255-2018 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy3-11-2018
CHÂNLUẬN
N
gày 2-11, Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng đã trình bày
trước Quốc hội tờ trình về
việc phê chuẩn Hiệp định
Đối tác toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP).
Chất lượng cao và
toàn diện, cam kết
sâu sắc
Trước đó, được sự đồng ý
của Bộ Chính trị và ủy quyền
củaChính phủ, ngày 8-3-2018
tại Santiago (Chile), Bộ trưởng
Bộ Công Thương đã ký Hiệp
định CPTPP và các văn kiện
liên quan cùng với bộ trưởng
phụ trách kinh tế của các
nước Úc, Brunei, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia,
Mexico, New Zealand, Peru
và Singapore. Sau khi ký hiệp
định, các nước sẽ thực hiện
thủ tục pháp lý trong nước,
bao gồm việc phê chuẩn hiệp
định theo quy định của pháp
luật nước mình để hiệp định
có hiệu lực.
Theo Chủ tịch nước, về cơ
bản, Hiệp định CPTPP cho
phép các nước thành viên tạm
hoãn 20 nhóm nghĩa vụ như
một số nghĩa vụ về sở hữu
trí tuệ, mua sắm của chính
phủ, quản lý hải quan và tạo
thuận lợi thương mại, đầu tư,
nhằm thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa đi
đôi với củng cố, tăng cường
quốc phòng, an ninh.
Sửa đổi, bổ sung
12 luật, nghị định
Về các thách thức, tờ trình
của Chủ tịch nước nêu: Việc
mở cửa các hoạt động kinh tế
đi kèmvới các quy định về lao
động, minh bạch hóa, chống
tham nhũng.... đòi hỏi chúng
ta cần chủ động, nỗ lực đổi
mới, tiếp tục hoàn thiện các
quy định của pháp luật, thiết
lập các cơ chế quản lý để vừa
phù hợp với điều ước quốc tế
nhưngcũngbảođảmvữngchắc
sự ổn định về chính trị-xã hội.
soát các văn bản quy phạm
pháp luật, nếu phát sinh văn
bản quy phạm pháp luật cần
sửa đổi, bổ sung sẽ có kiến
nghị để sửa đổi, bổ sung kịp
thời” - Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng cho hay.
Tôn trọng và không
can thiệp nội bộ
Sau khi Chủ tịch Nguyễn
Phú Trọng trình bày, Phó
Thủ tướng Phạm Bình Minh
giới thiệu tóm tắt về CPTPP.
Theo đó, các nước thành
viên CPTPP tôn trọng thể chế
chính trị và an ninh quốc gia,
tôn trọng độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ, không
can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau.
Về kinh tế, CPTPP về tổng
thể là có lợi cho Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu
cũng như thu hút và cải thiện
môi trường đầu tư...
Tuy vậy, Chính phủ đã
xác định những thách thức
và đề ra giải pháp. Bởi hiện
nay Việt Nam đã tham gia
nhiều FTAvà độ mở của nền
kinh tế khá lớn, có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến một số
lĩnh vực cụ thể.
“Thịt heo, thịt gà là những
mặt hàng có thể gặp phải
sự cạnh tranh từ hàng nhập
khẩu do sức cạnh tranh còn
yếu. Tuy nhiên, ta đã bảo lưu
được lộ trình giảm thuế nhập
khẩu tương đối dài cho các
sản phẩm này, chẳng hạn
một số chủng loại thịt gà
là trên 10 năm” - Phó Thủ
tướng Phạm Bình Minh nói
và nhấn mạnh đến việc Chính
phủ đã có biện pháp tái cơ
cấu ngành nông nghiệp…
Sau khi điểm qua những
thách thức về thương mại,
hoàn thiện thể chế, xã hội...,
Phó Thủ tướng Phạm Bình
Minh cũng đề cập tới thách
thức trong lĩnh vực lao
động. Tuy CPTPP không
đưa ra tiêu chuẩn riêng về
lao động nhưng thách thức
lại nằm ở việc sửa đổi luật
pháp về quyền thành lập tổ
chức của người lao động tại
doanh nghiệp và sự quản lý
của Nhà nước để đảm bảo
hoạt động của các tổ chức
này tuân thủ đúng pháp luật
Việt Nam.
“Đây là thách thức nhưng
cũng đồng thời là cơ hội,
động lực cho các tổ chức
công đoàn đổi mới mạnh
mẽ để hoạt động có hiệu
quả hơn” - Phó Thủ tướng
cho hay và đề cập thêm đến
thách thức về an ninh mạng.
Dự kiến hiệp định sẽ được
Quốc hội thông qua ngày
12-11 tới.•
Chủ tịch
nước
Nguyễn
Phú Trọng
trình bày
tờ trình về
việc đề nghị
Quốc hội
phê chuẩn
Hiệp định
Đối tác
toàn diện
và Tiến bộ
xuyên Thái
BìnhDương
(CPTPP)
cùng các
văn kiện
liên quan.
Ảnh :
TTXVN
Chiều 2-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về sửa
các luật liên quan đến Luật Quy hoạch. Tổng số luật
được sửa lần này là 37 luật.
Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) nói: Luật Quy
hoạch có thứ bậc gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy
hoạch tổng thể không gian biển quốc gia và quy hoạch
tổng thể ngành quốc gia.
Để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch cần có các
nghị định hướng dẫn để thực hiện nhưng đến nay chưa
ban hành được nghị định nào để hướng dẫn thực hiện
những nội dung liên quan đến quy hoạch. Trong khi
đó hiện nay có nhiều luật quy định rất cụ thể như Luật
Đất đai quy định về quy hoạch đất đai. Bây giờ chưa có
nghị định hướng dẫn thực hiện mà lại đi sửa những vấn
đề liên quan đến quy hoạch trong Luật Đất đai thì khó
thống nhất trong hệ thống pháp luật. Do đó, nên tách biệt
giữa quy hoạch đất quốc gia và kế hoạch sử dụng đất
quốc gia.
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đề cập đến trình
tự công khai quy hoạch và cho rằng thực tế người dân,
đặc biệt là nhà đầu tư, vì nhiều lý do khác nhau thường
gặp khó khăn trong việc tiếp cận quy hoạch. Vì vậy, dự
án luật cần quy định chi tiết hơn về các hình thức công
bố quy hoạch, đặc biệt là các quy hoạch cấp dưới như
quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Giải trình, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
nói: Phải mất ba kỳ mới thông qua được Luật Quy hoạch
và việc ban hành luật sửa đổi các luật liên quan đến quy
hoạch cũng là một thách thức vì nó nằm ở tất cả bộ,
ngành liên quan. “Cần sự phối hợp của nhiều bộ, ngành,
chưa nói đến sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan” -
ông nói.
Theo Bộ trưởng Dũng, cần phải đảm bảo thứ bậc của
các loại quy hoạch, không để tồn tại hai loại quy hoạch
ngang nhau ở cùng một cấp. “Qua làm việc với Bộ Xây
dựng, chúng tôi thấy rằng quy hoạch tỉnh đã tích hợp cụ
thể rồi. Tuy nhiên, đại biểu nêu vấn đề xác đáng, bộ sẽ
xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội” - ông nói.
ĐẠI THANH
thươngmại dịchvụxuyênbiên
giới, tài chính, viễn thông,
môi trường, minh bạch hóa
và chống tham nhũng. Việc
hoãn các nghĩa vụ này là để
bảo đảm cân bằng về quyền
lợi và nghĩa vụ của các nước
thành viên trong bối cảnhMỹ
rút khỏi Hiệp định TPP.
“Mặc dù các nước thành
viên CPTPP đã quyết định
tạm hoãn áp dụng một số
nhóm nghĩa vụ được coi là có
mức độ camkết cao nhưng về
tổng thể, Hiệp định CPTTP
vẫn được đánh giá là một
hiệp định thương mại tự do
(FTA) chất lượng cao và toàn
diện với mức độ cam kết sâu
nhất từ trước đến nay” - Chủ
tịch nước nêu.
Đánh giá về tác động của
Hiệp định CPTPP với Việt
Nam, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng trong tờ trình nêu:
“Việc tham gia và sớm phê
chuẩn Hiệp định CPTPPgiúp
ta thể hiện cam kết mạnh mẽ
đối với đổi mới và hội nhập
quốc tế toàn diện, sâu rộng;
khẳng định vai trò và vị thế
địa-chính trị quan trọng của
Việt Nam trong khu vựcĐông
NamÁcũng như châuÁ-Thái
BìnhDương, thực sự nâng cao
vị thế của nước ta trong khối
ASEAN, trong khu vực cũng
như trên trường quốc tế”.
Ngoài ra, CPTPPcũng giúp
Việt Nam nâng cao nội lực
để ứng phó, củng cố vị thế
Sau khi trình bày thêm các
vấn đề về việc phê chuẩn,
Chủ tịch nước nói: “Đối
với Việt Nam, Chính phủ
đề xuất Hiệp định CPTPP và
các văn kiện kèm theo được
phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6,
Quốc hội khóa XIV. Chính
phủ không có kiến nghị bảo
lưu bất kỳ nội dung nào của
hiệp định”.
Chủ tịch nước kiến nghị
Quốc hội sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ hoặc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật để
thực hiện hiệp định. Theo
đó, Chính phủ đã chỉ đạo các
bộ, ngành hữu quan rà soát,
hoàn thiện danh mục các luật,
pháp lệnh, nghị định cần sửa
đổi, bổ sung, ban hành mới
để phù hợp với các cam kết
trong CPTPP.
“Kết quả rà soát đã kiến
nghị sửa đổi, bổ sung 12 văn
bản gồm tám luật, bốn nghị
định của Chính phủ; kiến nghị
ban hành mới bảy văn bản
gồm sáu nghị định của Chính
phủ, một quyết định của Thủ
tướng Chính phủ; kiến nghị
gia nhập ba điều ước quốc tế.
Trong quá trình thực hiện hiệp
định, Chính phủ sẽ tiếp tục rà
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm
Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn
Giàu cho biết: Hầu hết đại biểu tán thành sự
cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho
rằng đây là hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với
mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay.
Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là thể
hiện cam kết hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng, khẳng định vai trò, vị trí của nước
ta trong khu vực Đông Nam Á, châu Á-Thái
Bình Dương.
Tuy nhiên, cùng với đó là những rủi ro và
thách thức đối với các lĩnh vực thương mại,
dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thu ngân sách,
sở hữu trí tuệ, lao động, an toàn thông tin. Do
vậy, Chính phủ cần kiểmsoát chặt chẽ những
rủi ro, thách thức, có các phương án chủđộng
ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu
cực trong quá trình triển khai thực hiện.
Việc gia nhập là
thách thức nhưng
cũng là cơ hội,
động lực cho các
tổ chức công đoàn
đổi mới mạnh mẽ
để hoạt động có
hiệu quả hơn…
Cần kiểm soát được rủi ro, có giải pháp cho thách thức
“Hiệp định Đối tác toàn diện…
giúp củng cố vị thế”
Việc phê chuẩnHiệp địnhĐối tác toàn diện và Tiến bộ xuyênThái BìnhDương vừa là cơ hội
nhưng đặt ra nhiều thách thức về luật pháp, lao động…
Sửa37 luật liênquanđếnLuậtQuyhoạch
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook