255-2018 - page 9

9
TRỌNGPHÚ
V
ăn phòng Chính phủ vừa
có văn bản thông báo ý
kiến của Phó Thủ tướng
Chính phủ Vương Đình Huệ
về việc đồng ý cho Hà Nội
lập đề án thu phí phương tiện
vào nội đô.
Theo đó, Chính phủ đồng
ý với các đề nghị của Bộ Tài
chính về các nội dung mà Hà
Nội đề xuất liên quan đến bổ
sung thuphí phương tiệncơgiới
vào một số khu vực nội thành
có nguy cơ ùn tắc giao thông
và ô nhiễm môi trường cao.
Phó Thủ tướng yêu cầu
UBNDTPHà Nội tiếp thu các
ý kiến của Bộ Tài chính để lập
“Đề án thu phí phương tiện cơ
giới vào một số khu vực trên
địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc
giao thông và ô nhiễm môi
trường để hạn chế số lượng xe
cơ giới”, trình HĐND TP Hà
Nội trước khi báo cáo Chính
phủ theo đúng quy định tại
Luật Phí và lệ phí.
Đồng thời UBNDTPHàNội
báo cáo Bộ Tài chính về cơ sở
pháp lý, sự cần thiết, nội hàm
và tác động của khoản phụ
thu ô nhiễm môi trường theo
mức khí thải khi lưu hành của
phương tiện cơ giới đường bộ.
PhóThủ tướng cũng giaoBộ
Tài chính nghiên cứu kiến nghị
của UBNDTPHà Nội, chủ trì
phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ
GTVT khẩn trương hoàn thiện
và trình Chính phủ ban hành
nghị định về phí bảo vệ môi
trường đối với khí thải.
Hà Nội cũng đề xuất
quy định mức phụ
thu ô nhiễmmôi
trường theo mức khí
thải lưu hành của
phương tiện thông
qua đăng kiểm.
Cho Hà Nội lập đề án
thu phí xe vào nội đô
Đề xuất của Hà Nội là thu phí ô tô vàomột số khu vực có nguy cơ ùn tắc
và ô nhiễmmôi trường cao.
Tới đây, ô tô, xemáy phải trả tiền khi đi vào các tuyến đường hạn chế phương tiện trong
nội thànhHàNội. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Trước đó, ngày 28-8, UBND
TP Hà Nội đã có văn bản gửi
Thủ tướng Chính phủ đề xuất
sửa đổi, bổ sung một số quy
định của pháp luật để phù hợp
với tình hình thực tế làm cơ sở
thực hiện đề án “Tăng cường
quản lý phương tiện giao thông
đường bộ nhằm giảm ùn tắc
giao thông và ô nhiễm môi
trường trên địa bàn TP Hà
Nội giai đoạn 2017-2020, tầm
nhìn 2030”.
Theo TP Hà Nội, đề án đã
được HĐNDTPHà Nội thông
qua hồi tháng 7-2017 với mục
tiêu thực hiện các giải pháp lâu
dài, cấp bách để tăng cường
quản lý phương tiện giao
thông đường bộ nhằm giảm
ùn tắc giao thông và ô nhiễm
môi trường, đảm bảo phục vụ
tốt nhu cầu đi lại và nâng cao
chất lượng môi trường sống
của người dân trên địa bàn TP.
Đề xuất củaHàNội tập trung
vào hai nội dung lớn gồm: Thứ
nhất là thu phí phương tiện
cơ giới vào một số khu vực
trên địa bàn TP có nguy cơ
ùn tắc giao thông và ô nhiễm
môi trường. Mục đích nhằm
hạn chế số lượng xe cơ giới
đi vào. Thứ hai là Hà Nội đề
xuất quy định mức phụ thu ô
nhiễm môi trường theo mức
khí thải lưu hành của phương
tiện xe cơ giới đường bộ thông
qua đăng kiểm phương tiện.
Theo UBND TPHà Nội, hiện
mức độ gia tăng phương tiện
trên địa bàn đã ở mức báo
động, nguy cơ gây ùn tắc và
ô nhiễm nghiêm trọng.•
Doanhnghiệp xinnhận chìm700.000m
3
bùnxuốngbiển
Chủ đầu tư dự án xây dựng bến số 3 cảng ChânMây, huyện Phú Lộc,ThừaThiên-Huế đề xuất nhận chìm
hơn 700.000m
3
bùn xuống biển.
Chiều 2-11, trao đổi với báo
Pháp Luật TP.HCM
, ông Hoàng
Ngọc Khanh, ChánhVăn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế,
xác nhận thông tin về việc Công ty TNHHHào Hưng Huế - chủ
đầu tư dự án xây dựng bến số 3 cảng ChânMây (huyện Phú Lộc)
đề xuất nhận chìm bùn thải xuống biển.
Theo đó, Công ty TNHHHào Hưng Huế cho biết đang gặp
khó khăn về vị trí đổ 1,2 triệu m
3
bùn nạo vét khi thực hiện dự
án bến số 3 cảng ChânMây. Tình trạng này khiến dự án chậm
tiến độ trong việc thực hiện các hạng mục. Để giải quyết vướng
mắc, công ty có văn bản gửi Bộ TN&MT, UBND tỉnh xin nhận
chìm hơn 700.000 m
3
vật liệu nạo vét bùn cát ngoài biển, cách bờ
khoảng 3 km.
Về đề xuất nhận chìm bùn thải của dự án này, ông Khanh cho
biết: “UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư làm đúng
theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ TN&MT vì
hiện nay Bộ TN&MT yêu cầu phải đem (bùn thải từ việc nạo vét
- PV) lên hết”.
Dự án bến số 3 cảng Chân Mây có tổng mức đầu tư gần
850 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng đầu năm
2019. Theo thiết kế, công trình được xây dựng với quy mô 13
ha, trong đó diện tích bến bãi hơn 10 ha, còn lại là diện tích
khu mặt nước.
Cũng theo ông Khanh, trong văn bản công ty này có đề xuất
thêm phương án đổ bùn thải này sang vị trí thi công bến số 4. Tỉnh
đã yêu cầu công ty này phải trình phương án cụ thể có đánh giá tác
động môi trường của Bộ TN&MT.
Trao đổi qua điện thoại, ông ThangVăn Hóa, Giám đốc Công ty
TNHHHào Hưng Huế - chủ đầu tư dự án trên, cho biết công ty đã
có đề xuất phương án nhận chìm nhưng chưa được thông qua.
“Bây giờ vấn đề nhận chìm rất khó nên công ty vẫn đang chờ
kết quả. Bên cạnh đó, công ty đang tìm hướng khác, cụ thể đề xuất
đưa lượng chất thải này lên bờ tìm địa điểm san lấp nhưng hiện
nay vẫn chưa tìm ra được vị trí” - ông Hóa nói.
NGUYỄNDO
Vòngxoay cao tốc
34.500 tỉ sụt lún
quámức
Ngày 2-11, ông Đoàn Hà Yên, Phó Chủ tịch
UBND huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, cùng lãnh đạo
các địa phương họp với Ban quản lý dự án đường
cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi (VEC) xử lý tồn tại,
vướng mắc liên quan đến dự án này.
Tại buổi làm việc, đại diện Ban quản lý dự án
đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi thừa nhận quá
trình thi công vòng xoay cao tốc nối vào đường Trì
Bình-Dung Quất đã xảy ra sụt lún. “Các đơn vị đổ
đất thi công nhánh đường cao tốc ra đến đường sắt
Trì Bình cao 14 m nhưng đến nay đã sụt lún hơn 1
m. Nếu tình trạng này kéo dài dễ gây sạt trượt nên
cần phải gia tải 300 ngày để xử lý dứt điểm sụt lún”
- đại diện VEC cho hay.
Trước tình hình này, ông Đoàn Hà Yên đề nghị
chủ đầu tư nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ
thi công đường kết nối Khu kinh tế Dung Quất và
một số khu vực lân cận với đường cao tốc nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo các xã Bình
Trung, Bình Nguyên, Bình Chánh... thuộc huyện
Bình Sơn phản ánh tuyến cao tốc đã đưa vào khai
thác hai tháng nhưng đến nay các nhà thầu vẫn chưa
khắc phục, hoàn trả các tuyến đường dân sinh. Hiện
các tuyến đường này xuống cấp nghiêm trọng, xuất
hiện “ổ voi, ổ gà” gây ra nhiều vụ tai nạn cho người
dân.
Ông Hồ Văn Nhị, Phó Chủ tịch UBND xã Bình
Trung, phàn nàn nhà thầu chậm hoàn trả đường
khiến tuyến qua địa phương xuất hiện nhiều ao
nước lớn. “Học sinh đến trường liên tục té, người
dân đi lại đối mặt nguy hiểm, mất an toàn. Trong
khi đó, nhà thầu lại đào đất bùn hoàn trả nền đường
dân sinh khiến dân bức xúc” - phó chủ tịch xã Bình
Trung nói.
Thậm chí ông Đoàn Hà Yên, còn yêu cầu công an
địa phương vào
cuộc điều tra.
“Nếu xác định
vụ tai nạn nào
nghiêm trọng
liên quan trực
tiếp đến các nhà
thầu chậm sửa
đường thì công
an lập hồ sơ, xử
lý hình sự” - ông
Yên nhấn mạnh.
Ngoài ra,
nhiều lãnh đạo
xã ở huyện Bình
Sơn đề nghị
VEC cần hỗ trợ
bồi thường cho
người dân có
diện tích đất bị
ngập úng, điều
chỉnh lại hệ
thống rào chắn
an toàn, mở lối
ra cánh đồng;
mở rộng kênh
thoát nước tại các hầm, cầu chui cao tốc tạo điều
kiện đi lại, làm ăn thuận lợi cho người dân.
TV
Vòng xoay nối cao tốc với quốc lộ 1, đường Trì Bình đi cảng
DungQuất thi công dang dở. Ảnh: QUẢNGĐÀ (Zing)
Chưa thi công
hoàn thiện mái taluy
Đại diện VEC thừa nhận do thời
giangấprút,đảmbảotiếnđộthông
xe ngày 2-9 nên một số nhà thầu
chưa thi cônghoàn thiệnmái taluy.
Do vậy, mưa lớn làm trôi chảy đất
đá, bùn nhão xuống hầm, cầu chui
cao tốc gây cản trở đi lại cho người
dân.“Chúng tôi camkết từ nay đến
cuối tháng 12, những vấn đề dân
sinh liên quan đến dự án cao tốc
Đà Nẵng-Quảng Ngãi sẽ được xử
lý dứt điểm”- đại diệnVEC camkết.
Trước đó, ngày 28-10, VEC yêu
cầu các nhà thầu khẩn cấp huy
động nhân, vật lực để hoàn thiện
các hạng mục còn lại, tồn tại theo
điều khoản bảo hành công trình.
VEC sẽ từ chối thanh toán cho các
nhà thầu cho đến khi các hạng
mục còn tồn tại được hoàn thiện
xong, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn
kỹ thuật của dự án.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook