264-2018 - page 15

11
Kinh tế -
Thứ Tư14-11-2018
“Thượngđế”được thoải
mái chọn nhà mạng
Mức phí khi chuyển đến sử dụng nhàmạngmới là 60.000 đồng. Ảnh: TH
Khách hàng cần làm gì?
Cácnhàmạngthốngnhấtquyđịnhthời
gian giữa hai lần chuyểnmạng tối thiểu
là 90 ngày. Chủ thuê bao phải chuẩn bị
các loại giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu
của tổ chức, DN và đến các điểm giao
dịch của DN viễn thông.
Ngoài ra, DNviễn thôngđượcquyền từ
chối chuyển mạng đối với các thuê bao
có thông tinđăngkýdịchvụkhôngchính
xác, đang có khiếu nại, tranh chấp việc
sửdụngdịch vụhoặc vi phạmhợpđồng.
Khách hàng có nhu cầu chuyểnmạng
giữ số nhắn tin theo cú pháp YCCM gửi
1441. Khi có tin nhắn xác nhận thành
công, khách hàng đến điểm giao dịch
của nhà mạng chuyển đến để làm thủ
tục đăng ký. Thuê bao không bị hạn chế
số lần chuyển lại mạng cũ nếu không
hài lòng về chất lượng mạng mới đến.
Không phải cắn răng
sử dụng dịch vụ kém
Một số chuyên gia nhìn nhận với dịch
vụ chuyển mạng giữ nguyên số, những
DN nào có hạ tầng, dịch vụ tốt, khuyến
mãi nhiều, chăm sóc khách hàng chu
đáo sẽ có cơ hội thu hút thêm nhiều
thuê bao mới. Ngược lại sẽ mất khách
hàng vào tay nhà mạng khác. Với người
dùng sẽ có thêm lựa chọn mới phù hợp
hơn với nhu cầu, sở thích của mình mà
không phải quá tốn kém.
“Nhàmạng tôi đang dùng cứ về vùng
sâuvùngxa là sóngđiện thoại chậpchờn.
Dù chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm
sóckháchhàng,cácdịchvụchưađápứng
đúngnhucầusửdụngnhưngtôivẫnphải
cắn răng dùng tiếp. Nay áp dụng chính
sách chuyểnmạng giữ nguyên số, tôi sẽ
lựa chọnnhàmạngcó chất lượngdịchvụ
tốt hơn để dùng” - anh Minh Tuấn, nhà
ở quận Tân Bình, TP.HCM nói.
VIẾT THỊNH
C
hiều13-11, BộTT&TTtổ
chức họp báo công bố kế
hoạch chuyển mạng giữ
nguyên số. Theo đó, dịch vụ
chuyển mạng giữ nguyên số
sẽ thực hiện trên phạmvi toàn
quốc. Các nhà mạng Viettel,
VinaPhone,MobiFone sẽ triển
khai cho các thuê bao trả sau
từ ngày 16-11-2018; từ ngày
1-1-2019, các doanh nghiệp
(DN) Viettel, VinaPhone,
MobiFone và Vietnamobile
sẽ đồng loạt cung cấp dịch vụ
chuyển mạng cho cả thuê bao
di động trả trước và trả sau.
Đây là dịch vụ giúp người
dùng di động có thể lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ
di động mà không phải thay
đổi số thuê bao. Hiểu đơn
giản, việc chuyển mạng giữ
nguyên số cho phép người
dùng chuyển đổi qua lại
giữa các nhà mạng với nhau
nhưng vẫn sử dụng số điện
thoại đang dùng.
Có thể bị gián đoạn
dịch vụ hai tiếng
Thứ trưởng Bộ TT&TT
Phạm Hồng Hải cho hay để
thực hiện chuyển mạng giữ
số, khách hàng chỉ phải làm
thủ tục một lần tại điểm giao
dịchcủanhàmạngchuyểnđến.
“Khách hàng muốn chuyển
đến nhà mạng nào thì chỉ cần
đến làmviệc với nhà mạng đó
miễn là đã thanh toán đầy đủ
cho nhà mạng sử dụng trước
đó. Quá trình chuyển đổi này
có thể gây gián đoạn dịch vụ
tối đa hai tiếng” - Thứ trưởng
Phạm Hồng Hải nhấn mạnh.
Vẫn theo Thứ trưởng Hải,
để có thể chuyển mạng giữ
nguyên số, khách hàng chỉ
phải đóng duy nhất một khoản
cước chuyển mạng 60.000
đồng. Tuy vậy, đây là mức
cước Bộ định hướng các DN,
còn giá cước cuối cùng sẽ do
các nhà mạng thống nhất,
công bố, niêm yết công khai.
“Cước dịchvụ chuyểnmạng
có thể được điều chỉnh cho
phù hợp với tình hình thực tế
để đảmbảo việc chuyểnmạng
không có tác động tiêu cực
đến thị trường dịch vụ thông
tin di động mặt đất” - ông Hải
thông tin.
Giải thích rõ hơn, bà Cao
Thị Thu Huyền, Phó Tổng
Giám đốc Viettel Telecom,
cho biết: Mức phí người
chuyển đến chỉ trả một lần
là 60.000 đồng, gồm cả phí
hòa mạng và SIM, bằng với
mức phí hòa mạng của thuê
mạngmới. Đại diệnMobiFone
cũng cho biết mức phí tương
tự Viettel.
Tác động ra sao đến
khách hàng?
Liên quan đến những tác
động của việc chuyển đổi,
đặc biệt là đối với các số sử
dụng để nhậnmã xác thực của
ngân hàng, Cục Viễn thông
cho biết: Dịch vụ ngân hàng
hiện nay chia làm hai đối
tượng cung cấp dịch vụ.
Thứ nhất, ngân hàng có
khả năng tự định tuyến được
nhắn tin đến người dân, các
cú pháp đó có thể nối trực tiếp
hoặc truy vấn cơ sở dữ liệu
của Cục Viễn thông. Sau đó
định tuyến tin nhắn cho đúng
thuê bao cung cấp dịch vụ.
Thứ hai, ngân hàng không làm
dịch vụ định tuyến có thể ký
hợp đồng với các nhà mạng
để thực hiện chuyển tiếp tin
nhắn đến khách hàng.
Theo thống kê từ Cục Viễn
thông, dịch vụ chuyển mạng
giữ nguyên số được triển khai
trong bối cảnh các nhà mạng
đang cung cấp dịch vụ cho
trên 120 triệu thuê bao nên
phải thực hiện từng bước
chắc chắn để không có tác
động tiêu cực đến hoạt động
của toàn bộ mạng viễn thông.
“Cục Viễn thông và các
DN di động đã thống nhất
sẽ triển khai dịch vụ đối với
các thuê bao trả sau (khoảng
5%) để đánh giá tác động của
dịch vụ đối với thị trường, kịp
thời có các biện pháp để loại
bỏ tác động tiêu cực nếu có
trước khi triển khai trên diện
rộng” - đại diện Cục Viễn
thông cho hay.•
Việc chuyển mạng
giữ nguyên số cho
phép người dùng
chuyển đổi qua lại
giữa các nhà mạng
với nhau nhưng
vẫn sử dụng số điện
thoại đang dùng.
Tiêu điểm
124 triệu thuê bao
di động
Theo thống kê của Cục Viễn
thông, tính đến tháng 5-2018,
Việt Nam có xấp xỉ 124 triệu
thuê bao di động. Trong đó, số
thuêbao trả sau chiếmkhoảng
8 triệu thuê bao, tương đương
7% tổng số thuê bao.
Khi chuyểnmạng giữ số, khách hàngmất phí 60.000 đồng.
Con trai nhà tư sản dân tộc
Trịnh Văn Bô mua cổ phần Vinaconex
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa
chấp thuận các nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện
tham gia đấu giá mua cổ phần Tổng Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam
(Vinaconex, mã chứng khoán VCG) theo lô. Đó là
Công ty Bất động sản Cường Vũ và Công ty Cổ
phần Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long
Việt Nam.
Viettel sở hữu 94 triệu cổ phiếu VCG, tương đương
tỉ lệ sở hữu là 21,28%. Viettel mới đây công bố toàn
bộ số cổ phiếu trên theo hình thức đấu giá trọn lô vào
ngày 22-11. Như vậy, với mức giá tham chiếu phiên
giao dịch hôm qua 13-11 là 18.400 đồng thì các bên
phải bỏ ít nhất số tiền là hơn 1.700 tỉ đồng.
Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Tập đoàn phát
triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam có vốn
điều lệ 120 tỉ đồng. Tập đoàn này có người đại diện
theo pháp luật là Tổng Giám đốc Trịnh Cần Chính.
Địa chỉ của ông Chính tại 34 Hoàng Diệu, Hà Nội
cũng chính là căn biệt thự 3.000 m
2
của nhà tư sản
Trịnh Văn Bô. Nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô là
người từng hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng
vào năm 1945.
Ông Trịnh Cần Chính có một thời gian ngắn làm
việc tại Bộ Tư pháp. Năm 1986, ông về ĐH Luật
làm công tác thông tin thư viện đến năm 2009. Về
hưu, ông bắt đầu tham gia các hoạt động kinh doanh.
Đến năm 2014, ông trở thành tổng giám đốc Công
ty Cổ phần Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng
Long Việt Nam.
PM
Người Thái muốn nâng tỉ lệ sở hữu của
nhà đầu tư ngoại tại Sabeco lên 100%
(PL)- Sau khi nắm cổ phần chi phối và đưa người
của mình chiếm áp đảo tại HĐQT, tỉ phú Thái Lan
đã có quyết định thay đổi mạnh mẽ tại Tổng Công
ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco). Mới đây nhất, HĐQT Sabeco công bố
nghị quyết thông qua việc không giới hạn tỉ lệ sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco. Điều này
có nghĩa nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu tối
đa 100% vốn tại công ty bia này, thay cho tỉ lệ trần
49% trước đó.
Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên năm
2018, Sabeco đã thông qua việc bỏ ngành kinh
doanh quảng cáo thương mại; kinh doanh du lịch lữ
hành nội địa, quốc tế và điều chỉnh một số ngành
kinh doanh khác.
Một chuyên gia nhìn nhận người Thái quyết tâm
thâu tóm Sabeco. Tuy nhiên, giữa việc nới room lên
100% và có thể thâu tóm được hay không lại là câu
chuyện khác. Vì Nhà nước vẫn đang nắm giữ 36%
tỉ lệ sở hữu tại Sabeco. Đến nay cũng chưa có thông
tin Nhà nước liệu có tiếp tục thoái vốn tại công ty
bia lớn nhất Việt Nam này hay không.
PHƯƠNG MINH
Cảnh báo doanh nghiệp Việt
bị lừa đảo
Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan (Bộ Công Thương)
vừa cho biết hiện có một số doanh nghiệp
(DN) tại Hà
Lan lợi dụng và lừa đảo các công ty tại Việt Nam. Cụ
thể, gần đây thương vụ tại Hà Lan tiếp tục nhận được
một số đề nghị của DN Việt Nam nhờ kiểm tra trước
và sau khi đã tiến hành giao dịch kinh doanh. Thậm chí
vài trường hợp đã trả trước 30% nhưng sau đó không
thể liên hệ được, điện thoại thường để chế độ voice
mail hoặc không còn sử dụng nữa, hầu hết là trường
hợp số điện thoại di động hoặc cũng có trường hợp số
cố định nhưng không gọi được.
Do vậy, thương vụ tại Hà Lan tiếp tục lưu ý các
DN Việt Nam cần hết sức cảnh giác trong giao dịch
với những công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên
Internet, có trường hợp lấy từ mạng Alibaba; hoặc
chưa có giao dịch làm ăn với nhau; trước khi tiến
hành các cam kết làm ăn hoặc chuyển tiền trả trước
cho các DN dạng này, công ty Việt Nam nên liên hệ
với thương vụ để tham vấn, tìm hiểu về sự tồn tại và
tính hợp pháp của đối tác Hà lan cũng như rủi ro có
thể xảy ra.
PV
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook