264-2018 - page 14

10
Bạn đọc -
Thứ Tư14-11-2018
Cơ quan trả lời
4 cách tránh lộ
thông tin khi quẹt thẻ
KHÁNHMAI
K
hách hàng các cửa hàng
Thế Giới Di Động chưa
hết bàng hoàng khi nghi
vấn rò rỉ dữ liệu thông tin
giao dịch thẻ ngân hàng
(NH) của khách chưa được
làm sáng tỏ thì chỉ ba ngày
sau, tức 10-11, trên diễn đàn
RaidForums, dữ liệu được
cho là của chuỗi bán lẻ Con
Cưng (concung.com) cũng
bị tung lên.
Từ câu chuyện trên cho
thấy cần phải gióng lên hồi
chuông cảnh báo người tiêu
dùng về thói quen khi sử dụng
thẻ tín dụng. 
Những khách hàng
ngơ ngác
Lộ thông tin thẻ tín dụng
dẫn đếnmất tiền oan phổ biến
đến nỗi có hẳn một thế giới
ngầmcủanhómhacker chuyên
tấn công mạng để gom “CC
chùa” (thẻ tín dụng bị đánh
cắp), sau đó rao bán để chạy
quảng cáo Facebook, mua
hàng trên mạng…
Chị Hoàng Hạnh Nhung ở
Hà Nội chia sẻ: “Trong một
lần thanh toán bằng thẻ tín
dụng tại một trung tâm điện
máy, tôi thấy nhân viên thu
ngân sau khi cà thẻ, trừ tiền
hóa đơn còn tự tay nhập toàn
bộ dãy số trên thẻ tín dụng
của tôi. Thấy vậy, ngay lập
tức tôi yêu cầu quản lý đến
và buộc phải hủy số thẻ mà
nhân viên thu ngân đã tự ý
ghi lại. Trước mặt mình họ
xóa nhưng nếu họ cố tình
ghi ra tờ giấy nào đó rồi sau
đó nhập lại vào hệ thống thì
mình cũng chẳng còn cách
nào để kiểm tra”. 
Chuyên gia về thẻ ngân
hàng, ông Nguyễn Hữu
Phúc, khuyến cáo: “Thực
tế là tại khá nhiều điểm
bán hàng hiện nay có hiện
tượng nhân viên thu ngân
chủ động nhập thêm toàn bộ
số thẻ của khách hàng vào
hệ thống dữ liệu để thuận
tiện trong việc đối soát nội
bộ... Điều này là vô cùng
rủi ro cho chủ thẻ bởi ai có
thể đảm bảo rằng việc bảo
mật thông tin là tuyệt đối,
hoặc ai có thể cam kết nhân
viên của họ sẽ không mang
thông tin đó ra bên ngoài hay
tin chắc hệ thống cơ sở dữ
liệu của họ không bị hacker
tấn công”. 
Tổng giám đốc một NH
thương mại cũng cho biết là
rất nhiều người đưa thẻ tín
dụng cho nhân viên nhà hàng,
trung tâm mua sắm, siêu thị
mang đi thanh toán mà không
có sự giám sát của chủ thẻ.
Chính việc thiếu kiến thức để
tự bảo vệ mình, chủ thẻ rất
dễ đối mặt với nguy cơ trộm
tiền, mất thông tin thẻ.
Chuyên gia cảnh báo
Để chủ động phòng ngừa
bị lộ thông tin khi thực hiện
thanh toán mua hàng hóa,
dịch vụ trực tuyến bằng thẻ,
tài khoản NH và tránh rủi ro
bị mất tiền oan, TS Huỳnh
Trung Minh, chuyên gia tài
chính NH, khuyến cáo:
Một là khách hàng tuyệt
đối không cung cấp thông
tin thẻ gồm: Tên chủ thẻ, số
thẻ, ngày phát hành, ngày
hiệu lực, mã CVV... Thông
tin xác thực thanh toán trực
tuyến hoặc mật khẩu dùng
một lần (OTP) là thông tin
tuyệt đối không cung cấp cho
bất cứ ai, kể cả người thân và
cán bộ NH.
Hai là khách hàng cần phải
cảnh giác ngay nếu có ai đó
gọi điện thoại xưng là nhân
viên NH, yêu cầu cung cấp
các thông tin liên quan đến
tài khoản thẻ. Không NH nào
yêu cầu khách hàng cấp số
thẻ, số tài khoản, thông tin
cá nhân... chỉ để tăng cường
bảo mật thông tin và càng
không được phép hỏi khách
hàng mật khẩu OTP.
Ba là trong trường hợp thẻ bị
mất, đánh cắp, hoặc có bất kỳ
nghi vấn nào về việc thông
tin thẻ của mình bị lộ, chủ
thẻ cần liên hệ ngay với NH
phát hành thẻ để yêu cầu tạm
khóa thẻ hoặc tạm khóa tính
năng thanh toán trực tuyến
để bảo đảm an toàn cho thẻ. 
Bốn là chủ thẻ cần hạn chế
sử dụng máy tính, WiFi công
cộng khi thực hiện giao dịch
thanh toán trực tuyến. Nếu
sử dụng những phương tiện
kết nối này, người dùng thẻ
tắt chế độ tự động lưu bất kỳ
thông tin cá nhân, thông tin
tài khoản, thẻ của mình trên
các trình duyệt Internet để
hạn chế rủi ro mất thông tin
cá nhân.•
Khi chủ thẻ để thẻ thanh toán ở ngoài tầmmắt sẽ gánh chịu rất nhiều tình huống rủi ro có thể xảy ra.
Ảnh: T.LINH
Dânlo lắngvìkhuđịnh
cưchưaởđãhưhỏng
Theo phó trưởng BanDân tộc tỉnhQuảng
Ngãi, khi nào công trình đảmbảo an toàn cho
người dân thì mới được đưa vào sử dụng.
Khu định cư Nước Y tại xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ,
Quảng Ngãi do Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi làm
chủ đầu tư với tổng số tiền 10,2 tỉ đồng. Đơn vị thi
công đã san ủi một phần diện tích quả đồi để tạo nền
rộng khoảng 18.000 m
2
và xây kè taluy để giữ đất.
Dự kiến khu định cư này sẽ dành cho 39 hộ dân
thiếu đất ở hoặc đang sinh sống trong khu vực sạt lở
núi thuộc xã Ba Vinh di dời tới vào tháng 8-2017.
Tuy nhiên, đến nay dù công trình trên vẫn chưa hoàn
thiện nhưng đã xuất hiện nhiều dấu hiệu hư hỏng.
Mòn mỏi chờ nơi ở mới, ông Phạm Văn Ne (thôn
Gò Đập, xã Ba Vinh) lo lắng: “Năm ngoái gần nhà
tôi bị sạt lở núi, đất tràn vào nhà dày hơn 1 m. Nếu
năm nay mưa lớn sẽ càng nguy hiểm hơn. Vì vậy
chúng tôi rất mong sớm được di dời nhưng đã chờ
hơn một năm nay rồi vẫn chưa có động tĩnh”.
Nhiều người dân tỏ ra bất an trước tình trạng hư
hỏng sớm của công trình. Ghi nhận tại hiện trường
cho thấy một góc mặt sàn khu định cư phía Tây Bắc
có dấu hiệu sụt lún, bề mặt bị tách ra tạo đường hở
lớn, nơi rộng nhất khoảng 20 cm. Taluy chắn đất bị
nứt nẻ nặng, nhiều vết nứt kéo dài hàng chục mét từ
mặt nền xuống tới chân taluy, có đoạn hở rộng hơn 5
cm. Một số đoạn taluy có dấu hiệu sắp vỡ vì không
đủ khả năng chịu lực. Những vệt nứt này đã được
khắc phục bằng cách đắp thêm lớp xi măng mỏng
bên ngoài nhưng chưa bao lâu đã bong tróc trở lại.
Ông Phạm Văn Ay (một người dân ở thôn Nước Y,
xã Ba Vinh) bức xúc: “Chưa sử dụng mà công trình
đã nứt nẻ, sụt lún như vậy, sửa chữa rồi vẫn không
hiệu quả. Như vậy quá nguy hiểm, làm sao chúng tôi
dám ở!”.
Trước lo lắng của người dân, ông Phạm Văn In,
Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vinh, cho biết: “Khu
định cư Nước Y rất cần thiết vì sẽ giải quyết nơi ở
cho các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở
của xã. Dự án này đã chậm tiến độ hơn một năm,
người dân và xã đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên
để đẩy nhanh tiến độ dự án. Trên thực tế chất lượng
thi công chưa đảm bảo, mới mưa vài trận đã sạt lở
nên trước mắt cũng chưa thể sử dụng. Hiện chưa
thể xác định được thời gian chính xác di dời dân
vào ở được vì dự đoán thời gian khắc phục hư hỏng
sẽ khá lâu”.
Lý giải nguyên nhân công trình hư hỏng quá
nhanh dù chưa kịp sử dụng, ông Nguyễn Thế Nhân,
Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng
có thể do đơn vị thi công không thực hiện đúng biện
pháp, kỹ thuật dẫn đến chất lượng không đảm bảo.
“Chúng tôi đã trình Sở Xây dựng về vấn đề trên
và Sở sẽ xem lại đơn vị thiết kế, giám sát, thi công
có làm đúng kỹ thuật hay không để có kết luận cụ
thể. Chỉ khi nào công trình đảm bảo chất lượng, đảm
bảo an toàn cho người dân thì mới được đưa vào sử
dụng” - ông Nhân nói.
THANH NHẬT
Mảng taluy bị nứt ngang như đang chờ đổ sập xuống.
Ảnh: THANHNHẬT
Chuyên gia tài chính ngân hàng đưa ra những lưu ý để khách hàng
không làm lộ thông tin thẻ, thông tin cá nhân khi thanh toánmua hàng.
“Thực tế là tại khá
nhiều điểm bán
hàng hiện nay có
hiện tượng nhân
viên thu ngân chủ
động nhập thêm
toàn bộ số thẻ của
khách hàng vào hệ
thống dữ liệu để
thuận tiện trong việc
đối soát nội bộ. Điều
này là vô cùng rủi
ro cho chủ thẻ.”
Chuyên gia
Nguyễn Hữu Phúc
Chỉ cần gõ cụm từ mua “CC chùa” là sẽ có
hàng loạt trang cung cấp thẻ tíndụngbị đánh
cắp. Hiểu nôm na CCV-CC chùa, Visa chùa,
Visa ảo… là tên gọi chung của thẻ Visa do
hacker đánh cắp tại nhiều website mua bán
trực tuyến có sử dụng thanh toán Visa.
“Nếuhackđượcmộtwebsitetầmtrungthìsố
Visanàymanglạirấtnhiềulợinhuậnchohacker.
Ngoài việc dùng Visa chùa này vào việc mua
bán hàng hóa trên mạng, thanh toán dịch vụ
thìnhữngVisachùanàycònđemlạimộtnguồn
lợi khủng cho các hacker nhờ việc đembán lại
chongườikhácsửdụng”-mộthackertênN.kể.
Theo
, giá
bán “Visa chùa” tương đương với lượng tiền
có trong CCV. Cụ thể, CCV có sẵn 100-150
USD, giá 300.000 đồng; CCV có sẵn 150-200
USD, giá 400.000 đồng; CCV có sẵn 200-300
USD, giá 500.000 đồng… CCV có sẵn 1.000
- 1.500 USD, giá 2.000.000 đồng.
Thậm chí trên trang này còn thông báo:
“Chúng tôi chỉ bán ra CCV chùa có ngân sách
dưới 1.500 USD. Nếu bạn cầnmua CCV với số
USD cao hơn, vui lòng đặt hàng để chúng tôi
chuẩnbịtrướckhibánchocácbạn.ChúýlàCCV
với ngân sách càng cao thì giá sẽ càng đắt”.
Cách hacker đánh cắp và bán lại thông tin thẻ
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook