291-2017 - page 2

CHỦNHẬT 29-10-2017
2
TUẦN THỜI SỰ
CHÂNLUẬN
P
háp Luật TP.HCM
đã trao đổi với
TS
Nguyễn Sĩ Dũng
,
nguyênPhóChủnhiệm
VănphòngQuốchội
,
về vấn đề này. “Quan chức cứ
giàu lên nhanh chóng làmột rủi
ro rất lớn chohệ thống.Người ta
thấy rõ ràng là chức tước mang
lại sự giàu có và đạo đức công
vụ không phải là cái phanh hãm
lại sự trỗi dậy của những thứ bất
minh” -TSNguyễnSĩDũngnói.
Quyền, tiền song hành
.
Phóngviên:
Thưaông,vậyông
nhậnđịnhgì về kết quả thanh tra
tài sảnđối với ôngPhạmSỹQuý
mà tên tuổi đã gắn với vụ “biệt
phủ Yên Bái”?
+TS
NguyễnSĩDũng:
Có thể
nói đây là lần đầu tiênmột cuộc
thanh tra tàisảncủaquanchứcđược
tiến hành và công bố. Nhưng rõ
BiệtphủYênBái
vàtàisản
bấtminh
Kết luận thanh tra vụ biệt phủ của ôngPhạmSỹ Quý, Giám đốc
Sở Tài nguyên vàMôi trường tỉnh YênBái, đã được công bố. Thế
nhưng hai câu hỏi quan trọng nhất vẫn chưa được làm rõ: Nguồn
gốc tài sản ấy ở đâu ra và xử lý chúng như thế nào?Hai câu hỏi này
không chỉ dành cho biệt phủ của ôngQuý...
thực hiện
“Thựcsự thì chổiđót, xeôm làcáchgiải trìnhngônghê.
Trìnhđộcủaquanchứcnhưvậy làkhôngổn.Trẻconcũng
khôngchấpnhậnđược!Giải trìnhnhưvậy thì tức làanh
khôngbiếtngượng làgì”-TSNguyễnSĩDũng.
Nếuquanchứccóbiệt
phủ, tàisảnkhông
tươngxứngvới thu
nhậpthìphải…mất
chức,chắcchắnkhông
aidámbấtminh.
ràngnhữngvấn
đề thanh tra ra
được có vẻ là
không to tát
gì cả.
. Không chỉ
trườnghợpông
PhạmSỹQuý,
mà có nhiều
trường hợp quan chức có những
khối tài sản không tương xứng
với mức lương và thu nhập thực
tế. Ông lý giải điềunày thế nào?
+Quan chức trong nền kinh tế
của tanắmquánhiềuquyềnnăng
trong khi cơ chế giám sát không
theo kịp. Vì vậy khả năng dùng
quyền năng để giàu có là rất lớn.
Mới đây thôi, cóđại biểuQuốc
hội khi bàn về dự án cảng hàng
khôngLongThànhnói: “Đấtxung
quanhLongThành, cánbộ tamua
sạch rồi!”. Nếu đây là sự thật thì
chắc chắn những cán bộmua đất
đãbiết thông tinvềquyhoạchnày
từ lâu trong khi dân không biết.
Và sựbất đối xứng thông tinấyđã
đem lại lợi ích cho cán bộ, quan
chức. Trong khi đó, đạo đức quy
định không được sử dụng quyền
lực công vì lợi ích tư; vì đối với
cán bộ, công chức, lợi ích công
phải là tối thượng.
. Vậy thì phải làm sao để giải
quyết vấnđề tài sảnbấtminhcủa
quan chức, thưa ông?
+ Chúng ta đã nói đến và có
trách nhiệm giải trình nhưng lại
không có chế tài. Nếu nói đi bán
chổi đót, chạy xe ômmà lại có
khối tài sản như biệt phủ mấy
chục tỉ đồng… thì tức là không
giải trình được.
Với cách thức vận hành và
khung khổ pháp luật hiện nay
thì quan chứcgiải trìnhngônghê
thế cũngkhông có cáchgì chế tài
trách nhiệm được, ngoài sự chê
cười của công chúng.
Mất chức là áp lực
.Cóngười cho rằng:Nếuquan
chức không giải trình được tài
sản thì cứ tịch thu sung công,
thưa ông?
+Vậy thì rủi ropháp lý rất lớn.
Thực chất có những người giàu
có lên theo kiểu “hợp pháp vừa
phải”.Sựgiàu lêncủanhiềungười
chưachắcđã làvi phạmpháp luật
nhưng vi phạm đạo đức thì có.
Nếu quan chức vi phạm đạo đức
thì phải bị mất chức chứ không
bị đi tù. Vấn đề là như vậy. Mà
khi vi phạm đạo đức về mặt tài
sản thì cũng không thể tịch thu
tài sản đó. Bởi khi họ chiếm hữu
thì tức là họ đã xác lập quyền sở
hữu với khối tài sản ấy.
. Nếu vậy thì có vẻ không thỏa
mãnýmuốncủacôngchúng, thưa
ông. Bởi dù nói gì đi nữa thì tài
sảnbấtminhcũng làcái gai trong
mắt công luận.
+Có thểđặt vấnđề thếnày, nếu
anh không giải trình được thì đó
là căn cứ để thanh tra. Khi thanh
tra, phát hiện thấy yếu tố cấu
thành tội hình sự thìmới chuyển
sang điều tra, khởi tố…Nhưng
rõ ràng nếu làm không khéo thì
lại vi phạm chuẩnmực của pháp
quyền.Bởi chống thamnhũng rất
quan trọngnhưngbảovệ nguyên
tắc pháp quyền cũng quan trọng
không kém.
. Vậy chẳng lẽ không có biện
phápvẹn toànchocâuchuyện tài
sản bất minh?
+Tôi đã nói là phải đẩymạnh
tráchnhiệmgiải trình.Ví dụ:Tất
cả quan chức có biệt phủ, tài sản
được công luậnquan tâm thì phải
giải trình công khai. Nếu không
giải trìnhđược thì phảimất chức.
Hoặcnếugiải trìnhmàquá lốnhư
kiểu“chổiđót,xeôm”hoặckhông
giải trìnhđược thì phải thanh tra.
Nếu thanh tra phát hiện có dấu
hiệu vi phạm pháp luật thì phải
chuyển sang điều tra… Cứ tuần
tựnhưvậy thì chống thamnhũng
sẽ đạt đượcmục đích tối thượng
là công lý.
. Nhưng tôi thấy đâu có mấy
người mất chức vì chuyện không
giải trình được.
+ Có chứ! Mới hôm qua ông
Phạm SỹQuý đãmất chức giám
đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái.
Dĩ nhiên, chuyển ông Quý sang
chứcvụkhác lại làcâuchuyệncần
bàn. Hay mới đây, ông Nguyễn
XuânAnhđãmất chức bí thưTP
Đà Nẵng sau khi Ủy ban Kiểm
tra Trung ương kết luận ông có
những vi phạm các nguyên tắc
của Đảng về xe, nhà… Xa hơn
chút nữa thì đó là trường hợp bà
Hồ Thị Kim Thoa mất chức thứ
trưởngBộCôngThương.
Chế độ trách nhiệm chính trị
thực ra là rất hữuhiệu trongchống
tham nhũng.
Liêm sỉ đâu có xa xỉ
. Nhưng họ mới chỉ mất chức
trong khi dường như công luận
lại đòi hỏi có những cách xử lý
nặng hơn.
+Thực tếpháp luật khôngphải
là công cụ có thể xử lýmọi việc.
Trách nhiệm giải trình và trách
nhiệmchính trị làcôngcụxử lýở
tầm caohơn rất nhiều. Loại trách
nhiệm này buộc quan chức phải
giữgìnđểkhôngviphạmđạođức.
Chế độ trách nhiệm ấy khiến
quanchứcởcácnướckháccó liêm
sỉ. Chẳnghạnnếubị phát hiệnđi
máy bay với hạng vé không phù
hợp thì quanchứcđãphải từchức
rồi. Hay ởNhật Bản, nghị sĩ chỉ
ngủ gật trong quốc hội cũng đã
phải từ chức.
Thủ tướngNguyễnXuânPhúc
nóixâydựngchínhphủ liêmchính
thì cũngcónghĩa lànếuquanchức
khônggiải trìnhđược thì phảimất
chức hay chủ động từ chức. Chứ
không thểnàocóngười thân làmở
công tynọ, công tykiamàkhông
chịu từchức. Pháp luật khôngquy
định điều đó nhưng đạo đức và
liêm sỉ buộc như vậy.
Nếu quan chức có biệt phủ, tài
sản không tương xứng với thu
nhập thì phải…mất chức, chắc
chắn không ai dám bất minh.
Một điều khoản ân xá
.
Dùvậy, tôi thấyvẫnkhônggiải
quyết đượccâuchuyện tài sảnbất
minh của quan chức.
+
Từ năm 2005, khi xây dựng
Luật Phòng, chống tham nhũng,
đã có chuyêngia từSingapore tư
vấn chúng ta phải có điều khoản
ânxá.Tức là chophépquan chức
kê khai tài sản cách trung thực
và từ thời điểmkê khai đó thì tài
sảnđóđượccoi làhợppháp.Luật
Phòng, chống thamnhũng sửađổi
lần này, tôi cho là cũng nên tính
đến điều khoản ân xá này. Theo
đó, các quan chức đều được cho
phép kê khai tất cả tài sảnmình
có ở thời điểm nhất định và tài
sản đó là hợp pháp.
. Nhưng vậy thì khối tài sản
được coi là bất minh ấy sẽ được
hợp thức hóa và công luận sẽ
bất bình.
+
Chúng ta phải nhìn xa hơn.
Bởi nếu không có điều khoản ân
xá ấy thì khối tài sảnbấtminh ấy
sẽ nằm im trong vàng, đôla, bất
động sản, thậm chí là bị chuyển
ra nước ngoài.
Nếu được hợp pháp hóa thì rõ
ràngkhối tài sản ấy sẽđượcbung
ra kinh doanh, sinh sôi nảy nở,
tạo thêm công ăn việc làm cho
xã hội. Nếu không, như tôi nói,
nó cứ nằm im và đó là sự lãng
phí nguồn lực khủngkhiếpnhất.
Quan trọnghơn,mộtđiềukhoản
ânxánhưvậy sẽgiúp tài sảnquốc
gia sau này không bị bòn rút để
chảyvào túi riêng.Và công cuộc
chống tham nhũng sẽ không có
một cột mốc chính xác để ngày
càng trở nên thực chất.
. Xin cám ơn ông.
BiệtphủcủagiađìnhgiámđốcSởTàinguyênvàMôi trường tỉnhYênBái.Ảnh:BL
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook