265-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm15-11-2018
NGUYỄNDO
N
gày 19-11 tới, TAND tỉnh
Quảng Trị dự kiến sẽ xử sơ
thẩm vụ ông Dương Văn Hòa
(giám đốc Công ty TNHH Thuận
Thành, trụ sở tại huyện Gio Linh)
khởi kiện yêu cầu VKSND tỉnh này
xin lỗi công khai và bồi thường oan.
Bị khởi tố vì cung cấp
bò giống
Theo hồ sơ, công ty của ông Hòa
chuyên cung cấp cây trồng, vật nuôi
cho các nông trường. Ngày 11-4-
2007, ông Hòa ký hợp đồng với
Trung tâm Khuyến nông, khuyến
lâm tỉnhQuảngTrị, nội dung là cung
cấp 142 con bò cái giống lai Sin và
148 con bò cái giống nội, vàng cho
các hộ dân tại huyện Đakrông và
huyện Hướng Hóa theo dự án giảm
nghèo của tỉnh.
Để có bò cung cấp cho dự án, ông
Hòa ký hợp đồng với một xí nghiệp
tại ThanhHóamua 150 con bò giống
lai Sin với đầy đủ thủ tục, đã tiêm
phòng các loại bệnh theo quy định
của cơ quan thú y. Sau hai đợt nhận
tổng cộng 104 con bò, ông Hòa mời
hội đồng kiểm tra nghiệm thu con
giống đến kiểm tra, nghiệm thu.
Hội đồng đã ký biên bản nghiệm
thu đạt tiêu chuẩn làm giống hậu
bị và đồng ý cho làm thủ tục kiểm
dịch động vật chuyển đi cho các hộ
dân. Sau khi làm xong thủ tục, số
bò trên được ông Hòa chuyển đến
các hộ dân tại hai huyện Đakrông
và Hướng Hóa.
Từ tháng6-2007, dịch lởmồmlong
móng bùng phát tại nhiều huyện, thị
của Quảng Trị. Thực hiện theo văn
bản của cơ quan thú y tỉnh, ông Hòa
đã thu hồi số bò giống trên. “Khi
dịch lở mồm long móng bùng phát,
tôi cũng hoang mang nhưng tôi chắc
chắn rằngmầmbệnh không xuất phát
từcongiống của tôi chuyển chongười
dân ở hai huyện miền núi theo dự án
giảm nghèo được. Bởi lẽ việc giao
nhận bò của dự án này đều làm đầy
đủ giấy tờ, thủ tục và có sự kiểm tra
của hội đồng kiểm tra nghiệm thu con
giống. Dù vậy, ngày 12-7-2007, tôi
vẫn bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Quảng Trị khởi tố về tội làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho động vật
và bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Tất cả
gần như sụp đổ, tôi không biết phải
nói như thế nào cho mọi người hiểu
là mình bị oan” - ông Hòa kể.
10 năm ròng rã kêu oan
Tháng 6-2008, TAND tỉnh Quảng
Trị đã xử sơ thẩm, phạt ông Hòa 18
năm tù về tội làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho động vật. Ông Hòa
kháng cáo kêu oan. Sau đó, Tòa
Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà
Nẵng đã hủy án sơ thẩm để điều
tra, xét xử lại từ đầu.
VKSND tỉnh Quảng Trị tiếp tục
ra cáo trạng truy tố ông Hòa về tội
danh cũ. Thụ lý, TAND tỉnh đã trả hồ
sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Tháng
12-2009, VKSND tỉnh Quảng Trị
ra quyết định đình chỉ vụ án, miễn
trách nhiệmhình sự đối với ôngHòa.
Ông Hòa rất nhiều lần gửi đơn
khiếu nại, kêu cứu, yêu cầu được
minh oan đến nhiều cơ quan từ trung
ương đến địa phương. Tháng 8-2017,
VKSND Tối cao đã ra quyết định
chấp nhận nội dung khiếu nại của
ông, hủy quyết định đình chỉ vụ án
của VKSND tỉnh Quảng Trị.
Tiếp đó, VKSND tỉnh Quảng trị
ký quyết định đình chỉ vụ án vì xét
thấy hành vi của ông Hòa không cấu
thành tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho động vật. Quyết định cũng yêu
Bị kết án oan vì dịch lở mồm
long móng
Công ty phải đóng cửa, gia đình chủ công ty rơi vào cảnh khó khăn sau khi bị khởi tố oan...
ÔngDương VănHòa bên trại nuôi, nhốt bò bỏ hoang từ năm2007. Ảnh: N.DO
cầu chính quyền địa phương và các
cơ quan, tổ chức hữu quan phục hồi
quyền lợi hợp pháp cho ông Hòa.
Kiện vì bồi thường chưa
thỏa đáng
Sau đó, ông Hòa làm đơn yêu
cầu VKSND tỉnh Quảng Trị xin lỗi
công khai và bồi thường oan gần 18
tỉ đồng. Trong đó ông yêu cầu bồi
thường tổn thất tinh thần hơn 465
triệu đồng, bồi thường thiệt hại do
tài sản bị xâm phạm hơn 16 tỉ đồng,
bồi thường thiệt hại do thu nhập
thực tế bị mất 610 triệu đồng, bồi
thường thiệt hại do bị phạt hợp đồng
320 triệu đồng, bồi thường thiệt hại
khác 211 triệu đồng.
Tháng 6-2018, VKSND tỉnh đã
có quyết định giải quyết bồi thường
cho ông Hòa với số tiền 249,5 triệu
đồng. Theo đó, VKS chỉ chấp nhận
bồi thường tổn thất về tinh thần gần
218 triệu đồng, bồi thường thiệt
hại khác 31,75 triệu đồng; không
đồng ý bồi thường về sức khỏe, thu
nhập bị mất và thiệt hại do tài sản
bị xâm phạm.
Không đồng ý, ông Hòa khởi kiện
VKSND tỉnh. “Hiện nay tôi đã cung
cấp đầy đủ hồ sơ, chứng cứ đến
TAND tỉnh yêu cầu bồi thường tổn
thất tinh thần, thiệt hại do tài sản bị
xâm phạm, các thu nhập thực tế bị
mất, các khoản phạt hợp đồng đối với
bên thứ ba và các khoản bồi thường
thiệt hại khác” - ông Hòa cho biết.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về
phiên tòa sắp tới.•
Đến nay, oan khuất của
ông Hòa đã được giải
nhưng những hệ lụy của
nó thì vẫn còn dai dẳng.
Hình thức tù tại gia đã được triển khai, áp dụng ở nhiều
nước trên thế giới. Hình thức giam giữ này đã mang lại
một số kết quả tích cực như giảm được chi phí xây dựng
nhà tù, chi phí cho cán bộ quản giáo, kinh phí ăn uống,
sinh hoạt, chăm sóc tù nhân…
Tuy nhiên, theo tôi, ở nước ta hiện nay chưa phải là thời
điểm thích hợp để áp dụng hình thức tù này vì những lý
do sau:
Thứ nhất
,
hình thức tù tại gia là phạm nhân bị giam
tại nhà, hạn chế tối đa sự đi lại ra bên ngoài, trừ những
trường hợp đặc biệt như ốm đau hay phải trình diện cơ
quan chức năng. Việc giam giữ dạng này không chỉ dựa
vào tinh thần tự giác của phạm nhân, sự quản lý của gia
đình mà cơ quan chức năng còn phải quản lý, giám sát
chặt chẽ thông qua hỗ trợ của công nghệ. Thông thường
phạm nhân được gắn chip điện tử truyền tín hiệu qua định
vị GPS về nơi quản lý, có thể là trụ sở cảnh sát hoặc một
công ty quản lý dịch vụ giám sát để theo dõi. Hiện nay
chúng ta chưa có đủ phương tiện, công nghệ tiên tiến nên
chưa thể triển khai được.
Thứ hai
,
hình thức tù tại gia thường do các công ty tư
nhân chuyên về quản lý dịch vụ giam giữ, theo dõi, giám
sát phạm nhân thực hiện. Hiện nay pháp luật nước ta chưa
có cơ chế, hành lang pháp lý cho việc ra đời các công ty
dạng này.
Mặt khác, nếu đưa buồng sắt đến nhà phạm nhân, nhốt
phạm nhân vào đó và giao cho cha mẹ, vợ chồng, con cái
phạm nhân chăm sóc thì hằng ngày nhìn thấy cảnh người
thân bị nhốt như vậy, họ đau lòng thêm, lại càng không có
ý nghĩa giáo dục. Thậm chí áp dụng cách thức giam giữ
này phạm nhân có cảm giác bị xem như nhốt... vật nuôi,
rất phản cảm!
Thứ ba, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của nhiều
người dân, nhất là những kẻ phạm tội chưa tốt. Do đó,
nếu triển khai hình thức tù này rất dễ xảy ra vi phạm như
phạm nhân tự ý ra khỏi nơi cư trú, yêu cầu trình diện thì
lại không đến…, khi đó rất phức tạp, khó khăn cho cơ
quan quản lý.
Ngoài ra, xã hội ta có cách nhìn, quan niệm đối với phạm
nhân còn khá nặng nề. Có thể nhiều người rất khó chấp
nhận cùng chung sống với phạm nhân đang phải thi hành
án trong cùng môi trường. Tâm lý của nhiều người dân
thường đòi hỏi người phạm tội phải bị cách ly khỏi đời
sống xã hội, phải bị giam giữ đúng nghĩa “đi tù” mới chịu.
Do đó, vào thời điểm hiện tại chưa nên triển khai hình
thức tù tại gia. Chỉ khi nào chúng ta đáp ứng được yêu
cầu về công nghệ, cho phép công ty tư nhân được tham
gia việc quản lý, giám sát giam giữ phạm nhân, đặc biệt
ý thức tuân thủ pháp luật của người dân được nâng cao,
tốt lên thì hãy triển khai. Như vậy sẽ hạn chế, phòng ngừa
được những rủi ro, phức tạp có thể xảy ra khi áp dụng
hình thức tù tại gia.
ThS-luật gia
PHẠM VĂN CHUNG
,
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
Tùtạigia:Chờsựtiếnbộvềcôngnghệ,ýthứcphápluật
“Trong suốt 10 nămkêu oan, tôi không nhớ đã gửi đi
bao nhiêu lá đơn đến các cơ quan chức năng.Tất cả thời
gian của tôi đều dành cho việc kêu oan, có nhiều lúc tôi
suy sụp, tuyệt vọng thật sự. Đến lúc được giải oan, tôi
mừng mừng tủi tủi, không biết diễn tả thế nào” - ngồi
trong căn nhà trại nằm giữa khu vườn bỏ hoang, ông
Hòa buồn bã nhớ lại.
Ông kể từ ngày thành lập đến năm 2007, công ty của
ông ngày một phát triển trong việc cung cấp giống cây
trồng, vật nuôi cho các trang trại, nông trường trong và
ngoàitỉnh.Ôngđãđượcthamdựnhiềuhộinghị,nhiềulần
đượcnhậnbằngkhen,kỷniệmchươngcủaBộNN&PTNT...
Rồi vừa kể ông vừa dẫn chúng tôi ramảnh vườn ươm
bỏ hoang hơn chục năm nay. Theo ông, hơn 10 năm
trước, vào lúc cao điểm, vườn của ông có đến hàng
trăm con bò giống, hàng ngàn cây giống với sự lao
động của hàng trăm người. Tuy nhiên, sau khi ông bị
khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú, công ty mất hết các đối
tác làm ăn, các hợp đồng bị hủy bỏ vì mọi người nghĩ
ông vi phạm nên ngại liên lụy, không muốn liên quan
đến một người đang bị khởi tố.
Từ một tấm gương lao động giỏi, ông trở thành tội
đồ với án oan làm lây lan dịch bệnh cho động vật ở
địa phương. Đến nay, oan khuất đã được giải nhưng
những hệ lụy của nó vẫn còn dai dẳng. “Mọi thứ tôi có
gần như bị mất sạch, từ tiền tài, danh dự, nhân phẩm.
Những mảnh vườn đông đúc người vào ra chăm bón
bỗng chốc không còn bóng người. Gia đình lâm vào
cảnh vừa đau khổ về tinh thần vừa khó khăn về vật
chất” - ông Hòa nhớ lại.
Trắng tay sau khi bị khởi tố
Ý kiến
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...20
Powered by FlippingBook