261-2018 - page 16

16
• Người dẫn chương
trình ảo đầu tiên trên thế
giới ra mắt
tại Hội nghị
Internet thế giới lần thứ năm
diễn ra ở tỉnh Chiết Giang,
Trung Quốc. Người dẫn
chương trình ảo này được
dựa trên công nghệ AI mới
nhất, có hình ảnh là một
người đàn ông với giọng nói,
nét mặt và cử chỉ y hệt như
một người thật, theo
Xinhua.
• Đức Giáo hoàng tố các
nước làm mất uy tín người
chỉ trích chính phủ
. Đặc
biệt, hành động gây mất uy
tín qua phương tiện truyền
thông lại càng đáng bị lên
án. Ông Francis cho hay
những chiến dịch vu khống
như vậy có thể gây hại đến
mối quan hệ trong gia đình
và chính trị toàn cầu, theo
AP.
PHÚ QUỐC
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứBảy10-11-2018
100 năm Thế chiến 1: Chủ nghĩa
dân tộc vẫn ám ảnh!
Sự kiện kỷ niệm100 năm chấmdứt Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trong bối cảnh làn sóng chủ nghĩa
dân tộc trỗi dậy trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu.
ĐĂNGKHOA
L
úc 11 giờ ngày 11-11
(Chủ nhật này), tại Paris
(Pháp) sẽ diễn ra lễ kỷ
niệm 100 năm ngày chấm dứt
cuộc Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914-1918), một trong
hai cuộc chiến lớn nhất và
tàn khốc, đẫm máu nhất thế
giới trước nay.
Khoảng 19 triệu người đã
chết trong cuộc chiến này,
trong đó có 8 triệu binh sĩ.
Chiến tranh thế giới thứ
nhất chấm dứt với một thỏa
thuận được ký giữa khối Hiệp
ước và Đức (thuộc phe Liên
minh) vào Ngày đình chiến
11-11-1918.
Cuộc chiến này đã đánh
dấu một bước ngoặt trong
lịch sử nhân loại - sự kết thúc
của bốn đế chế châu Âu, sự
lớn mạnh của chủ nghĩa cộng
sản Xô viết và sự gia nhập
của Mỹ vào sức mạnh chính
trị toàn cầu.
Tham dự buổi lễ kỷ niệm
quan trọng này sẽ có 70-80
lãnh đạo thế giới, trong đó có
Tổng thốngMỹDonaldTrump
và Tổng thống Nga Vladimir
Putin. Các lãnh đạo sẽ có mặt
ở Khải Hoàn Môn tại Paris
vào thời điểm im tiếng súng
100 năm về trước.
Phần lớn cuộc chiến diễn
ra trên đất Pháp và Bỉ. Nước
Pháp đã khánh kiệt sau cuộc
chiến này. Từ tối Chủ nhật rồi,
Tổng thống Pháp Emmanuel
Macron đã bắt đầu chuyến
đi sáu ngày thăm các chiến
trường cuộc chiến. Một số
lãnh đạo nhưTổng thốngĐức
Frank-Walter Steinmeier, Thủ
tướngAnhTheresaMay cũng
sang Pháp.
Chủ nghĩa dân tộc
bùng phát
Sự kiện kỷ niệm 100 năm
chấm dứt Chiến tranh thế
giới thứ nhất đến trong bối
cảnh làn sóng chủ nghĩa dân
tộc trỗi dậy trên toàn cầu,
dễ thấy nhất là ở châu Âu.
Năm 2016, tư tưởng này
được thổi bùng thêm sau sự
kiện Brexit - Anh muốn rời
Liên minh châu Âu (EU). Tư
tưởng chống liên minh thậm
chí còn xuất hiện ở các nước
mà trước đây chính trị không
có chỗ cho thành phần dân
túy, cực hữu. Châu Âu đang
chia rẽ với hai nhóm chính
phủ dân túy (như Ý, Anh, Ba
Lan, Hungrary…) với nhóm
chính phủ phi dân túy (như
Pháp, Đức, Hà Lan…). Các
cụm từ “Nước Ý trước hết”,
“Hungary trước hết” xuất hiện
thường xuyên hơn.
Washington Post
dẫn ý kiến
nhiều nhà quan sát nhận định
thế giới ngày nay khá giống
với tình hình thế giới thập niên
1920. Thời điểm1920, kinh tế
và công nghệ phát triển mạnh
nhưng kèm theo là chủ nghĩa
dân tộc trỗi dậy và sự hợp tác
bị phá vỡ, dân chủ nhiều nơi
bị kìm hãm vì các nhà độc tài
như Benito Mussolini ở Ý.
Bối cảnh hiện tại cũng khá
giống. Tăng trưởng kinh tế và
côngnghệđã làmxuất hiệnmột
số trung tâmquyền lựcmới trên
trường thế giới. Diễn biến gây
ra tâm lý lo lắng ở nhiều nước
từngđược xemlà trụ cột quyền
lực và một bộ phận lớn người
dân đặt niềm tin vào các nhân
vật chính trị hứa sẽ bảo vệ họ.
Lịch sử để học,
không phải để quên
Điều đáng ngại, theo
CNN,
chính các phong trào chủ
nghĩa dân tộc ở châu Âu là
một nguyên nhân lớn dẫn tới
hai cuộc chiến tranh thế giới
thứ nhất và thứ hai. Chính
Tổng thống Pháp Macron
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tưởng niệmcác chiến sĩ trận vong ởMorhange, tỉnhMoselle
(Đông Bắc Pháp). Ảnh: EPA
Nga đang cố gắng giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt
để thành lập tổ chức viện trợ cho Triều Tiên. Tuy nhiên,
Mỹ sẽ không cho phép điều này xảy ra, kênh
RT
đưa tin.
Sau cuộc họp tại Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc
(LHQ) ngày 8-11, Đại sứ Mỹ Nikki Haley cho biết Nga
đang cố gắng “dỡ bỏ cấm vận ngân hàng” với Triều
Tiên, một lựa chọn theo bà Haley nhận xét là không phù
hợp: “Bây giờ chúng tôi biết chương trình của họ là gì,
chúng tôi biết chính xác tại sao họ cố gắng làm vậy và
chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra”.
Tại cuộc họp, phái đoàn Nga ở LHQ đề cập đến “các
vấn đề nhân đạo nghiêm trọng” xuất phát từ lệnh trừng
phạt của Mỹ hiện nay. Lệnh trừng phạt, theo phía Nga
khẳng định, đã can thiệp vào công việc của tổ chức phi
lợi nhuận và viện trợ nhân đạo tại Triều Tiên, dù những tổ
chức này không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơ chế trừng
phạt. Sau đó, Nga kêu gọi Hội đồng An ninh LHQ “xem
xét các lựa chọn để khắc phục tình hình càng sớm càng
tốt”. Trả lời vấn đề này, bà Haley cho rằng các biện pháp
trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ vì “người Triều Tiên chưa
thực hiện cam kết của mình và mối đe dọa vẫn còn đó”.
Đầu năm nay, bà Haley cáo buộc Nga vi phạm các
thỏa thuận trừng phạt và yêu cầu LHQ áp đặt trừng phạt
lên nước này. Ngay sau đó, Nga, Trung Quốc và Hàn
Quốc cùng lên tiếng kêu gọi Mỹ nhượng bộ để cuộc đối
thoại được thuận lợi hơn.
TRI THÔNG
Mỹ không chophépNgagiảmtrừngphạt TriềuTiên
Chủ nghĩa dân tộc là gì?
Theo định nghĩa trong từ điển thì cụm từ này không hề
có ý nghĩa tiêu cực: Người có tư tưởng chủ nghĩa dân tộc là
một người hết lòng và trung thành với đất nước. Bản thân
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc vận động
trước bầu cử giữa kỳmới đây cũng thừa nhậnmình là người
theo chủ nghĩa dân tộc, với ông quyền lợi nước Mỹ là trên
hết. Ông Steve Bannon, từng là trưởng chiến lược gia Nhà
Trắng của ôngTrump, nói rõ ôngTrump thắng vì chiến lược
“kinh tế chủ nghĩa dân tộc”. Các chủ trương của ông về đối
ngoại, thương mại, nhập cư cho thấy rõ quan điểm này.
Nhưnghiện tại cụmtừ này lại thườngđược gắn với những
người theo phe cực hữu, người da trắng phân biệt chủng
tộc. Nhiều ý kiến cho rằng chủ nghĩa dân tộc không phải là
yêu nước, mà đó là sự cố chấp theo đuổi tư tưởng chomình
là vượt trội hơn và phân biệt chủng tộc, là sự thù ghét và
bạo lực. Theo luồng ý kiến này, dân chủ không có chỗ cho
chủ nghĩa dân tộc.
Thế giới đang rạn nứt, đang
xuất hiện sự hỗn loạn và châu
Âu đang đối mặt cực đoan gần
như mọi nơi và đang dần bị
chủ nghĩa dân tộc lấn lướt. Chỉ
những người bị chứng mộng
du mới không nhìn thấy điều
gì đang xảy ra quanh chúng ta.
Không phải tôi.
Tổng thống Pháp
EMMANUEL MACRON
Tiêu điểm
Lịch sử không phải
là một bộ phim
Hollywood chỉ để
xem rồi quên.
22%
căn hộ ở đô thịTrungQuốc không có cư dân sinh sống, một
nghiên cứumới đây cho biết. Theomột giáo sư đại học ởTP
Thành Đô khẳng định, đây là tỉ lệ về số nhà bỏ hoang cao
nhất thế giới hiện nay,
SCMP
đưa tin.
TRI THÔNG
cũng cảnh báo làn sóng chủ
nghĩa dân tộc có thể sẽ kéo
châu Âu quay lại thời điểm
100 năm trước.
Theo ôngMacron, châu Âu
đang bị chia rẽ vì sự sợ hãi,
vì chủ nghĩa dân tộc và vì
các hậu quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế. Nói với báo
Ouest-France
ngày 8-11,
ông Macron cho biết ông lo
sợ khi nhận thấy có nhiều
điểm tương đồng giữa thời
điểm hiện tại và thời điểm
giữa hai cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914-1918) và
thứ hai (1939-1945). Trước
nghị viện châu Âu vài tháng
trước, ông Macron cảnh báo
không được quên những gì
đã xảy ra trong quá khứ và
châu Âu phải hành động để
ngăn chặn. Câu nói của ông
Macron trùng với cảnh báo
của nhiều nhà quan sát chính
trị rằng lịch sử không phải là
một bộ phim Hollywood chỉ
để xem rồi quên.
Có thể nhìn thấy quyết tâm
chống tư tưởng chủ nghĩa dân
tộc của ông Macron qua kế
hoạch kỷ niệmngày chấmdứt
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Buổi lễởđiệnChamps-Elysees
chủ yếu nhằm ghi nhớ những
người đãmất trong cuộc chiến
chứ không phải mừng chiến
thắng. Sau buổi lễ này sẽ là
ba ngày Diễn đàn Hòa bình
Paris nhằm “củng cố hợp tác
đa phương và quốc tế”, góp
phần ngăn chặn tư tưởng chủ
nghĩa dân tộc.•
Đại sứMỹ Nikki Haley. (Nguồn: REUTERS)
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook