261-2018 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy10-11-2018
VIỆTHOA
Đ
ó là khẳng định của
Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM Trần Vĩnh
Tuyến trong buổi giám sát
của HĐND TP ngày 9-1 về
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
của người dân liên quan đến
lĩnh vực cấp giấy chứng nhận
(GCN) quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở gắn liền
với đất.
Cấp giấy nhà chung
cư đang nổi cộm về
khiếu nại
Tại buổi giám sát, các đại
biểu HĐND đã nêu nhiều vấn
đề yêu cầu TP giải trình và
đưa ra giải pháp xử lý. Cụ thể
như việc cấp GCN cho người
dân trong các dự án chung
cư; có sự khác nhau trong
cách vận dụng pháp luật giải
quyết cấp CGN ở các quận,
huyện; đơn thư khiếu nại, tố
cáo của người dân chuyển
đến quận, huyện nhưng không
phải thẩm quyền thì chuyển
lên cấp trên nhưng hiện nay
không biết được giải quyết
ra sao; về năng lực cán bộ
ngành TN&MT…
TheobáocáocủaôngNguyễn
Toàn Thắng, Giám đốc Sở
TN&MT, trên địa bàn TP còn
17.303 trường hợp tồn đọng,
chưa được cấp GCN. Trong
đó tập trung vào bốn trường
hợp: Chuyển nhượng bằng
giấy tay sau ngày 1-1-2008;
lấn chiếm, chuyển mục đích
sử dụng trái phép; vi phạm
về đất đai, xây dựng và các
khoảng 5.000 GCN TP cũng
đang phải rà soát hơn 2.000
dự án có trong kế hoạch sử
dụng đất. “Khối lượng công
việc TP hiện phải đảm nhận
là rất lớn” - ông bày tỏ.
Liên quan đến việc cấp
GCN cho các dự án trên địa
bànTP, theo ôngTuyến, trong
107 dự án trên toàn TP đang
trong diện cấpGCNvà đã giải
quyết cấp trên 56.000 trường
hợp. Có ba dạng vướng mắc
liên quan đến cấp giấy cho
các dự án. Cụ thể là dạng ký
hợp đồng ba bên, chủ đầu tư
thế chấp giấy đỏ cho ngân
xem xét lại trách nhiệm của
mình. Phản ánh, khiếu nại của
người dân là hết sức cụ thể.
Cũng có những trường hợp
cán bộ tiếp nhận, thụ lý hồ
sơ còn nhũng nhiễu, năng lực
hạn chế, làm sai nhưng không
dám sửa” - ông Tuyến nói.
Theo ông Tuyến, hiện bộ
máy của VPĐKĐĐ TP có
khoảng 1.200 người nhưng
hơn phân nửa là hợp đồng
lao động. “Do đó có những
trường hợp sẵn sàng làm sai
để hưởng lợi ích. Khi bị phát
hiện thì cùng lắm là cho nghỉ
việc, chưa có trường hợp
nào bị khởi tố” - ông Tuyến
nhận xét.
Liên quan đến việc tiếp
dân, ông Tuyến cho rằng
nếu giải quyết công khai,
minh bạch thì dân sẽ đồng
thuận. Hoặc có thể không
đồng tình với kết quả giải
quyết khiếu nại do vướng quy
định nhưng người dân vẫn
ghi nhận thái độ giải quyết
của cán bộ, công chức. “Nếu
tiếp dân bằng cả tấm lòng
thì sẽ giải quyết được nhiều
vấn đề. Hiện nay đang giai
đoạn số hóa, ứng dụng công
nghệ nhưng quan trọng nhất
vẫn là tấm lòng. Nơi nào mà
lãnh đạo quan tâm nhiều thì
sẽ giải quyết được hết” - ông
Tuyến nói.•
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMTrần Vĩnh Tuyến tại buổi giámsát.
Ảnh: V.HOA
Quyết dẹp nhũng nhiễu trong
cấp giấy tờ nhà, đất
Ngoài lý do khối lượng hồ sơ quá nhiều, chất lượng nhân sự cũng còn nhiều vấn đề dẫn đến cấp giấy chậm,
dân nhiều bức xúc khiếu nại.
trường hợp còn lại liên quan
đến nguồn gốc pháp lý đất đai
không rõ ràng. Đây cũng chính
là những trường hợp người
dân khiếu nại rất nhiều trong
thời gian qua. Ông Thắng cho
hay trong số này có khoảng
10.000 trường hợp đủ điều
kiện sẽ được tiếp tục xem xét
cấp GCN trong thời gian tới.
Nếu người dân không có nhu
cầu hoặc không đủ điều kiện
cấp giấy cũng sẽ phải đăng
ký để quản lý.
Thời gian qua, SởTN&MT
đã thành lập tổ công tác theo
dõi về công tác khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị của người dân.
Theo đó, nổi cộm trong khiếu
nại của người dân là cấp giấy
cho các dự án chung cư. “Có
nhiều vấn đề như chủ đầu tư
vi phạm xây dựng, thế chấp
giấy đỏ khi đã bán nhà cho
dân, đã thu tiền của dân nhưng
chậm triển khai dự án” - ông
Thắng thông tin và cho biết
UBND TP hằng tuần đều có
tổ chức cuộc họp để tháo gỡ
vướng mắc cho từng dự án.
Ngoài ra, Sở TN&MT cũng
đang có kế hoạch rà soát 2.834
dự án có trong kế hoạch sử
dụng đất đã được phê duyệt.
Dự án nào chậm triển khai
thì sẽ thu hồi, hủy bỏ.
Nhiều cán bộ sẵn
sàng làm sai để
hưởng lợi
Giải đáp các vấn đề của
HĐND, Phó Chủ tịch UBND
TPTrần Vĩnh Tuyến cho hay
trung bìnhmỗi tháng ban giám
đốc Sở TN&MT phải ký cấp
hàng và vi phạm xây dựng.
Đối với mỗi dạng, TP đều
có giải pháp giải quyết như
hướng dẫn người dân khởi
kiện, chuyển cơ quan điều
tra. Trường hợp nào liên quan
đến thẩmquyền thì TPsẽ xem
xét, giải quyết.
Ông Tuyến cũng nhìn nhận
hiện nay những thủ tục, quy
định và chỉ đạo của TP đều
rất đầy đủ nhưng vẫn có tình
trạng chậmgiải quyết cấp giấy
hoặc mỗi nơi làm một kiểu.
“Vấnđềnày lãnhđạocácquận,
huyện và văn phòng đăng ký
đất đai (VPĐKĐĐ) cần phải
“Bộ máy VPĐKĐĐ
TP khoảng 1.200
người nhưng hơn
phân nửa là hợp
đồng lao động. Có
những trường hợp
sẵn sàng làm sai để
hưởng lợi ích. Khi bị
phát hiện thì cùng
lắm là cho nghỉ việc,
chưa có trường hợp
nào bị khởi tố.”
Phó Chủ tịch UBND TP
Trần Vĩnh Tuyến
TP.HCMchuẩnbị hơn3.200 tỉ đồng chi thunhập tăng thêmcho cánbộ
Thực hiện ủy quyền để ra quyết định sát dân hơn.
Sáng 9-11, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai
thực hiện đề án ủy quyền và đề án thu nhập tăng thêm cho
cán bộ, công chức.
Liên quan đến đề án ủy quyền, Giám đốc Sở Nội vụ
Trương Văn Lắm cho biết Quyết định 4712/2018 của
UBND TP.HCM ủy quyền cho các sở, ngành và quận,
huyện thực hiện một số nhiệm vụ trước đây thuộc thẩm
quyền của TP. Phần ủy quyền này gồm 59 nội dung như
thu hồi đất, bồi thường tái định cư, bán nhà ở cũ thuộc sở
hữu nhà nước trên địa bàn, quản lý thu gom chất thải rắn,
phê duyệt mức thu của trường tiên tiến theo xu thế hội
nhập và quốc tế, hay các nội dung kinh doanh…
Về vấn đề này, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân
đánh giá đây là sự ủy quyền rất mạnh mẽ. Mục đích ủy
quyền để giám đốc sở/ ngành, chủ tịch UBND quận/huyện
sẽ có quyết định phù hợp, gần gũi, sâu sát với người dân ở
các lĩnh vực.
Ông Nhân lưu ý: Thời gian qua, có lúc, có nơi ở
TP.HCM, chính quyền một số cấp đã có những quyết định
không đúng luật, bây giờ phải xử lý trách nhiệm nên tâm
lý cán bộ rất thận trọng. Từ đó ông yêu cầu các đơn vị,
thủ trưởng đơn vị nhận ủy quyền phải vừa thận trọng vừa
quyết liệt sâu sát người dân, có quyết định chính xác hơn,
tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Do việc ủy quyền liên quan đến nhiều công việc mới,
ông Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu khi cấp dưới thực hiện
thì cấp trên cần có sự hướng dẫn đầy đủ.
Về đề án thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức,
Giám đốc Sở Tài chính Phan Thị Thắng cho biết tổng dự
toán để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức
trong năm nay là 3.241 tỉ đồng. Cụ thể, khối quận/huyện
là 1.980 tỉ đồng, khối hành chính sự nghiệp của TP là
1.261 tỉ đồng. Dự toán chi trong năm 2019 là 7.236 tỉ
đồng.
Bà Thắng cho biết thêm, mức chi thu nhập tăng thêm
sẽ theo nghị quyết của HĐND TP ban hành hồi tháng
3-2017: Cán bộ xuất sắc trong năm 2018 sẽ được hưởng
tối đa 0,6 lần mức chi hiện tại, đến năm 2019 sẽ là 1,2 lần
và gấp 1,8 lần vào năm 2020. Việc chi thu nhập tăng thêm
sẽ được tính từ quý II-2018.
Giám đốc Sở Nội vụ Trương Văn Lắm cho biết chỉ chi
thu nhập tăng thêm trong quý đối với công chức hoàn
thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, người
làm xuất sắc được hưởng mức tối đa, người làm tốt nhiệm
vụ được hưởng 80% của người làm xuất sắc.
Theo ông Lắm, kết quả đánh giá hằng quý là căn cứ để
thực hiện chính sách tăng thu nhập hằng quý đối với chính
công chức; là căn cứ đánh giá thi đua; là cơ sở để bố trí,
sử dụng, quy hoạch, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn
Thiện Nhân cho biết do dân số đông, mỗi công chức của TP
phải phục vụ 700 người trong khi con số trung bình của cả
nước chỉ là 350 nên công việc của cán bộ, công chức của
TP là rất nhiều. “Việc triển khai đề án thu nhập tăng thêm
là động lực cho cán bộ, công chức phục vụ người dân và
doanh nghiệp tốt hơn” - ông Nhân khẳng định và yêu cầu
đến hết quý I-2019 phải sơ kết việc thực hiện đề án này.
Ông Nhân cũng yêu cầu khi triển khai đánh giá, phân
loại công chức để chi thu nhập tăng thêm phải gắn với đợt
thi đua về các giải pháp, sáng kiến cải cách hành chính
trong ba tháng cuối năm 2018. Theo đó, ai có sáng kiến
gì cần được ghi nhận để đánh giá, chi thu nhập tăng thêm
tương xứng.
TÁ LÂM
Bác đơn dân sai nhiều lần, chủ tịch
quận, huyện “lên đường”
Theo yêu cầu của TP, đến ngày 30-11, quận, huyện và
VPĐKĐĐ phải hoàn thành xong việc phân loại hơn 17.000
trường hợp chưa được cấp giấy theo từng nhóm vấn đề để
giải quyết. Đến ngày 31-12, chủ tịch, phó chủ tịch các quận,
huyện phải tiếp người dân thuộc 17.000 hồ sơ đang vướng
chưa cấp giấy được và phải báo cáo cụ thể choTP. Giải quyết
được hay không được thì cũng phải trả lời người dân cho
rõ ràng bằng văn bản. Đến tháng 1-2019, TP sẽ kiểm tra
một số văn bản mà quận, huyện trả lời người dân.“Nếu hai
trường hợp bác đơn của người dân mà quận, huyện sai và
tiếp tục sai nữa thì tôi phải đề nghị chủ tịch quận, huyện đó
“lên đường”” - Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến nói.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook