259-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm8-11-2018
GIA TUỆ
N
gày 7-11, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Trương
Quang Hoài Nam (Phó Chủ
tịch UBND TP Cần Thơ) đã trả
lời về căn cứ trả lại 20 viên kim
cương và gần 20.000 viên đá nhân
tạo cho chủ tiệm vàng Thảo Lực
(quận Ninh Kiều).
Theo ông Nam, lý do chính là có
tình tiết mới phát sinh làm thay đổi
cơ bản một phần nội dung của quyết
định xử phạt hành chính.
Theo đăng ký kinh doanh, trụ sở
Công ty Thảo Lực tại tầng trệt, số
40 Nguyễn Đức Cảnh, phường Cái
Khế, quận Ninh Kiều. Công ty có
sổ riêng theo dõi việc mua bán kim
cương, thể hiện từ ngày 1-6-2013
đến 30-1-2018, công ty bán cho 30
khách hàng số tiền trên 3,3 tỉ đồng.
Ban đầu ông Lực thừa nhận toàn
bộ sổ ghi nhận bán kimcương nhưng
sau đó thay đổi lời khai, xác định
chỉ bán hàng cho 11 trường hợp với
số tiền hơn 700 triệu đồng. Công
an TP Cần Thơ đã xác minh được
tám trường hợp cụ thể trong số 11
trường hợp trên. Như vậy, đủ cơ sở
xác định Công ty Thảo Lực có mua
bán kim cương.
Cạnh đó, toàn bộ số kim cương
bị tạm giữ được cất tại tầng trệt là
địa điểm kinh doanh của Công ty
Thảo Lực (không có phòng riêng
của gia đình). Ban đầu ông Lực
khai công ty nhận gia công và
cung cấp năm đơn đặt hàng gia
công. Khi công an đi xác minh thì
những người ký tên trong đơn đặt
hàng đều phủ nhận việc gia công
với công ty. Sau đó ông Lực lại
thay đổi lời khai là mua kim cương
không có hóa đơn, chứng từ chứng
minh nguồn gốc, xuất xứ.
Đối với 19.910 viên đá nhân tạo để
gắn vào nhẫn cũng bị thu giữ trong
tủ đựng kim cương, ông Lực khai
là mua tại chợ Hòa Bình, TP.HCM
không có hóa đơn, chứng từ chứng
minh nguồn gốc, xuất xứ.
Như vậy, Công ty Thảo Lực có
hoạt động mua bán kim cương; sản
xuất nhẫn có gắn đá nhân tạo; kim
cương và đá nhân tạo được cất tại
khu vực kinh doanh của công ty.
Đối với kim cương, ông Lực khai
lần đầu là gia công, lần sau là mua
không hóa đơn, chứng từ như với
đá nhân tạo nên có thể xác định
công ty kinh doanh 20 viên kim
cương và 19.910 viên đá nhân tạo
không có nguồn gốc, xuất xứ. Trên
cơ sở này Công an TP trình UBND
TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt
đối với hành vi kinh doanh hàng
Phó chủ tịch Cần Thơ lý giải việc
trả 20 viên kim cương
Theo lãnh đạo UBNDTP CầnThơ, lý do là có tình tiết mới phát sinh làm thay đổi cơ bảnmột phần nội dung
quyết định xử phạt hành chính.
Ông TrươngQuangHoài Nam. Ảnh: Internet
hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tuy nhiên, sau khi bị xử phạt hành
chính, ông Lực đã có đơn đề nghị
xem xét nhận lại tài sản gửi UBND
TP Cần Thơ. Trong đơn ông Lực
nêu: Do không hiểu biết pháp luật
nên đã không trình bày rõ nguồn
gốc số tài sản này với cơ quan có
thẩm quyền. Ông Lực cũng trình
bày rằng nguồn gốc là tài sản tích
lũy nhiều năm, không kinh doanh
nên không quan tâm đến hóa đơn,
chứng từ.
Theo ôngNam, sau khi nhận được
đơn, chủ tịch UBNDTPđã giao cho
các cơ quan chức năng xác minh lại
sự việc. Quá trình xác minh được
tiến hành nghiêm túc, khẩn trương,
trên nguyên tắc có lợi cho doanh
nghiệp. Phía UBND TP Cần Thơ
nhận thấy tính đặc thù trong trường
hợp này là địa chỉ kinh doanh của
công ty cũng là chỗ ở của gia đình
ông Lực. Ông Lực có thể để tài sản
cá nhân tại địa điểm kinh doanh,
không nhất thiết tài sản ấy là hàng
hóa kinh doanh. Trong đơn đề nghị
và tại cuộc gặp, ông Lực đã trình
bày cụ thể việc không kinh doanh
số hàng trên.
Vận dụng nguyên tắc có lợi cho
doanh nghiệp, sau khi xác minh, các
cơ quan chức năng đã thống nhất
cho rằng đây là tình tiết mới làm
thay đổi nội dung của quyết định.
Vì thế, căn cứ khoản 9 Điều 1 Nghị
định 97/2017 của Chính phủ, người
đã ban hành quyết định xử lý vi
phạm hành chính có quyền hủy bỏ
một phần quyết định đã ban hành.•
UBND TP Cần Thơ
nhận thấy tính đặc thù
trong trường hợp này là
địa chỉ kinh doanh của
công ty cũng là chỗ ở của
gia đình ông Lực.
Ông Rê chính thức được miễn 90 triệu tiền phạt
Cùng ngày 7-11, ông Trương Quang Hoài Nam cũng đã ký quyết
định miễn toàn bộ số tiền phạt vi phạm hành chính là 90 triệu đồng cho
ông Nguyễn Cà Rê. Riêng tang vật vi phạm hành chính là số tiền trên 2,2
triệu đồng (quy đổi từ 100 USD đã đổi trái phép tại tiệm vàng Thảo Lực)
thì không được trả lại. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký (6-11).
Trước đó, ông Rê đã có đơn đề nghị xin xem xét miễn, giảm tiền phạt
do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Kết quả thẩm định cho thấy gia đình
ông Rê thuộc diện địa phương trợ cấp hằng tháng và ông Rê hiện là lao
động chính trong gia đình, hai con đang tuổi đi học, cha mẹ vợ già yếu
(cha vợ mắc bệnh hiểm nghèo).
HẢI DƯƠNG
Chiều 7-11, TAND huyện Châu Thành (Bến Tre) đã xử
sơ thẩm vụ kiện dân sự đòi bồi thường oan. HĐXX tuyên
chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn là ông Đặng
Ngọc Thanh, tuyên buộc bị đơn là TAND huyện Châu
Thành (Long An) phải bồi thường oan cho ông Thanh gần
300 triệu đồng.
Theo đó, ông Thanh được bồi thường các khoản gồm
các chi phí tổn thất tinh thần, mất thu nhập thực tế trong
thời gian bị tạm giam, thu nhập bị giảm sút, tiền thuê luật
sư và các chi phí đi lại thăm nuôi… trong suốt thời gian
ông bị làm oan.
Theo HĐXX, trong thời gian ông Thanh bị tạm
giam gần bảy tháng, ông Thanh bị mất thu nhập, bị
tịch thu bằng lái thuyền trưởng và bị cấm đi khỏi
nơi cư trú. Hậu quả là ông không thể tiếp tục công
việc dẫn đến bị mất thu nhập và thu nhập bị giảm sút
nên có cơ sở được bồi thường. Từ đó HĐXX đã chấp
nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Thanh,
buộc TAND huyện Châu Thành (Long An) phải bồi
thường cho ông số tiền trên.
Kết thúc phiên tòa, ông Thanh cho biết sau nhiều năm
mỏi mòn với vụ án oan, ông đồng ý với mức bồi thường
mà tòa vừa tuyên. Trước đó, ông Thanh đã khởi kiện yêu
cầu phía bị đơn đòi bồi thường oan trên 415 triệu đồng.
Tháng 10-2015, sau bảy tháng bị tạm giam, ông Thanh
được cơ quan tiến hành tố tụng huyện đình chỉ điều tra
và được trả tự do với lý do hành vi không cấu thành tội
phạm. Từ đó ông làm đơn yêu cầu nơi kết án oan ông là
TAND huyện Châu Thành (Long An) phải công khai xin
lỗi và bồi thường oan. Sau ba lần thương lượng, cơ quan
làm oan chỉ đồng ý bồi thường cho ông trên 162 triệu
đồng. Không đồng với ý mức tiền này nên ông Thanh đã
khởi kiện.
Liên quan đến vụ việc, tháng 12-2017, đại
diện ba cơ quan tố tụng gồm Cơ quan CSĐT,
VKSND và TAND huyện Châu Thành (Long An) đã
xin lỗi công khai ông Thanh tại xã Hữu Định, huyện
Châu Thành, Bến Tre.
Tại buổi này, phía
TAND huyện đã thừa
nhận thiếu sót trong
xét xử đồng thời
mong ông Thanh và
gia đình chấp nhận
lời xin lỗi.
Như
Pháp Luật
TP.HCM
đã nhiều lần
phản ánh, năm 2013,
ông Thanh được
ông Phạm Thanh
Sang (44 tuổi, quê Tiền Giang, chủ sà lan chở cát
đá) thuê làm thuyền trưởng lái sà lan trên sông Vàm
Cỏ. Do có việc gấp nên ông Thanh giao lại sà lan cho
ông Sang nhưng lái được một đoạn thì ông này giao
lại cho anh Võ Văn Quốc (lái phụ). Khi đến địa phận
tỉnh Long An, do không chú ý quan sát, Quốc để sà
lan tông chìm ghe chở xi măng khiến ba mẹ con
tử vong.
Xử sơ thẩm, TAND huyện tuyên phạt ông Thanh bảy
năm tù về tội giao cho người không đủ điều kiện điều
khiển phương tiện giao thông đường thủy. Bản án này
sau đó bị TAND tỉnh Long An tuyên hủy để điều tra lại
và từ đây ông Thanh được đình
chỉ điều tra.
Năm 2016, ông Sang đã bị
tuyên phạt ba năm tù về tội giao
cho người không đủ điều kiện
điều khiển phương tiện giao thông
đường thủy; Quốc bị phạt bảy
năm tù về tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông
đường thủy.
ĐÔNG HÀ
ÔngĐặngNgọc Thanh
(đứng)
tại tòa.
Ảnh: ĐÔNGHÀ
Làmoan thuyền trưởng, tòahuyệnphải bồi thườnggần300 triệu
TANDhuyện ChâuThành (Long An) bị tuyên buộc phải bồi thường gần 300 triệu đồng vì đã làmoanmột thuyền trưởng quê Bến Tre.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...20
Powered by FlippingBook