264-2018 - page 2

2
Thời sự -
Thứ Tư14-11-2018
Muốn xin vào làm
việc chỗ này chỗ kia,
lên chức này chức
kia, được việc này
việc khác đều có
“giá”. Giá đó không
mặc cả, không cò
kè, không ưng thì có
người khác sẵn sàng
thay thế…
Đại biểu Quốc hội lo ngại về tội
​TRỌNGPHÚ-VIẾT LONG
H
ôm qua, 13-11, Quốc
hội dành cả ngày làm
việc để nghe báo cáo và
thảo luận về công tác phòng
chống tội phạm, phòng chống
tham nhũng, thi hành án và
các báo cáo của chánh án
TAND Tối cao, viện trưởng
VKSND Tối cao.
Nhiều câu chuyện đã được
các đại biểu (ĐB) Quốc hội
đưa ra nghị trường, từ chuyện
cô giáo phải viết đơn xin xã
hội đen tha cho gia đình mình
được yên ổn đến tham nhũng
vặt hoành hành…
Chuyện buồn cô giáo
phải viết đơn xin
xã hội đen
Thảo luận tại hội trường,
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa
(Đồng Tháp) nhận định tình
hình tội phạm diễn ra phức
tạp, công khai khiến người
dân bất an. Đáng suy nghĩ
là trong khi chúng ta có cả
hệ thống các cơ quan hành
pháp, tư pháp hùng hậu từ
trung ương đến địa phương,
một hệ thống pháp luật gần
200 luật và bộ luật.
“ViệcmộtcôgiáoởTP.HCM
viết đơn gửi xã hội đen xin
tha cho gia đình để chị được
yên ổn dạy học là câu chuyện
buồn. Đó là những mảng tối
trong đấu tranh phòng, chống
tội phạm. Người dân đặt câu
hỏi về trách nhiệm của các cơ
quan chức năng. Về tình trạng
bảo kê cho tội phạm ở bệnh
viện, bến xe… kéo dài nhiều
năm không được phát hiện,
xử lý” - ĐB Hoa dẫn chứng.
ĐBHoa chia sẻ, cử tri từng
đặt câu hỏi với bà về các
phong trào chiến dịch dẹp vỉa
hè ở nhiều tỉnh, thành không
có kết quả. “Có cử tri hỏi tôi
đây có phải minh chứng cho
sự bất lực của bộ máy nhà
nước trong cuộc chiến này và
họ sa sút niềm tin vào năng
lực và quyết tâm của bộ máy
công quyền trong công tác
đấu tranh phòng, chống tội
phạm” - ĐB Hoa nói.
Theo đó, ĐB này đề nghị
Chính phủ cần làm rõ nguyên
nhân tại sao gia tăng tình
trạng “mù luật, nhờn luật,
thách thức pháp luật” để từ
đó có biện pháp giữ nghiêm
kỷ cương pháp luật. Và muốn
làm được như thế thì các cơ
quan đại diện cho pháp luật
phải tuân thủ, nghiêm minh
trước tiên.
ĐBNguyễn Thái Học (Phú
Yên) thống kê cụ thể hơn:
“Tội phạm trong lứa tuổi
thanh thiếu niên cũng tăng
hơn 30% số vụ, hơn 32% số
đối tượng. Bên cạnh đó, tội
hiếp dâm trẻ em tăng gần
2,5%. Người dân rất lo lắng,
bức xúc trước thực trạng này”.
Theo ông Học, thực tế trên
có nhiều nguyên nhân, trong
đó có nguyên nhân các cấp,
ban, ngành chưa quan tâm
đến thực trạng này. Từ đó,
ĐB này đề nghị trong nghị
quyết của Quốc hội cần nhấn
mạnh đến yêu cầu đấu tranh
ngăn chặn tội phạm ở lứa tuổi
thanh thiếu niên cũng như tội
phạm hiếp dâm để trẻ em có
thể phát triển trongmôi trường
lành mạnh.
Trước đó, trình bày báo cáo
phòng, chống tội phạm, Bộ
trưởng Bộ Công an Tô Lâm
cho hay năm 2018 đã giảm
2,72% số vụ phạm pháp hình
sự,
tỉ lệ điều tra, khámphá đạt
hơn 81% (vượt chỉ tiêu Quốc
hội đề ra); án rất nghiêm trọng
và đặc biệt nghiêm trọng đạt
gần 90%. Có gần 3.600 băng,
nhóm tội phạm hình sự các
loại bị triệt phá…
Tuy nhiên, ông cũng thừa
nhận số vụ có giảm nhưng
tính chất vẫn nghiêm trọng,
cường độ bạo lực gia tăng.
Hoạt động của các băng, ổ
nhóm tội phạm có sự đan
xen, gắn kết chặt chẽ giữa
các lĩnh vực, triệt để lợi dụng
danh nghĩa các doanh nghiệp
để hoạt động phạm tội, nhất
là liên quan đến lĩnh vực “tín
dụng đen”, kéo theo tình trạng
siết nợ, đòi nợ thuê, cưỡng
đoạt tài sản, bắt giữ người
trái pháp luật...
​Tham nhũng vặt
hoành hành
​Góp ý về báo cáo công tác
phòng, chống tham nhũng,
ĐB Nguyễn Minh Sơn (Tiền
Giang) cho rằng đối tượng
thamnhũng là người có chức,
có quyền. Tuy nhiên, không
phải ai có chức, có quyền cũng
tham nhũng nên chức quyền
dù to hay nhỏ, cao hay thấp
chỉ là điều kiện, còn lương
tâm, phẩm chất đạo đức con
người là cái quyết định. “Muốn
phòng ngừa tham nhũng thì
xây dựng phẩm chất đạo đức
con người cán bộ là quan
trọng hàng đầu. Làm nhiều
luật, sửa nhiều luật cũng chỉ
góp phần ngăn chặn hành
động tham nhũng nhưng con
người tham thì họ tìm đủ mọi
cách” - ĐB Sơn nói.
Nhắc đến việc nội dung
báo cáo có việc cơ quan chịu
trách nhiệm chính về phòng,
chống tham nhũng vẫn xảy
ra tham nhũng, ĐB Sơn nói:
“Hãy lắng nghe lời ca thán
của cử tri qua các buổi tiếp
xúc trước và sau kỳ họp Quốc
hội, muốn xin vào làm việc
chỗ này chỗ kia, lên chức này
chức kia, được việc này việc
khác cho nhanh đều có “giá”.
Giá đó không mặc cả, không
cò kè thêm, bớt. Không ưng
thì có người khác sẵn sàng
thay thế”.
Theo ông Sơn, đây là thách
thức lớn đối với Đảng, Nhà
nước ta trong công tác phòng,
chống tham nhũng hiện nay.
Ông cũng băn khoăn khi báo
cáo cho rằng tham nhũng có
“chiều hướng thuyên giảm”.
“Một bao cát bỏ trong hẻm,
đổi 100USDở tiệmvàng cũng
nhìn thấy mà nhà cao tầng,
biệt phủ, biệt thự xây trái phép
nhan nhản mà không ai thấy.
Vậy cái đó là cái gì?” - ông
Sơn nói.
Cùng nội dung, ĐB Phạm
Văn Hòa (Đồng Tháp) cho
rằng mặc dù những vụ tham
nhũng lớn được thẳng tay
trừng trị thời gian qua đã
tạo niềm tin trong nhân dân
nhưng các vụ tham nhũng vặt
gây phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp vẫn phức tạp,
gây ảnh hưởng đến công tác
phòng, chống tham nhũng
của Đảng và Nhà nước. Ông
nhấn mạnh lợi ích nhóm,
sân sau của những người có
trách nhiệm cũng là vấn nạn
gây bất công trong hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản, việc
thu hồi tài sản tham nhũng có
tiến bộ nhưng còn thấp hơn
nhiều so với giá trị tài sản bị
thất thoát, thiệt hại...
“Tham nhũng không chỉ
diễn ra ở doanh nghiệp nhà
nước như thời gian qua mà
đã và đang diễn ra ở cơ quan
bảo vệ pháp luật, cơ quan quản
lý tiền, tài sản công, đất đai,
đầu tư... Cho nên ngoài giải
pháp tuyên truyền pháp luật
sâu rộng để phòng ngừa thì
việc tiếp tục xử lý hành vi
tham nhũng không có vùng
cấm sẽ có tác động rất tích
cực trong việc phòng ngừa,
ngăn chặn” - ĐB Hòa nói.
Trước đó, trình bày báo cáo
thẩm tra về công tác phòng,
chống thamnhũng, Chủnhiệm
Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga
cho hay thamnhũng vẫn đang
là thách thức và là một trong
những vấn đề bức xúc nhất
của xã hội hiện nay. “Bên cạnh
“tham nhũng vặt” thì các vụ
tham nhũng lớn dưới hình
thức “nhóm lợi ích”, doanh
nghiệp “sân sau”, “công ty
gia đình”… đang dần bộc lộ,
cần được nhận diện, đánh giá
để có giải pháp phòng, chống
ĐBNguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) lo ngại tội phạmcông khai quấy nhiễu cuộc sống người dân. Ảnh: TP
ChánhánTANDTối caonhìnnhậnmột sốhạn chế củangành
Ngày 13-11, Quốc hội nghe Chánh án TAND Tối cao
Nguyễn Hòa Bình báo cáo về công tác của ngành tòa án
trong năm 2018.
Theo đó, năm 2018 hệ thống tòa án đã có nhiều đổi mới,
tích cực thực hiện 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất
lượng xét xử và thu được kết quả tích cực, chất lượng xét
xử cao hơn. Việc xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật. Các vụ án lớn, trọng
điểm, nhất là các vụ án tham nhũng, kinh tế đều được đưa
ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Việc áp dụng hình phạt
tù cho hưởng án treo, nhất là các bị cáo phạm tội về tham
nhũng được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định
của pháp luật.
Công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự và vụ án
hành chính có nhiều tiến bộ, chú trọng việc tổ chức đối
thoại trong giải quyết các vụ án hành chính và hòa giải
trong giải quyết các vụ án dân sự.
Lãnh đạo TAND Tối cao đã chỉ đạo sửa đổi quy trình
xử lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; tăng cường cơ
chế giám sát, kiểm tra đối với công tác này; tăng cường
cán bộ, thẩm phán cho các TAND Cấp cao và các đơn
vị nghiệp vụ của TAND Tối cao; đổi mới công tác tuyển
chọn, đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ,
thẩm phán có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực trên tất cả mặt
công tác, hoàn thành cơ bản chỉ tiêu Quốc hội giao nhưng
ông cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động
của ngành tòa án năm 2018. Cụ thể như tỉ lệ giải quyết
các vụ án hành chính và giải quyết đơn đề nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm chưa đạt yêu cầu; còn có trường hợp áp
dụng pháp luật không đúng, tiến độ giải quyết chậm, thời
gian còn kéo dài. Tổ chức bộ máy của các tòa án còn có
những bất cập, chưa hợp lý; vẫn còn để xảy ra một số
trường hợp cán bộ, công chức tòa án có hành vi vi phạm,
bị xử lý kỷ luật.
Thẩm tra báo cáo của chánh án TAND Tối cao, Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá chất lượng
tranh tụng tại phiên tòa được nâng lên. Hình phạt mà tòa
án áp dụng cơ bản bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật.
Việc cho các bị cáo hưởng án treo, áp dụng tình tiết giảm
nhẹ bảo đảm đúng pháp luật (đạt 99,3%).
Đặc biệt, TAND Tối cao đã công khai các bản án trên
cổng thông tin điện tử, tạo điều kiện cho nhân dân giám
sát, qua đó buộc mỗi thẩm phán phải đề cao hơn nữa trách
nhiệm; bố trí lại phòng xử án theo yêu cầu cải cách tư
pháp, được dư luận đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp tòa án tuyên mức án
chưa tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi phạm
Ngoài việc tiếp tục nêu những hệ lụy của thamnhũng, các đại biểu còn chỉ rõ nhữngmảng tối
trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...20
Powered by FlippingBook