264-2018 - page 10

Môi trường
&
Doanh nghiệp -
Thứ Tư14-11-2018
(028)
Phân loại và xử lý rác thải
độc hại trong gia đình
Trong cuộc sống hằng ngày, phần lớn chất thải như thủy tinh, kim loại, nhựa và giấy…
là những cái chúng ta bỏ đi.Thế nhưng chúng đều có thể sử dụng tái chế và sử dụng lại.
ThS
ĐỖHOÀNGANH
T
heo ThS Đỗ HoàngAnh,
Sở TN&MT TP.HCM, ở
TP.HCM mỗi hộ dân có
bốn người và thải ra trung
bình 2,4 kg rác/ngày, tức mỗi
năm một hộ dân thải ra 0,87
tấn rác. Phần lớn lượng rác
này được vận chuyển và chôn
lấp hoặc đốt trong lò đốt rác.
Cả hai hình thức này đều ít
nhiều gây hại chomôi trường.
Phân loại rác tại nhà
Những chất hữu cơ như vỏ
khoai, rau úa, thực phẩm thừa,
lá trà…có thể chất thành đống
trongvườnđểchuyểnthànhphân
vi sinh như làmột nguồn phân
bón tự nhiên tốt cho cây cối.
Lon nhôm, chai thủy tinh,
giấy có thể bán cho những nơi
tái chế. Bạn nên sử dụng giấy
tái chế để cứu rừng cây. Giấy
tẩy trắng thường được dùng để
in báo và loại giấy này khi sản
xuất gây ô nhiễmnguồn nước.
Tốt nhất nên sử dụng giấy tái
chế hay loại giấy không qua
tẩy trắng.
Tránhsửdụngnhựavì chúng
là sản phẩm khó tái chế. Một
cách để cắt giảm nhựa là từ
chối sử dụng túi nylon do nhân
viên siêu thị cung cấp và sử
dụng những túi làm bằng vật
liệu bền chắc, hoặc sử dụng
túi nhựa nhiều lần cho đến khi
không còn dùng được nữa.
Ngoài ra, chúng ta cần
giảm năng lượng sử dụng và
tiết kiệm điện. Điện được sản
xuất bằng cách đốt than, dầu,
khí và hoạt động này thải ra
khí carbonic. Do đó, không
nên lãng phí điện. Nếu có
thể, bạn cũng nên “hạn chế”
đi xe máy, ô tô để bảo vệ môi
trường. Đồng thời, việc đi bộ
hoặc xe đạp cũng là cơ hội tốt
để bạn tập thể dục.
ThS Đỗ Hoàng Anh cho
rằng khi có thể, bạn nên tái
chế rác thải của nhàmình càng
nhiều càng tốt. Khí mêtan,
loại “khí nhà kính” ảnh hưởng
nhiều nhất, được phát thải vào
không khí khi rác trong bãi rác
bị phân hủy. Nếu bạn giảm
được lượng rác chở đến bãi
rác sẽ giúp làm giảm lượng
khí mêtan phát thải từ bãi rác.
Giảm độc hại tối đa
cho ngôi nhà
Chất thải nguy hại trong gia
đình là bất kỳ chất thải nào tạo
ra trong nhà, vì chúng luôn có
độc tính, có tính ăn mòn hoặc
gây phản ứng hóa học. Đó là
sơn, thuốc trừ sâu (thuốc bảo
vệ thực vật), dầu nhớt, mỹ
phẩm, sản phẩm tẩy rửa, chất
tẩy rửa, pin, dung môi, acid,
kiềm... Mọi người có thể bị
phơi nhiễm (tiếp xúc trực tiếp,
hít vào hoặc nuốt phải) với
những chất độc khi sử dụng.
Do đó bạn cần xử lý cẩn thận
để tránh tự làmmình bị nhiễm
độc hoặc gây tổn hại đến môi
trường. Theo đó, bạn nên giữ
chất thải trong bao bì nguyên
thủy của chúng với nhãn hiệu
còn nguyên; để chúng ngoài
Phân loại rác tại nguồn làmột giải pháp thôngminh, an toàn và
khoa học đối với cư dân đô thị.
tầm tay của trẻ em, thú nuôi
và không để gần nhiệt; tập
trung chất thải và chuyển đi
vào ngày thu gom chất thải
nguy hại của địa phương.
Sơn, pin, chất tẩy rửa trong
nhà tắm, dung môi, thuốc trừ
sâu (thuốc bảo vệ thực vật),
dầu nhớt, sơn, dung môi pha
loãng sơn, thuốc uống theo toa
bác sĩ… ít nhiều đều chứa các
hóa chất nguyhại đến sức khỏe
nếuchúngkhôngđượcsửdụng,
lưu trữ hoặc thải bỏ đúng cách.
Bột giặt, thuốc đánh bóng nền
nhà, sơn và những chất tẩy rửa
kiếng, gỗ, kim lọai, lò nướng,
toilet và các vết ố đều chứa
những hóa chất nguy hại như
amoniac, acid sulfuric và acid
phosphoric…Những hành vi
đơn giản như giặt thảm, rửa
chén hoặc sơn tường có thể
dễ dàng dẫn đến việc bạn tiếp
xúc với các sản phẩm có thể
gâyhại cho sức khỏe củamình.
Chỉ cầnnhữngbiệnphápđơn
giản bạn sẽ hạn chế được việc
thải bỏ các chất thải nguy hại
trong gia đình mình, như lựa
chọn sử dụng các sản phẩmcó
chứa ít chất độc hại nhất đang
cótrênthịtrường.Nếuphảimua
một sảnphẩmcó chứa chất độc
hại, chỉ mua đủ dùng. Bạn cần
đọc kỹ nhãn sản phẩmđể đảm
bảo rằng sản phẩm sẽ đáp ứng
yêu cầu của bạn trước khi mua
nó. Một khi đã mua, cần tuân
thủ theo các hướng dẫn về sử
dụng an toàn, thông gió và tồn
trữ. Không nên sử dụng nhiều
hơn mức được hướng dẫn sử
dụng. Sử dụng một lượng dư
chỉ đemlại các kết quả làmang
lại nhiềumối nguyhơnchobạn
vàmôi trường, chứ không phải
hiệu quả hơn về mặt sử dụng.
Nếu những sản phẩm của
bạn mua về không còn nhu
cầu sử dụng, bạn có thể đem
nó cho bạn bè, hàng xóm, các
nhóm cộng đồng hoặc làm từ
thiện để không bị lãng phí,
giảm rủi ro cho môi trường
và gia đình bạn…•
9A
Nhiều ý kiến về dự án Luật
Phòng, chống tác hại của rượu bia
Ngày 12-11, tiếp tục chương trình làmviệc tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã làmviệc tại tổ, thảo luận về dự án
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.
VIẾT THỊNH
N
hiều đại biểu (ĐB) cho rằng
không nên quá cứng nhắc
trong xây dựng dự án luật từ
tên gọi cho đến các quy định chế
tài, vì trên thực tế một số nước đã
thất bại khi cố cấm người dân sử
dụng rượu bia.
Cấm bán trên Internet,
đi ngược xu thế
Phát biểu tại buổi thảo luận, bà
PhạmKhánh Phong Lan (TP.HCM)
bày tỏ băn khoăn về quy định cấm
bán rượu bia trên Internet. Theo bà
Lan, quy định này chưa tương thích
với các luật khác, quan trọng nhất
là phải thay đổi nhận thức và cần
thẩm thấu dần dần.
Liên quan đến vấn đề trên, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề
xã hội Nguyễn Hoàng Mai cho
rằng: “Quy định này đi ngược xu
thế 4.0. Giờ mở mạng ra là mua
được mọi thứ. Vậy cấm bán rượu
bia có phù hợp không”.
BàTrươngThịBíchHạnh,PhóChủ
tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình
Dương, nêu: “Vì sao ngành sản xuất
rượu bia là hợp pháp nhưng khi kinh
doanh lại không cho bán trên mạng,
nơi phát triển thị trường rất tốt. Hơn
nữa, cấm trên Internet không ổn vì
bước chân ra đường người ta có thể
mua được rượu bia ở bất cứ đâu”.
Ý kiến của các ĐB cũng cho rằng
nhiều quy định trong dự thảo luật
không bảo đảm tính khả thi. Nêu
ví dụ về các điều khoản cấm trong
dự thảo luật đối với người dưới 18
tuổi, ĐB Quốc hội Trương Văn
Nọ (Long An) đặt câu hỏi: “Làm
thế nào để xác định được người
mua, tiêu thụ rượu bia đã đủ 18
tuổi hay chưa?”. ĐB Quốc hội Bế
Minh Đức (Cao Bằng) hỏi: “Quy
định về cấm quảng cáo rượu bia để
phòng, ngừa giới trẻ tiếp xúc sớm
với rượu bia như dự thảo luật có
khả thi hay không?”.
Cần tính đến yếu tố văn hóa
Ở góc độ khác, ĐBDương Trung
Quốc ủng hộ xây dựng luật kiểm
soát rượu bia nhưng cho rằng cần
tính đến yếu tố văn hóa và có lộ
trình thích hợp. “Nếu gọi tên dự
án luật là “Luật Phòng, chống tác
hại rượu bia” là chưa toàn diện vì
chỉ nói đến tác hại của rượu bia
và điều đó là quay lưng lại văn
hóa thức uống không chỉ của Việt
Nam mà của cả nhân loại” - ĐB
Quốc nói và chia sẻ thêm: Một số
nước dùng khái niệm là kiểm soát
rượu bia. Nhà nước kiểm soát khâu
sản xuất, lưu thông, người uống tự
kiểm soát uống thế nào là đủ, uống
ở đâu là đúng lúc.
“Có lúc cần phải say, đó là nhu
cầu. Nếu tôi say ở góc nhà tôi và
không ảnh hưởng tới ai thì đó là
điều bình thường. Với văn nghệ sĩ,
say đôi khi được xem là để thăng
hoa nghệ thuật” - ông Quốc bày
tỏ và tiếp tục chia sẻ: Dự án luật
do Chính phủ trình nhưng “có hơi
hướng của ngành y tế”.
Nhiều đại biểu cho rằng không nên quá cứng nhắc trong xây dựng dự luật.
Ảnh: Quochoi.vn
Nhà sử học Dương Trung Quốc
còn cho rằng cần nhìn vấn đề một
cách toàn diện, không thiên vị
nhà sản xuất và cũng không thiên
vị người tiêu dùng. Trong khi đó,
sản xuất rượu đang mang lại nguồn
lực khá cho các địa phương. Nhiều
nước nhưMỹ, Nga tưởng cấmđược
nhưng đã không thành công. Cần
có luật nhưng phải điều chỉnh cho
phù hợp với thực tiễn để mọi người
có thể điều chỉnh dần, chứ không
thể bằng ý chí và nhất là không thể
đi ngược lại những ý niệm về văn
hóa trong lĩnh vực này.
Đồng tình với quan điểm không
nên dùng tên gọi hay quy định
cứng nhắc trong dự luật, Phó Chủ
tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển
đề nghị dự luật cần xây dựng
được bước đi hợp lý, có lộ trình
để hướng tới “uống rượu có văn
hóa, văn minh”. Cùng quan điểm,
ĐB Vũ Trọng Kim cho biết “uống
rượu bia đã thành tập quán, văn
hóa nên nếu làm cực đoan quá sẽ
không thành công”.•
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook