265-2018 - page 17

13
QUỲNHTRANG
T
rên số báo ngày 14-11,
Pháp Luật TP.HCM
đã
có bài viết nói về một
số điểm mà Cục Nghệ thuật
biểu diễn (NTBD), Bộ VH-
TT&DL đang dự thảo trong
nghị định mới về hoạt động
NTBD. Ngoài vấn đề xóa bỏ
ranh giới trong cấp phép phổ
biến tác phẩm sáng tác trước
năm 1975 và tác phẩm của
người Việt Nam đang sinh
sống tại nước ngoài; cấp
phép trực tiếp cho cá nhân
nghệ sĩ người Việt định cư
tại nước ngoài về diễn…,
dự thảo còn có nhiều điểm
mới nổi bật khác. Một trong
những điểm mới là lập hồ sơ
nghệ sĩ trực tuyến để từ đó
làm căn cứ cho những quyết
định vinh danh nghệ sĩ.
Hồ sơ cá nhân là
cơ sở vinh danh
NSƯT, NSND
Lâu nay, cứ có nghệ sĩ
vi phạm vấn đề về đạo đức
nghề lẫn hoạt động biểu diễn,
công chúng lại dấy lên câu
chuyện cấp thẻ hành nghề.
Từ năm 1999, thẻ hành nghề
của nghệ sĩ từng được Bộ
Văn hóa-Thông tin (nay là
Bộ VH-TT&DL) áp dụng
và sau đó hủy bỏ vào năm
2002. Năm 2013, đề án thẻ
hành nghề lại được đưa ra
và vẫn gặp nhiều ý kiến trái
chiều để đến nay chưa thể
áp dụng.
Trong bảy chính sách mới
để phát triển ngành NTBD
thuộc dự thảo nghị định
mới, có chính sách lập cơ
sở dữ liệu để quản lý nghệ sĩ
thuộc lĩnh vực NTBD. “Đây
là thời đại công nghệ nên
Cục sẽ cố gắng sớm nhất áp
dụng công nghệ trong việc
lập cơ sở dữ liệu cá nhân
nghệ sĩ. Theo đó, hồ sơ sẽ
là một tiểu sử của nghệ sĩ.
Mỗi năm hồ sơ được cập
nhật nghệ sĩ đó trong năm
có giải thưởng gì, tham gia
chương trình gì, có sáng
tác nào mới, hoạt động xã
hội ra sao… Ban đầu sẽ là
dữ liệu từ các đơn vị công
lập, sau đó sẽ mở rộng các
nghệ sĩ tự do” - biên đạo
múa Tuyết Minh, chuyên
viên phòng Nghệ thuật,
Cục NTBD, thành viên tổ
biên tập nghị định, cho biết.
Chính từ dữ liệu được cập
nhật hằng năm, công chúng
lẫn cơ quan quản lý sẽ dễ
dàng tổng hợp được nghệ
sĩ A, B, C đã đủ điều kiện
để cấp danh hiệu NSƯT,
NSND hay danh hiệu nào
khác không. “Làm nghệ sĩ
chẳng ai muốn mình làm
đơn để đi xin danh hiệu,
mỗi nghệ sĩ luôn có tự tôn
riêng của mình. Từ dữ liệu
này nghệ sĩ có cống hiến
tích cực sẽ thể hiện ngay
trên dữ liệu đó và nghệ sĩ
không tích cực công chúng
cũng được phản hồi ngay.
Và cùng đó, nhà quản lý
cũng dễ dàng phát hiện
những tác phẩm đạo, nhái
vì tác phẩm của từng nghệ
sĩ sáng tác khi nào, ra mắt
công chúng ra sao… đều
được thể hiện bằng dữ liệu
của chính họ” - nghệ sĩ múa
Tuyết Minh nói thêm.
Xóa bỏ loạn liên hoan,
giải thưởng
Một trong những nội dung
quan trọng không kém của
dự thảo chính là quản lý lại
các cuộc thi và liên hoan
trong lĩnh vực NTBD. Hiện
nay hầu hết các cấp đều
có những liên hoan, cuộc
thi nghệ thuật quần chúng
đến sân khấu. “Bất cứ liên
hoan nào, cuộc thi nào cũng
trao huy chương vàng, huy
chương bạc…Truyền thông
lẫn người làm nghề kêu ca
cuộc thi, liên hoan quá nhiều
mà không phân biệt cấp độ.
Từ đó chúng tôi đề xuất việc
quản lý tổ chức các cuộc thi,
liên hoan này để danh hiệu
thật sự ý nghĩa với xã hội
và bản thân nghệ sĩ. Nếu
không quản lý tổ chức lại
thì các huy chương, danh
hiệu chẳng mang ý nghĩa.
Và chính những tác phẩm
phải có công chúng thật sự
chứ không phải diễn ở liên
hoan rồi thôi” - biên đạo
múa Tuyết Minh nhấn mạnh.
Cục NTBD đã có buổi
trình bày dự thảo nghị định
mới về hoạt động NTBD với
Bộ VH-TT&DL vào chiều
qua (14-11) để tiếp tục lấy
ý kiến của Vụ Pháp chế, các
sở văn hóa địa phương, giới
chuyên môn… cho những
cải tiến của mình.•
Cố nghệ sĩ cải lươngÚt Bạch Lan từng từ chối làmđơn xin cấp
danh hiệuNSND. Ảnh: Tư liệu
Cục NTBD sẽ kết hợp xử lý những
vi phạm qua mạng, truyền hình
Một trong bảy nội dung quản lý nhà nước của dự thảo
nghị địnhmới có chính sáchphát triểnngànhNTBD là thanh
tra, kiểm tra, giám sát vi phạm về NTBD.
Bà Tuyết Minh nêu ý kiến: “Từ trước đến nay, Cục NTBD
dù được giao nhiệm vụ cơ quan quản lý nhà nước về biểu
diễnnghệ thuật trên toànquốc nhưngnhiều tác phẩmcông
bố trên mạng, sô truyền hình… chưa có quy chế giám sát
hai bên để quản lý. Có những ca khúc của các nhạc sĩ trẻ
vẫn có tranh luận trênmạng về thẩmmỹ ca khúc nhưng họ
vẫn là giám khảo trên truyền hình. Cục chưa có những quy
định cụ thể để phối hợp các ban ngành để giám sát, xử lý
các vi phạm này, quản lý với từng lĩnh vực vẫn trôi nổi và
bị lọt. Quản lý nghệ thuật luôn hướng đến làm sao không
quản lý, muốn vậy phải có những chế tài cụ thể để tự do
sáng tạo hoạt động và nghệ sĩ phải hiểu sự cống hiến cho
cộng đồng, khơi gợi thẩmmỹ trong xã hội chứ không phải
thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình”.
Họ đã nói
“Làm nghệ sĩ chẳng
ai muốn mình làm
đơn để đi xin danh
hiệu, mỗi nghệ sĩ
luôn có tự tôn riêng
của mình.”
Biên đạo múa
Tuyết Minh
CựuSVĐHLuật
tặng“Mùađông
không lạnh” cho trẻ
nhỏ vùng cao
(PL)- Xuất phát từ những hình ảnh co ro, lem
luốc của trẻ nhỏ vùng cao Krong giữa tiết trời giá
rét được mạng xã hội chia sẻ, các cựu sinh viên
Chương trình 5 khóa 1997 (CT5-K97) thuộc ĐH Đại
cương - ĐH Luật TP.HCM (CT5-K97) đã quyên góp
được gần 147 triệu đồng, một tấn gạo, 36 thùng mì
gói, bánh kẹo, quần áo cùng nhiều phần quà khác...
để thực hiện chương trình thiện nguyện “Mùa đông
không lạnh”.
Ngày 10-11, đoàn đã trực tiếp đến vùng cao Krong
thuộc huyện K’Bang, Gia Lai để triển khai chương
trình thiện nguyện. Cuộc gặp gỡ có sự hiện diện
của lãnh đạo địa phương, thầy, cô giáo, các hộ dân
nghèo và hàng trăm trẻ em người dân tộc Ba Na.
Ông Đỗ Công Trúc, Chủ tịch UBND xã Krong,
cho biết Krong là một trong những xã nghèo của
huyện K’Bang. Toàn xã có 23 làng thì 21 làng là
100% người dân tộc Ba Na. Từ làng xa nhất đến
trung tâm xã gần 40 km, đi lại vô cùng khó khăn. Do
nguồn lực có hạn nên xã hiện còn khoảng 35% hộ
nghèo, đời sống rất thiếu thốn.
Trong chương trình thiện nguyện lần này,
CT5-K97 đã trao tặng 50 suất quà (mỗi suất gồm 20
kg gạo, một thùng mì gói và 500.000 đồng) và trao
tặng bốn giếng nước sạch, mỗi giếng trị giá 28 triệu
đồng cho 4/5 điểm trường mẫu giáo thuộc xã Krong. 
Thầy Nguyễn Việt Quốc, Hiệu trưởng Trường
PTDT Bán trú - THCS Krong, chia sẻ: “Vùng cao
heo hút thế này mà được các bạn ở tận TP.HCM
quan tâm đến tặng giếng nước sạch là món quà vô
cùng quý giá đối với tập thể giáo viên, học sinh và
bà con nơi đây...”.
Bà Đinh Thị Alan, người dân tộc Ba Na, ở làng Ta
Lăng bày tỏ: “Hôm nay tui thấy ưng cái bụng vì đã
nhận được nhiều quà của các anh chị, sẽ không bao
giờ quên cái ơn này”.
Chuyến thiện nguyện “Mùa đông không lạnh”
đánh dấu tình bạn ngày càng bền chặt của nhóm
bạn học chung CT5-K97, đúng như thông điệp
hành động của nhóm là “kết nối để thành công”, tự
nguyện chung sức làm những điều có ý nghĩa cho
cộng đồng.
T.LINH
Sinh viên ĐH Hùng Vương, TP.HCM
tăng 4 lần so với năm trước
(PL)- Sáng 14-11, Trường ĐH Hùng Vương
(TP.HCM) tổ chức lễ khai giảng năm học 2018-2019
với sự tham gia của đông đảo sinh viên và các doanh
nghiệp, tập đoàn.
Tại lễ khai giảng, PGS-TS Đỗ Văn Xê (Hiệu trưởng
nhà trường) cho biết: “Mặc dù trường chỉ tuyển sinh
với số lượng khiêm tốn nhưng năm nay số lượng
tân sinh viên của trường cao gấp bốn lần so với năm
trước. Tôi nói con số phần trăm để thấy tốc độ phát
triển nhằm tạo sự phấn khởi cho mọi người”.
Tổng kết năm học 2017-2018, nhà trường cho biết
năm qua trường đã tạo được sự ổn định, đoàn kết
trong mọi hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương
của nhà trường; chất lượng đào tạo được nâng cao,
nội dung chương trình đào tạo được cập nhật theo
hướng hiện đại và quốc tế hóa...
NGUYỄN CHÂU
“Mùa đông không lạnh” là hoạt động thiện nguyện thứ ba
trong khoảngmột nămqua của CT5-K97. Ảnh: TL
Mong muốn xa hơn của
Cục NTBD là từ hồ sơ cập nhật
hằng năm, Cục sẽ có căn cứ
vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu
trong năm.
NSND
NGUYỄN QUANG VINH
,
Quyền Cục trưởng Cục NTBD,
Bộ VH-TT&DL.
Đời sống xã hội -
ThứNăm15-11-2018
Nghệ sĩ sắp khỏi làm
đơn xin danh hiệu
Cục Nghệ thuật biểu diễn đang tính toán việc lập hồ sơ từng cá nhân
nghệ sĩ trực tuyến, từ đó làm cơ sở để vinh danh nghệ sĩ,
chống nạn nhái tác phẩm…
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook