265-2018 - page 14

10
Bạn đọc -
ThứNăm15-11-2018
“Thực tế số tiền
300.000 đồng không
lớn nhưng nếu nhiều
người phải đóng thì
đó sẽ là một số tiền
rất lớn. Đặc biệt, đây
là một số tiền không
có tên.”
Học viên
Nguyễn Văn Đạo
Ông Ngô ĐìnhQuang, Trưởng phòngQuản lý sát hạch và
đào tạo lái xe (thuộc Sở GTVT TP.HCM), cho biết thông qua
báo phòng mới nắm được thông tin từ các học viên. Tuy
nhiên, phòng cần làm việc rõ với các học viên để có cơ sở
làmviệc, sau đó xin ý kiến của SởGTVTTP.HCMđể thành lập
đoàn kiểmtra toànbộhọc viên thamgia cuộc thi ngày 11-10.
Thi sát hạch lái ô tô
phải đóng thêm tiền?
ĐÀOTRANG
M
ột số học viên của
Trường CĐ nghề số
7 phản ánh đến báo
Pháp Luật TP.HCM
về việc
muốn thi sát hạch nhanh thì
phải đóng thêm một khoản
phí 300.000 đồng.
300.000 là tiền gì?
Anh Nguyễn Văn Đạo
(quận Tân Phú, TP.HCM)
cho biết ngày 11-10, Trường
CĐ nghề số 7 có tổ chức thi
sát hạch lái ô tô. Trong ngày
thi đó đã có một số giáo viên
yêu cầu học viên đóng thêm
300.000 đồng mà không nói
rõ là khoản tiền gì. Khi học
viên thắc mắc thì giáo viên
nói rằng đây là tiền để thi sát
hạch. Nhiều người bức xúc
nhưng cũng đành đóng cho
qua chuyện. Một số người cố
tình không đóng.
Anh Đạo bức xúc: “Tôi đã
cố tình không đóng khoản tiền
này và đến hơn 12 giờ trưa
thì tôi và một
số người khác
vẫnchưa được
thi sát hạch.
Tôi có gọi đến
hiệu trưởng để
hỏi thì thầy
nó i t r ường
k h ô n g t h u
những khoản
phí này. Tuy
nhiên, vì quá
sốtruộtdophải
chờ lâu, tôi vàmột số học viên
khác đã đóng phí để được thi
cho nhanh”.
Kết thúc đợt thi, anh Đạo
đã liên lạc với hiệu trưởng và
trưởng khoa phụ trách giáo
viên đào tạo lái xe để hỏi
300.000 đồng phải đóng là
khoản tiền gì. Sau đó người
thầy thu khoản tiền đó đã
liên hệ với anh Đạo để gửi lại
300.000 đồng nhưng không
giải thich gì về số tiền này.
“Thực tế số tiền 300.000
đồng không lớn nhưng nếu
nhiều người
phải đóng thì
đó sẽ là một
số tiền rất lớn.
Đặc biệt, đây
là một số tiền
không có tên.
Chúng tôi học
thật, thi thật
chứ không có
nhu cầu đóng
phí “lót tay”.
Vì vậy, đơn vị
quản lý cần phải làm rõ điều
này để dẹp hẳn tình trạng
phải “lót tay” mới được thi ở
trường nghề” - anh Đạo nói.
Tương tự, anh TQN cũng
phải đóng số tiền như trên
nhưng đến nay vẫn chưa được
trường trả lại tiền. “Thực tế
chúng tôi đóng khoản tiền
này để được thi như người
ta, mà giả sử chúng tôi không
đóng thì không biết khi nào
mới được thi. Chúng tôi chỉ
muốn làm rõ rằng 300.000
đồng là tiền gì”.
Trường không thu
khoản phí này
Đại tá Cổ Tấn Anh Luân,
Hiệu trưởngTrường CĐ nghề
số 7, cho biết: “Mọi trách
nhiệm trong ngày thi (nếu
có thu phí) sẽ do hội đồng thi
phụ trách vì trường sẽ không
được can thiệp bất cứ điều gì
trong ngày thi. Đối với phản
ánh của học viên về việc thu
300.000 đồng trong buổi thi
sát hạch, ban giám hiệu đã
giao cho khoa tìm hiểu và
mời học viên phản ánh lên
để có cơ sở, căn cứ làm việc”.
Ông Nguyễn Văn Thiện,
Trưởng khoa Giáo viên phụ
trách lái xe, thông tin: “Trong
quá trình thi, tôi có tiếp nhận
phản ánh từ phía các học viên
là họ được yêu cầu phải đóng
thêm 300.000 đồng. Lúc đó
tôi nói với học viên là không
phải đóng thêm bất kỳ khoản
nào cả. Khoa có mời học viên
đến để nắm thông tin thêm
cùng với trường tìm ra giáo
viên nào đã thu phí đó, từ
đó trường mới có cơ sở xử
lý. Tuy nhiên, đến nay vẫn
chưa có học viên nào đến”. •
BinhĐịnh: Baogiờ xóa
bẫy trụđiệngiữađầm?
Thời gian gần đây,Điện lực Tuy Phước (Bình
Định) đã cho lắp đặt một số biển cảnh báo tại
các trụ điện cũ, không còn sử dụng trên đầm
Thị Nại từ thôn Vinh Quang 2 qua xóm Cồn
Chim. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân
địa phương, giao thông đường thủy nội địa qua
khu vực này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ông Hồ Thanh Bình (66 tuổi, một người dân
ở xóm Cồn Chim) phản ánh: Sau các đợt lũ lụt,
một số trụ điện cũ không còn sử dụng từ thôn
Vinh Quang 2 vượt đầm Thị Nại qua xóm Cồn
Chim của bà con chúng tôi đã bị gãy làm ảnh
hưởng rất lớn đến việc đi lại bằng ghe thuyền
của người dân. Đặc biệt, vào mùa mưa lũ khu
vưc nay hay có thủy triều, nước dâng cao, chảy
xiết, tàu thuyền ra vào xóm Cồn Chim không
nhìn thấy những trụ điện đã bị ngập nước để né
tránh, dễ dẫn đến tai nạn. Ba con rất mong các
ngành liên quan sớm thu dọn, trục vớt những
trụ điện trên để đảm bảo an toàn cho người
dân.
Còn ông Trần Mỹ Thắng, một người làm nghề
lái đò chở khách hằng ngày từ xóm Cồn Chim
về thôn Vinh Quang 2 và ngược lại, cho biết
cách đây không lâu một chiếc ghe chở khách
của nhà ông trong lúc vượt đầm Thị Nại đã va
vào một trụ điện bị gãy làm bể ghe. May mà
ngươi nay được người trong xóm đưa thuyền ra
ứng cứu kịp thời nên không xảy ra tai nạn chết
người.
Một người dân ở thôn Vinh Quang 2, xã
Phước Sơn cho biết thêm: Bà con ở xóm Cồn
Chim chủ yếu sinh sống bằng nghề làm hồ
nuôi trồng thủy sản nên thường đem sản phẩm
tôm, cua, cá… vượt đầm Thị Nại sang bán tại
chợ Vinh Quang 2 vào lúc 3 giờ sáng. Ngoài
ra, khu vực này còn có một số ghe thường
xuyên đánh bắt thủy sản bằng nghề truyền
thống vào ban đêm, do vậy những trụ điện bị
gãy trên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người
và phương tiện qua lại mỗi khi nước lớn và
có gió mạnh. “Người dân địa phương chúng
tôi đã nhiều lần phản ánh và sau đó Điện lực
Tuy Phước đã kiểm tra, đồng thời cho lắp đặt
khoảng 7-8 cọc tre kèm theo biển cảnh báo tại
những khu vực có trụ điện gãy. Những cọc tre
này chỉ cao hơn mặt nước khoảng 1,5 m và các
biển cảnh báo lại có độ phản quang thấp nên
gần như không có tác dụng vào ban đêm” - ông
này thông tin thêm.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông
Hồ Quang Thịnh, Phó Giám đốc Công ty Điện
lực Binh Đinh, cho biết: “Hiện công ty đã lập
phương án và có kế hoạch trục vớt, xử lý những
trụ điện nói trên. Công ty phải chờ đến mùa khô
năm 2019 mơi lam vì đang bước vào mùa mưa,
nước rất lớn. Riêng về vấn đề các biển cảnh báo
có độ phản quang thấp, tôi sẽ chỉ đạo Điện lực
Tuy Phước kiểm tra và khắc phục trong thời
gian sớm nhất nhằm đảm bảo an toàn cho người
và phương tiện qua lại”.
LỘC THU
Học viên cho rằngmình phải đóngmột khoản tiền trong kỳ thi sát hạch
thì mới được thi, nếu không hồ sơ sẽ bị “ngâm” mãi.
Góc ảnh
Các trụ điện bị ngã và những biển báo có
độ phản quang thấp. Ảnh: LỘC THU
Một kỳ thi sát hạch lái xe. nh: TL
Vỉahè đườngHoàngSaquábẩn
Từ nhiều tháng nay một đoạn vỉa hè dài hơn trăm mét
trên đường Hoàng Sa từ cầu Công Lý tới phía hông sau
chùa Vĩnh Nghiêm (thuộc địa bàn phường 7, quận 3,
TP.HCM) đã bị biến
thành nơi chứa rác.
Những người thiếu ý
thức đã mang những
túi, bịch rác ra đây
để đổ trộm khiến cho
đoạn vỉa hè trên ngập
ngụa rác, nhếch nhác.
Không chỉ có rác
thải sinh hoạt, người
ta còn mang ra đây
vứt, đổ rất nhiều loại
rác như phế liệu xây
dựng, xà bần, chăn,
nệm, bàn ghế hỏng, bồn sứ vệ sinh cũ nát...
(ảnh 1, 2, 3).
Vỉa hè bị biến thành những bãi rác như thế không chỉ gây
ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị mà nó còn khiến cho khách
bộ hành không còn lối
để đi.
Rất mong chính
quyền nhanh chóng
cho giải tỏa rác bẩn để
trả lại sự thông thoáng,
sạch sẽ cho đoạn vỉa hè
nêu trên. Mặt khác, cơ
quan chức năng cũng
cần phải có các biện
pháp giám sát và xử lý
các trường hợp vi phạm
quy định vứt, xả rác bừa
bãi.
LÊ HỒNGANH
1
2
3
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook