ngạch tại cửa khẩu Hà
Khẩu, tỉnh Lào Cai. Sau đó, họ di chuyển đến TP Nha
Trang (Khánh Hòa) gặp và quen biết Bai Shenghe. Mục
đích họ nhập cảnh là ở lại làm việc và sinh sống tại VN.
Tháng 2-2021, cả ba nhờ giúp tìm kiếm việc làm và
chỗ ở thì được Bai Shenghe đồng ý. Tháng 3-2021, Bai
Shenghe biết cả ba người trên nhập cảnh trái phép và
không có thị thực nhập cảnh vào VN nhưng vẫn hỗ trợ lưu
trú trái phép.
Bai Shenghe khai thuê hai căn hộ ở chung
cư Rivergate (Bến Vân Đồn, quận 4) cho ba
người này. Bai Shenghe thuê họ làm công việc
theo dõi, mua bán cổ phiếu trên mạng Internet
với giá 18 triệu đồng/tháng diễn ra ở TQ.
Tuy nhiên, đến ngày bị phát hiện 15-5-
2021, cả ba người trên còn đang trong giai
đoạn học việc nên Bai Shenghe chưa trả
lương mà chỉ hỗ trợ chỗ ở, còn tiền ăn uống
thì họ tự chi trả.
Đối với ba người TQ trên, kết quả xác
minh tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công
an TP.HCM xác định họ chưa bị xử lý hành
chính về hành vi nhập cảnh trái phép hoặc trốn ở lại VN trái
phép nên không đủ cơ sở để xử lý hình sự
về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập
cảnh, ở lại VN trái phép. Ngày 8-6-2021,
công an đã ra quyết định xử phạt trục xuất
theo thủ tục hành chính đối với cả ba.
Theo cơ quan tố tụng, việc Bai Shenghe
tổ chức cho ba người TQ lưu trú nhằm tư
lợi trong tình hình đang diễn ra dịch bệnh
COVID-19 trong cộng đồng là nghiêm
trọng và nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời
ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định về quản
lý hành chính và trật tự, an toàn xã hội đối
với người nước ngoài trên địa bàn.
HOÀNG YẾN
BịcáoBaiShenghetạitòa.
Ảnh:HOÀNGYẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook