256-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 5-11-2018
Luật & đời
Tínhminhbạchnhìn
từvụđổi 100USD
Gần đây, những vụ việc nóng mà báo chí phản ánh nhiều
đó là việc xử phạt hành chính đối với người mua bán 100
USD tại TP Cần Thơ và việc không công khai danh tính của
những chủ công trình xây dựng vi phạm tại Sóc Sơn (TP Hà
Nội).
Trong vụ đổi 100 USD, UBND TP Cần Thơ tổ chức họp
báo khẳng định việc xử phạt hành chính là đúng, trong khi
nhiều câu hỏi báo chí đặt ra chưa được người phát ngôn
trả lời. Theo báo chí phản ánh, cho đến nay các cơ quan
chức năng liên quan vẫn chưa công bố công khai hồ sơ vụ
việc để chứng minh mình làm đúng. Nhiều nhà báo đã liên
hệ tìm hiểu nhưng chưa được cơ quan chức năng liên quan
cung cấp đầy đủ hồ sơ.
Một trong những nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành
chính là: Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành
nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền,
bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Rõ
ràng việc xử phạt hành chính vụ đổi 100 USD tại Cần Thơ
không thuộc diện bí mật, tại sao lại không công khai hồ sơ
vụ việc? Nếu các cơ quan chức năng ở Cần Thơ cho rằng
mình làm đúng thì phải công khai toàn bộ quá trình xử lý
và cung cấp để báo chí đưa tin, minh định cho rõ. Chỉ có
như thế thì dư luận mới ủng hộ, còn việc né tránh chỉ làm
cho dư luận thêm nghi ngờ.
Tương tự, trong vụ hàng loạt biệt thự mọc trái phép ở đất
quy hoạch rừng phòng hộ ở Sóc Sơn, việc cung cấp thông
tin về người vi phạm cũng mang tính “nửa vời”.
Các cơ quan chức năng đã kết luận cần tháo dỡ các công
trình sai phạm để khắc phục. Tuy nhiên, cho đến nay chủ
các công trình xây dựng vi phạm là những ai thì các cơ
quan chức năng liên quan vẫn chưa công khai, chưa cung
cấp thông tin cho báo chí, dù với chức trách quản lý về đất
đai và xây dựng, các cơ quan liên quan đương nhiên nắm
rõ điều này.
Chủ các công trình sai phạm là ai, đại gia hay quan
chức, có gì tế nhị không mà phải giấu tên họ? Dư luận đặt
ra nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc, nghi ngờ không phải
không có lý do. Dân nghèo sửa chữa nhỏ, vi phạm là cán
bộ quản lý trật tự xây dựng tại địa phương biết ngay nhưng
những biệt phủ đồ sộ như ở Sóc Sơn rầm rộ mọc lên thì
dường như không ai thấy? Đến khi xác định có sai phạm
rồi, phải tháo dỡ để khắc phục rồi mà thông tin vẫn không
được cơ quan chức năng liên quan công khai.
Liên quan đến chuyện này, trả lời báo chí, có lần cán bộ
của xã có ý rằng chủ của những công trình vi phạm này là
người có uy tín nên việc công khai danh tính, xử lý vi phạm
khó và phải thận trọng. Với tư duy như vậy thì còn đâu là
sự công bằng trong xã hội. “Quân pháp bất vị thân”, việc
xử lý vi phạm không có vùng cấm và mọi người bình đẳng
trước pháp luật là những tiêu chí mà cả hệ thống chính trị
của chúng ta hướng đến. Và xin thưa rằng những người có
địa vị xã hội, những người nắm giữ chức vụ cao trong xã
hội càng phải tôn trọng và nêu gương trong việc chấp hành
pháp luật. Việc chúng ta xử lý không nghiêm dẫn đến “lờn
luật”. Đây là hệ lụy vô cùng nguy hiểm.
Đối với những vụ việc mà xã hội quan tâm và không
thuộc trường hợp bí mật thì việc các cơ quan có thẩm
quyền thông tin chi tiết, rõ ràng cho nhân dân thông qua
báo chí là cách tốt nhất để giải tỏa những đồn đoán không
tốt và cũng là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước để nhân dân
thực hiện quyền giám sát của mình. Việc công khai thông
tin còn nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật. Còn nếu
trong quá trình xử lý có những điểm chưa đúng thì cũng
cần mạnh dạn sửa chữa, khắc phục. Chỉ có như thế thì xã
hội mới tiến bộ và nhân dân mới yên tâm về những gì mà
cơ quan nhà nước thực hiện.
Tóm lại, nếu việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền là
đúng đắn thì nên cung cấp đầy đủ thông tin cho báo chí và
đây là cách tuyên truyền pháp luật hiệu quả nhất. Trường
hợp giám sát, phản biện của nhân dân cho thấy việc làm
của cơ quan có thẩm quyền là sai thì cần phải xem xét và
sửa cho đúng quy định của pháp luật. Có như thế niềm tin
của nhân dân vào Nhà nước sẽ càng được củng cố.
Minh bạch thông tin trong những trường hợp này cần
phải được thực hiện đến nơi đến chốn!
Luật sư
LÊ VĂN HOAN
MINHKHÁNH
T
ANDhuyệnCái Bè (TiềnGiang)
vừa xét xử sơ thẩm vụ tranh
chấp đòi tài sản giữa bà NTN
(nguyên đơn) và bà NTS.
Món nợ từ
43 năm trước
Theo đơn khởi kiện, bà N. trình
bày: Vào tháng 6-1975, bà có cho
bà S. mượn 300 đồng. Bà S. hứa 10
ngày sau sẽ trả cho bà nhưng đến
hạn bà S. không trả. Bà nhiều lần
đòi, bà S. vẫn không trả, sau đó bà
S. bỏ trốn, bà tìm mãi không được.
Đến năm 2017, bà N. mới tìm
gặp lại bà S. Ngày 15-5-2017, bà
có đến nhà bà S. để yêu cầu bà S.
trả nợ và bà có ghi âm lại cuộc nói
chuyện giữa hai bên.
Ngày 9-6-2017, UBND xã Hòa
Hưng có mời hai bên đến hòa giải
nhưng không thành. Vì vậy, bà N.
khởi kiện yêu cầu TAND huyện Cái
Bè buộc bà S. phải trả số tiền nợ là
300 đồng, quy đổi ra giá trị hiện nay
là 150 triệu đồng. Bà N. giải thích
cho việc tự quy đổi của mình rằng
vào thời điểm năm 1975, bà có bán
một căn nhà trị giá 300 đồng nên
bà S. nợ bà 300 đồng thì nay phải
trả trị giá tương đương.
Làm việc với tòa, bà S. xác định
vào khoảng năm 1975, bà có nợ bà
N. 100 đồng. Thời gian đã quá lâu,
nay bà cũng không còn nhớ rõ sự
việc này. Hiện nay 100 đồng thời
điểm năm 1975 không còn giá trị
nữa nên phía bà N. cho rằng bà nợ
300 đồng năm 1975 và tự quy đổi
thành 150 triệu đồng là không có
cơ sở. Nay vì là chỗ tình nghĩa, bà
đồng ý tự nguyện trả cho bà N. 2
triệu đồng. Việc bà N. cung cấp cho
tòa một đĩa ghi âm, bà xác định việc
ghi âm là do bà N. tự ghi, bà hoàn
toàn không biết.
Những người làm chứng là người
thân của bà S. thì trình bày rằng
không liên quan đến tranh chấp
của hai bên, không biết gì về đoạn
ghi âm mà bà N. cung cấp cho tòa.
Tòa bác yêu cầu
Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX
nhận thấy yêu cầu khởi kiện của bà
N. là không có căn cứ chấp nhận bởi
lẽ bà N. cho rằng bị đơn có nợ 300
đồng tiền Việt Nam do ngân hàng
của Chính phủ cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền NamViệt Nam (gọi
là Ngân hàng Nhà nước) phát hành
nhưng không cung cấp được tài liệu,
chứng cứ gì chứng minh. Phía bà
Cho mượn 300
đồng, kiện đòi
150 triệu đồng
Tòa sơ thẩmbác yêu cầu khởi kiện vì cho rằng nguyên đơn
không cung cấp được tài liệu, chứng cứ gì chứngminh.
Bà N. giải thích việc tự
quy đổi của mình rằng
vào năm 1975, bà có bán
một căn nhà trị giá 300
đồng nên bà S. nợ bà 300
đồng thì nay phải trả trị
giá tương đương.
Chưa làm sáng tỏ vụ án?
Về mặt pháp lý, một lãnh đạo tòa chuyên trách của TAND TP.HCM (đề
nghị không nêu tên) nhận xét: Tòa sơ thẩm chưa làm rõ được việc chứng
minh chuyển đổi số tiền mà đã bác yêu cầu của nguyên đơn là chưa đầu
tư nghiên cứu để đi đến tận cùng của vụ án.
Cụ thể, trong vụ án, bà N. phải có nghĩa vụ chứng minh là bà S. mượn
300 đồng hay 100 đồng. Nếu bà N. không có căn cứ chứngminh cho bà S.
mượn 300đồng thì tòa phải chấpnhận sốnợ 100đồngmà bà S. thừa nhận.
Tiếp đó, tòa phải làm rõ được hai yếu tố sau:
Thứ nhất, phải xác định được tỉ lệ đổi tiền cũ sang tiền mới qua các
thời kỳ từ năm 1975 đến nay. Từ năm 1975 đến nay, Nhà nước ta đã trải
qua hai lần đổi tiền (năm 1978 và 1985). Do đó tòa cần hỏi cơ quan chức
năng (Ngân hàng Nhà nước) để xác định tỉ lệ quy đổi từ đồng tiền cũ
sang đồng tiền mới.
Thứ hai, phải làm rõ được số tiền bị trượt giá từ thời điểmnăm1975 cho
tới nay bằng cách có văn bản gửi Tổng cục Thống kê bởi tổng cục này có
chức năng công bố tỉ lệ lạm phát hằng năm.
Từ hai yếu tố trên, tòa sẽ dùng số tiền quy đổi qua mỗi lần Nhà nước
đổi tiền cộng với số tiền trượt giá thì sẽ ra con số mà bà S. phải trả cho
bà N. Do đó, việc tòa sơ thẩm chỉ chấp nhận số tiền 2 triệu đồng mà bà S.
tự nguyện trả cho bà N. là chưa làm sáng tỏ bản chất vụ án.
NGÂN NGA
S. chỉ thừa nhận có nợ 100 đồng,
nay tiền này không còn giá trị lưu
hành do đã qua nhiều kỳ đổi tiền.
Bên cạnh đó, bà N. yêu cầu bà
S. trả tiền nợ và tự quy đổi ra giá
trị hiện tại là 150 triệu đồng nhưng
không cung cấp được tài liệu, chứng
cứ chứng minh cho việc quy đổi
này. Trong quá trình giải quyết vụ
án, bà N. có yêu cầu tòa án thu thập
chứng cứ. TAND huyện Cái Bè đã
có công văn gửi đến Ngân hàng Nhà
nước hỏi rõ về vấn đề quy đổi tiền
tại thời điểm năm 1975 so với thời
điểm hiện tại. Trong công văn phúc
đáp tòa, Ngân hàng Nhà nước đã
nêu rõ: “Theo quy định pháp luật
về ngân hàng, thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, hiện nay chưa có
quy định về mức trượt giá đồng
tiền và quy đổi giá trị 300 đồng
Việt Nam thời điểm 1975 ra giá trị
đồng tiền hiện hành”. Do đó, việc
bà N. tự quy đổi tiền là không có
căn cứ xem xét.
Từ các phân tích trên, HĐXX kết
luận yêu cầu khởi kiện của bà N. là
không có cơ sở chấp nhận. Mặc dù
tại phiên tòa, phía bà S. vắng mặt
nhưng trong quá trình giải quyết
vụ án, bà S. đã đồng ý tự nguyện
trả cho bà N. 2 triệu đồng. Xét thấy
đây là sự tự nguyện của bị đơn, phù
hợp theo quy định pháp luật, có lợi
cho nguyên đơn nên HĐXX ghi
nhận. Mặt khác, do yêu cầu đòi nợ
của bà N. không được chấp nhận
nên HĐXX tuyên buộc bà N. phải
chịu 7,5 triệu đồng tiền án phí, bà
S. phải chịu 300.000 đồng án phí.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook